Tận dụng công nghệ phát triển ngành da giày trong bối cảnh mới

Để có thể thực hiện được các mục tiêu của chiến lược tổng thể, các doanh nghiệp da giày Việt Nam buộc phải tuân theo các quy định của cuộc chơi.
Hỗ trợ doanh nghiệp ngành da giày nâng cao thị phần tại thị trường EU Ngành da giày đã tận dụng hiệu quả ưu đãi xuất xứ trong EVFTA

Theo Hiệp hội Da giày-Túi xách Việt Nam (LEFASO), xuất khẩu da giày Việt Nam đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 27 tỷ USD năm 2023, tăng khoảng 10% so với năm ngoái.

Tan dung cong nghe phat trien nganh da giay trong boi canh moi hinh anh 1
Sản xuất giày xuất khẩu sang thị trường EU tại Công ty TNHH Hóa dệt Hà Tây, xã Tân Lập, Đan Phượng, Hà Nội. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

Tuy nhiên, do tình hình chuyển biến xấu kéo dài, mục tiêu này khó có thể đạt được.

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới vẫn còn nhiều bất ổn, cùng với hàng loạt yêu cầu mới về môi trường, xã hội và quản trị của các thị trường lớn, càng đòi hỏi các doanh nghiệp da giày Việt Nam phải nhanh chóng chuyển đổi mình theo hướng phát triển bền vững.

Khó khăn bủa vây

Trong 5 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu của toàn ngành da giày Việt Nam tiếp tục gặp nhiều khó khăn do tình hình kinh tế thế giới vẫn bất ổn. Lạm phát tăng cao ở các nước châu Âu, Mỹ, tổng cầu giảm khiến các đơn hàng sụt giảm.

Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn đó vẫn có những điểm sáng, tạo kỳ vọng cho ngành da giày Việt Nam sớm phục hồi khi tình hình được cải thiện.

Theo số liệu của Hiệp hội Da giày-Túi xách Việt Nam (LEFASO), Tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành 5 tháng đầu năm 2023 chỉ đạt khoảng 10 tỷ USD, giảm 14,5% so với cùng kỳ. Trong khi đó, tổng kim ngạch xuất khẩu toàn quốc 5 tháng đầu năm cũng chỉ đạt khoảng 136,7 tỷ USD, giảm 11,6% so với cùng kỳ.

Ông Diệp Thành Kiệt, Phó Chủ tịch LEFASO đánh giá đây là lần sụt giảm lớn nhất đầu tiên của ngành, nhưng không quá bất ngờ.

Tiến sỹ Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế cao cấp cho biết, tình hình 5 tháng đầu năm nay khó khăn hơn rất nhiều so với những năm trước.

Lý giải ở góc độ vĩ mô, Tiến sỹ Nguyễn Minh Phong cho rằng, Việt Nam là nền kinh tế có độ mở cao, nên khi kinh tế thế giới tăng trưởng thấp, lạm phát tăng cao sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam.

Chính sách thắt chặt tiền tệ của các Ngân hàng Trung ương Mỹ và châu Âu - 2 thị trường xuất khẩu chính, chiếm 41% thị phần xuất khẩu của Việt Nam đã khiến tổng cầu giảm, kéo theo đơn hàng giảm.

Ở góc độ ngành, ông Diệp Thành Kiệt lý giải, sự sụt giảm trên có nguyên nhân xuất phát từ thách thức nội tại của ngành.

Chi phí lao động tăng hàng năm; việc thiếu hụt những loại nguyên liệu Việt Nam không thể sản xuất được, dù ngành da giày được đánh giá là đã chủ động được nguồn nguyên liệu và có tỷ lệ nội địa hóa khá cao.

Đồng thời, khả năng phát triển sản phẩm, ứng dụng công nghệ 4.0 vào tổ chức và quản lý sản xuất còn thấp. Việc nắm bắt và đáp ứng các yêu cầu mới ngày càng cao của thị trường về nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường, xã hội và quản trị (ESG) còn có mức độ.

Vào đầu tháng 10 tới, Liên minh châu Âu (EU), thị trường lớn của ngành da giày Việt Nam sẽ triển khai thí điểm Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM). Ngày 1/1/2026, CBAM sẽ có hiệu lực chính thức và vận hành hoàn toàn vào năm 2034.

Mặc dù trong giai đoạn chuyển tiếp, CBAM chỉ mới áp dụng đối với 6 loại hàng hóa nhập khẩu có nguy cơ ô nhiễm cao là sắt thép, ximăng, phân bón, nhôm, điện và hydro, nhưng khi có hiệu lực chính thức, cơ chế này sẽ đánh thuế carbon đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu vào EU dựa trên cường độ phát thải khí nhà kính trong quy trình sản xuất tại nước sở tại.

Ngành công nghiệp da giày sản xuất khoảng 25 tỷ đôi mỗi năm; trong đó có Việt Nam sẽ khó tránh khỏi bị ảnh hưởng.

Trong khi đó, những thách thức từ cuộc xung đột Nga-Ukraine vẫn còn kéo dài. Kinh tế toàn cầu vẫn bất ổn, giá cả tăng, tiêu dùng giảm. Xu hướng sản xuất dịch chuyển gần hơn đến nơi tiêu thụ khiến những nước xa như Việt Nam sẽ gặp khó khăn.

Thách thức cạnh tranh từ các nước có chi phí lao động thấp như Bangladesh, Myanmar, các nước châu Phi; trong đó, bài học từ sự cạnh tranh của Bangladesh đối với ngành dệt may Việt Nam cũng là lời cảnh báo cho ngành da giày Việt Nam.

Một thách thức khác là thuế tối thiểu toàn cầu (GMT). Theo đó, thuế suất tối thiểu 15% sẽ được áp dụng cho các công ty đa quốc gia có tổng doanh thu 750 triệu euro (khoảng 800 triệu USD) trong 2 năm của 4 năm liên tiếp gần nhất. Nếu công ty trả ít hơn 15% ở quốc gia đầu tư, thì công ty phải trả phần thiếu hụt ở quốc gia đặt trụ sở chính.

Theo ông Diệp Thành Kiệt, ngành da giày Việt Nam, các doanh nghiệp FDI chiếm đến gần 80% và có nhiều công ty đạt được mức doanh thu này.

Mặc dù hiện nay, thuế thu nhập doanh nghiệp phổ biến là 20%, nhưng thông qua các chính sách ưu đãi, các doanh nghiệp FDI được hưởng mức thuế trung bình khoảng 12,3%. Chênh lệch 2,7% so với thuế GMT. Một số doanh nghiệp FDI còn được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong một thời gian hoặc chỉ nộp sau khi làm ăn có lãi.

Do vậy, mặc dù mới chỉ có EU và Hàn Quốc thông qua việc áp dụng GMT, nhưng có thể thấy, đây sẽ là xu hướng khó đảo ngược khi nhiều quốc gia khác cũng đang tích cực rà soát để điều chỉnh luật và ngành da giày Việt Nam chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng.

Những thách thức trên buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải thay đổi, vì “nếu chúng ta không thay đổi, họ có thể ngưng đơn hàng và chuyển sang nơi khác,” ông Kiệt nhấn mạnh.

Kỳ vọng phục hồi

Mặc dù tình hình được dự báo vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng với nền tảng vĩ mô ổn định và đà phục hồi kinh tế ấn tượng của năm 2022, cùng một số tín hiệu mới vẫn là những điểm sáng kỳ vọng cho sự phục hồi của ngành da giày Việt Nam.

Tan dung cong nghe phat trien nganh da giay trong boi canh moi hinh anh 2
Một đại diện doanh nghiệp tìm hiểu thông tin nhà cung cấp hàng dệt may của Việt Nam. (Ảnh: Diệu Linh/TTXVN)

Theo ông Diệp Thành Kiệt, mặc dù tình hình còn nhiều khó khăn, nhưng nhìn lại năm 2022 - năm phục hồi sau đại dịch COVID-19, nhờ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) có hiệu lực, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của ngành sang thị trường châu Âu tăng từ 26,9% năm 2021 lên 28,5%.

Đồng quan điểm, ở góc độ chuyên gia kinh tế, Tiến sỹ Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế cao cấp cho biết, nhiều doanh nghiệp và nhiều chuyên gia Việt Nam cũng dự báo rằng nửa cuối năm, khả năng phục hồi các hợp đồng có thể đậm hơn, không quá tiêu cực như đầu năm.

Một số chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp đã có kết quả tốt, như chính sách hoãn giãn nợ, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi, phí và thuế, nới room tín dụng và khuyến khích các tổ chức tín dụng cải thiện mặt bằng lãi suất vay, nhanh chóng giải ngân cho các doanh nghiệp hội đủ các điều kiện hoặc vay và khả năng trả nợ.

Chủ tịch hội doanh nghiệp vùng Kansai Nhật Bản trong trao đổi với Tiến sỹ Nguyễn Minh Phong đã cho biết, Chính phủ Nhật Bản khi tư vấn cho các doanh nghiệp nước này đã khẳng định đầu tư ở Việt Nam có rủi ro bằng 0.

Vì Việt Nam ổn định về chính trị; ít thiên tai; người Việt Nam thông minh, khéo léo; môi trường kinh doanh thuận lợi với hàng loạt FTA được ký kết và Việt Nam cũng là điểm đến địa chính trị quan trọng cho việc kết nối với khu vực ASEAN.

Theo Tiến sỹ Phong, một tín hiệu đáng mừng nữa là dịch COVID-19 đã được kiểm soát hiệu quả. Trung Quốc đã hạ cấp quản lý bệnh này xuống nhóm B và khôi phục hoạt động đi lại. Mỹ cũng đã tuyên bố chấm dứt tình trạng khẩn cấp quốc gia.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong tháng 5 vừa qua cũng đã họp bàn chi tiết về việc gỡ bỏ tình trạng khẩn cấp COVID-19 trong năm 2023. Nhiều ý kiến chuyên gia y tế cho rằng đã đủ điều kiện để Việt Nam tuyên bố kết thúc dịch bệnh.

Ông Maxime Rogeon - Trưởng Bộ phận Da giày của công ty Decathlon Việt Nam cho biết Việt Nam hiện là một trong những nước đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu giày dép.

Việt Nam hiện đang có nhiều lợi thế do có thị trường lớn, mức thuế cạnh tranh và tự chủ được khoảng 50% nguyên liệu. Hầu như tất cả các nhà sản xuất lớn của thế giới đều có cơ sở sản xuất tại Việt Nam.

Hiện Tập đoàn Decathlon vẫn kỳ vọng và sẽ tiếp tục có những khoản đầu tư lớn, cũng như áp dụng những mô hình kinh doanh mới ở Việt Nam.

Ngành xuất khẩu chủ lực

Ngày 29/12/2022, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển ngành dệt may và da giày Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 (theo Quyết định số 1643/QĐ-TTg).

Tan dung cong nghe phat trien nganh da giay trong boi canh moi hinh anh 3
Công nhân làm việc trong xưởng sản xuất giày của Công ty Cổ phần Tập đoàn Gia Định. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)

Da giày được xác định là một trong các ngành xuất khẩu chủ lực của đất nước; có sản phẩm chất lượng, cạnh tranh trên thị trường thế giới, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước; giữ vững vị trí thứ 2 trong nhóm các quốc gia sản xuất và xuất khẩu sản phẩm da giày hàng đầu thế giới.

Mục tiêu đến năm 2030, tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép, túi xách đạt 38-40 tỷ USD. Đến năm 2035, ngành sẽ phát triển hiệu quả và bền vững theo mô hình kinh tế tuần hoàn; hoàn thiện chuỗi giá trị sản xuất trong nước; tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu; phát triển được một số thương hiệu tầm khu vực và thế giới.

Theo Tiến sỹ Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế cao cấp, với chiến lược tổng thể nói trên, Việt Nam cho thấy sẽ cương quyết giữ ngành da giày là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực hàng đầu thế giới.

Việt Nam sẽ làm mọi cách để giữ được sự cạnh tranh của ngành mình. Đây chính là cam kết của Chính phủ Việt Nam. Chính phủ Việt Nam sẽ từng từng bước xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách để triển khai thực hiện có hiệu quả chiến lược này. Các doanh nghiệp chính sẽ đóng góp cho việc hoàn thành chiến lược đó.

Theo ông Diệp Thành Kiệt, Phó Chủ tịch LEFASO, cùng với Chiến lược phát triển tổng thể ngành, các doanh nghiệp da giày, các nhà đầu tư cần quan tâm đến Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Nghị quyết số 81/2023/QH15 ngày 9/1/2023 của Quốc hội.

Nghị quyết này chia cả nước thành 6 vùng kinh tế-xã hội, nhưng trong đó, 4 vùng được xem là có lợi thế tốt cho ngành thời trang là vùng Đồng bằng sông Hồng gồm 11 tỉnh, thành phố; vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung gồm 14 tỉnh, thành phố; vùng Đông Nam Bộ gồm 6 tỉnh, thành phố và vùng Đồng bằng sông Cửu Long gồm 13 tỉnh, thành phố.

Hiện khoảng 65% năng lực sản xuất giày dép Việt Nam đang tập trung tại vùng Đông Nam Bộ; 16% tại vùng Đồng bằng sông Hồng; 15% tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long; 3% ở vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung; 1% ở vùng Miền núi phía Bắc; trong đó, vùng Đông Nam Bộ và vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang có xu hướng giảm năng lực sản xuất. Các vùng Bắc Trung bộ, Duyên hải miền Trung và vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang có chiều hướng tăng lên.

Do vậy, các doanh nghiệp, các nhà đầu tư nếu muốn mở rộng sản xuất, nên quan tâm đến các xu hướng này, nếu không sẽ không dễ kiếm được lao động.

Theo ông Diệp Thành Kiệt, trên cơ sở phân tích và dự báo tình hình, LEFASO đã xây dựng kịch bản xuất khẩu cho năm 2023. Theo đó, nếu tình hình hình chuyển biến tốt, sản xuất phục hồi từ quý 3, kim ngạch xuất khẩu năm 2023 dự kiến đạt 25,8 tỷ USD, giảm 7,5% so với năm ngoái.

Với kịch bản trung bình, đến quý 4 năm 2023 sản xuất mới được phục hồi, kim ngạch xuất khẩu năm nay dự kiến đạt 25 tỷ USD, giảm 10,5% so với năm 2022. Với kịch bản xấu, đến quý 4 năm nay, sản xuất vẫn chưa phục hồi, kim ngạch xuất khẩu dự kiến chỉ đạt 24,4 tỷ USD, giảm 14,5% so với năm 2022.

Tuân theo quy định

Phó Chủ tịch LEFASO Kiệt, ông Diệp Thành Kiệt cho biết, trong lĩnh vực thời trang, các thị trường lớn và các thương hiệu lớn là người dẫn dắt cuộc chơi.

Tan dung cong nghe phat trien nganh da giay trong boi canh moi hinh anh 4
(Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

Do vậy, để có thể thực hiện được các mục tiêu của chiến lược tổng thể, giữ vững được vị trí xuất khẩu cao, các doanh nghiệp da giày Việt Nam buộc phải tuân theo các quy định của cuộc chơi.

Theo đó, các doanh nghiệp cần tập trung vào các tiêu chuẩn của yêu cầu phát triển bền vững. Các FTAs sẽ không có ý nghĩa nếu các doanh nghiệp không đáp ứng các yêu cầu về phát triển bền vững của thị trường.

Việt Nam có thể xuất khẩu cao vào châu Âu nhờ Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu-Việt Nam (EVFTA), nhưng khi cơ chế điều chỉnh biên giới carbon của EU (CBAM) có hiệu lực, nếu không thỏa mãn tiêu chí của CBAM, dù có EVFTA, các doanh nghiệp Việt Nam cũng không thể xuất khẩu vào châu Âu.

Đồng thời, doanh nghiệp phải phát triển được năng lực tự thiết kế; giá thành sản xuất phải có chi phí thấp nhất. Về phía nhà nước cần ban hành sớm các chính sách khuyến khích nội địa hóa nguyên liệu, khuyến khích thực hiện các yêu cầu về phát triển bền vững.

Ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (HUBA) trong buổi công bố chương trình xét chọn và trao danh hiệu Doanh nghiệp xanh năm 2023 khẳng định, một số doanh nghiệp sau khi tuân thủ quy trình sản xuất xanh đang gặt hái thành công khi quá tải đơn hàng. Phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là hướng đi bắt buộc và sống còn không chỉ riêng doanh nghiệp mà cho cả nền kinh tế của quốc gia.

Thông điệp từ chương trình đánh giá, công bố doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam năm 2023 sáng 31/5 vừa qua cũng đã nhấn mạnh, phát triển bền vững không phải là chi phí, là gánh nặng, mà chính là đầu tư và cơ hội cho doanh nghiệp.

Theo Tiến sỹ Nguyễn Minh Phong, Chính phủ Việt Nam hiện rất cầu thị trong việc lắng nghe và ban hành các chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp.

Tuy nhiên, để các chính sách có thể đáp ứng đúng yêu cầu thực tiễn, các doanh nghiệp cần phát huy vai trò của các hiệp hội đại diện của mình để truyền tải kiến nghị lên Trung ương, Chính phủ một cách cụ thể, rõ ràng và đầy đủ nhất.

Khi đó, các chính sách ban hành mới có thể tháo gỡ được điểm nghẽn, điểm khó khăn của các doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu phát triển.

Liên quan đến sàn giao dịch tín chỉ carbon trong nước, Tiến sỹ Nguyễn Minh Phong cho hay, theo lộ trình, sàn sẽ vận hành thí điểm từ năm 2025 và vận hành chính thức trong năm 2028 để phù hợp với các cam kết quốc tế.

Các doanh nghiệp, các ngành, lĩnh vực hoàn toàn có đủ thời gian tìm hiểu và chuẩn bị để tham gia thị trường này. Thị trường này được hứa hẹn sẽ tạo động lực cho doanh nghiệp hướng đến sản xuất xanh, phát thải thấp.

Doanh nghiệp có tiềm năng giảm phát thải lớn với chi phí thấp có thể lập tức đầu tư chuyển đổi công nghệ giảm phát thải, từ đó có thể tăng thêm nguồn thu từ việc bán hạn ngạch dư thừa.

Ông Maxime Rogeon, Trưởng Bộ phận Da giày của công ty Decathlon Việt Nam cho rằng, mặc dù Việt Nam hiện hiện đang có nhiều lợi thế như: Hầu như tất cả các nhà sản xuất lớn của thế giới đều có cơ sở sản xuất tại Việt Nam; thị trường lớn nhờ các FTA; tự chủ được khoảng 50% nguyên liệu.

Tuy nhiên, với nhiều đối thủ cạnh tranh như Indonesia, hiện đang có mức thuế nhập khẩu vào Mỹ tốt hơn Việt Nam, Việt Nam cần phải có những giải pháp về logistics xanh, giải pháp về nguồn cung ứng và vận chuyển nhanh hơn nữa.

Ngành da giày Việt Nam cần phải có cuộc Cách mạng lần thứ tư thật sự; cần có chính sách khuyến khích ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất.

Việt Nam cũng cần cơ cấu lại ngành sản xuất giày dép. Hiện có nhiều quy trình sản xuất, mô hình kinh doanh bền vững giúp tiết kiệm nhiều hơn mà Việt Nam có thể áp dụng. Việt Nam cũng cần sáng tạo các mô hình kinh doanh mới.

Tư vấn ở góc độ chuyển đổi số, Tiến sỹ Lê Hùng Cường, Giám đốc kỹ thuật số công ty FPT Digital, trực thuộc Tập đoàn FPT khuyến nghị, các doanh nghiệp da giày cần tính toán xây dựng hoặc tham gia vào các nền tảng hệ sinh thái chia sẻ, qua đó sẽ tận dụng được lợi thế về công nghệ nguồn dữ liệu lớn.

Quá trình chuyển đổi số cần đảm bảo an ninh, an toàn dữ liệu, đảm bảo an toàn mạng. Việc bảo mật dữ liệu không chỉ là bảo mật dữ liệu của công ty mà cả thông tin dữ liệu khách hàng. Các doanh nghiệp cần quan tâm tối ưu hóa trải nghiệm và tương tác khách hàng đối với toàn bộ các khâu của quá trình kinh doanh./.

www.vietnamplus.vn

Tin mới cập nhật

Ngành dệt may Việt Nam khởi sắc trở lại trong năm 2024?

Ngành dệt may Việt Nam khởi sắc trở lại trong năm 2024?

Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong quý I/2024 đón nhận tín hiệu khởi sắc, trái ngược với tình trạng tồn hàng như năm ngoái.
Cơ hội nào cho các sản phẩm vùng trung du và miền núi phía Bắc vươn xa hơn trên thế giới?

Cơ hội nào cho các sản phẩm vùng trung du và miền núi phía Bắc vươn xa hơn trên thế giới?

Dù kinh tế thế giới và khu vực năm 2024 diễn biến khó lường, song các sản phẩm vùng trung du và miền núi phía Bắc vẫn giữ được thị phần, đạt kết quả đáng mừng.
Xuất khẩu sữa của Ireland sang Việt Nam đạt hơn 19,6 triệu Euro

Xuất khẩu sữa của Ireland sang Việt Nam đạt hơn 19,6 triệu Euro

Ủy Ban Thực phẩm Ireland (Bord Bia) cho biết, xuất khẩu sữa trực tiếp từ Ireland sang Việt Nam trong năm 2023 lên tới 3.534 tấn mét, đạt hơn 19,6 triệu Euro.
Kim ngạch xuất khẩu cao nhất lịch sử, gạo Việt đang "phủ sóng" những quốc gia nào?

Kim ngạch xuất khẩu cao nhất lịch sử, gạo Việt đang "phủ sóng" những quốc gia nào?

Những quốc gia, thị trường nào đang yêu thích, ưa chuộng hạt gạo Việt nhất, thông tin không phải ai cũng biết.
Gạo Việt đón tin vui từ đầu năm, giá trị xuất khẩu nhảy vọt, tăng tới 95%

Gạo Việt đón tin vui từ đầu năm, giá trị xuất khẩu nhảy vọt, tăng tới 95%

Bộ Công Thương ước tính, hết tháng 1/2024, gạo Việt Nam đã được xuất khẩu sang 27 thị trường với tổng trị giá 362 triệu USD, tăng tới 95% so với cùng kỳ 2022.
Yếu tố nào giúp xuất khẩu tăng trưởng mạnh trong tháng 1/2024?

Yếu tố nào giúp xuất khẩu tăng trưởng mạnh trong tháng 1/2024?

Sang năm 2024, xuất khẩu nước ta cho thấy tín hiệu phục hồi mạnh mẽ ngay từ tháng 1, khi tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng gấp rưỡi so với cùng kỳ năm ngoái
Placod - Xuất khẩu hàng nông sản qua thương mại điện tử

Placod - Xuất khẩu hàng nông sản qua thương mại điện tử

Xuất khẩu trong thời gian qua tiếp tục là một trong những điểm sáng trong phát triển kinh tế, trong đó, xuất khẩu nông sản ghi nhận nhiều kết quả tích cực.
Năm 2024, ngành rau quả nỗ lực tận dụng cơ hội, tăng kim ngạch xuất khẩu

Năm 2024, ngành rau quả nỗ lực tận dụng cơ hội, tăng kim ngạch xuất khẩu

Năm 2023 xuất khẩu rau quả đạt con số kỷ lục. Năm 2024, ngành mong muốn được trợ sức hơn nữa để tận dụng cơ hội mở rộng thị trường, tăng kim ngạch.
Lạng Sơn dự chi gần 8.000 tỷ đồng xây dựng cửa khẩu thông minh

Lạng Sơn dự chi gần 8.000 tỷ đồng xây dựng cửa khẩu thông minh

Theo dự kiến, tổng kinh phí thực hiện cửa khẩu thông minh kết nối Lạng Sơn với Trung Quốc là 7.966 tỷ đồng. Trong đó, kinh phí xã hội hóa là 6.630 tỷ đồng.
Năm 2024, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng gì vào thị trường Mỹ?

Năm 2024, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng gì vào thị trường Mỹ?

Năm 2024 thị trường Mỹ được kỳ vọng khởi sắc hơn, tạo sự chuyển biến tốt cho xuất khẩu, tuy nhiên doanh nghiệp dệt may được khuyến cáo cần cơ cấu lại sản phẩm.

Tin khác

Đáp ứng quy định quốc tế về xuất khẩu nông sản

Đáp ứng quy định quốc tế về xuất khẩu nông sản

Xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản đặt ra thách thức trong tuân thủ cam kết bắt buộc áp dụng cùng các quy định về biện pháp kiểm dịch động thực vật.
Khách Mỹ thích mê, một mặt hàng xuất siêu 10 tỷ USD

Khách Mỹ thích mê, một mặt hàng xuất siêu 10 tỷ USD

Xuất siêu ngành hàng này đạt tới 10,13 tỷ USD chỉ trong 11 tháng năm 2023. Đây cũng là ngành hàng xuất siêu nhiều nhất ngành nông nghiệp.
Nhập khẩu thép Việt Nam tăng mạnh trong tháng 11

Nhập khẩu thép Việt Nam tăng mạnh trong tháng 11

Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu và nhập khẩu thép tiếp tục tăng trưởng ở mức hai con số so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu kỳ vọng bứt phá

Xuất khẩu kỳ vọng bứt phá

Chỉ còn hơn 2 tuần nữa là bước sang năm mới 2024, tại các nhà xưởng, công ty xuất khẩu đang gấp rút triển khai để hoàn tất những đơn hàng cuối năm.
Xuất khẩu tôm dự kiến đạt 3,4 tỷ USD

Xuất khẩu tôm dự kiến đạt 3,4 tỷ USD

VASEP dự báo xuất khẩu tôm năm 2023 dự kiến sẽ đạt khoảng 3,4 tỷ USD, thấp hơn 21% so với năm 2022.
3 sản phẩm mới được phép xuất khẩu qua cầu Bắc Luân II, Móng Cái

3 sản phẩm mới được phép xuất khẩu qua cầu Bắc Luân II, Móng Cái

Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã phê duyệt cho 3 sản phẩm trên nhập khẩu tại cửa khẩu đường bộ Đông Hưng (khu vực cầu Bắc Luân II).
Thay đổi cách tiếp cận để khai thác hiệu quả hơn thị trường Trung Quốc

Thay đổi cách tiếp cận để khai thác hiệu quả hơn thị trường Trung Quốc

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu quan trọng và còn nhiều tiềm năng của nông sản Việt Nam.
Hoà Bình xuất khẩu 48 tấn bưởi Diễn đầu tiên sang thị trường Hoa Kỳ

Hoà Bình xuất khẩu 48 tấn bưởi Diễn đầu tiên sang thị trường Hoa Kỳ

Ngày 5/12, tại huyện Lương Sơn (Hòa Bình) tổ chức xuất khẩu chuyến bưởi Diễn đầu tiên với số lượng 48 tấn sang thị trường Hoa Kỳ.
Khai thác tiềm năng xuất khẩu sang thị trường Á-Âu

Khai thác tiềm năng xuất khẩu sang thị trường Á-Âu

Khu vực Á-Âu (Eurasia) gồm 28 nước, trải dài từ Đông Âu sang Trung Á, vốn là thị trường xuất khẩu truyền thống của Việt Nam trước đây.
Lợn gà trong nước ê hề vẫn chi 1,15 tỷ USD nhập khẩu thịt

Lợn gà trong nước ê hề vẫn chi 1,15 tỷ USD nhập khẩu thịt

Sản lượng thịt lợn và thịt gà… trong nước đều tăng so với cùng kỳ năm trước, song Việt Nam vẫn chi ra 1,15 tỷ USD để nhập khẩu thịt trong 10 tháng qua.
Xem thêm

Đọc nhiều

Giá tiêu hôm nay 3/5/2024:  Đồng loạt tăng mạnh 1.500 đồng/kg, Đắk Lắk và Bình Phước lên đỉnh 100.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 3/5/2024: Đồng loạt tăng mạnh 1.500 đồng/kg, Đắk Lắk và Bình Phước lên đỉnh 100.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 3/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 3/5 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 4/5/2024: Tiếp đà tăng sốc, Đắk Lắk chinh phục mức giá kỷ lục 101.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 4/5/2024: Tiếp đà tăng sốc, Đắk Lắk chinh phục mức giá kỷ lục 101.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 4/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 4/5 thế nào?
Xuất hiện nhiều “điểm nóng” an ninh trật tự tại các chung cư ở Hà Nội

Xuất hiện nhiều “điểm nóng” an ninh trật tự tại các chung cư ở Hà Nội

Thời gian qua, tại một số chung cư ở Hà Nội đã phát sinh “điểm nóng” về an ninh, trật tự.
Giá xăng dầu hôm nay ngày 2/5/2024: Dầu thế giới chạm đáy, trong nước chiều nay ra sao?

Giá xăng dầu hôm nay ngày 2/5/2024: Dầu thế giới chạm đáy, trong nước chiều nay ra sao?

Giá xăng dầu hôm nay ngày 2/5/2024, giá dầu thế giới tiếp tục giảm mạnh hơn 3% với dầu WTI giảm 3,58%, dầu Brent giảm 3,19%, xuống mức thấp nhất trong 7 tuần.
Giá tiêu hôm nay 1/5/2024: Tăng thêm 500 đồng/kg, Đắk Lắk chạm đỉnh 98.500 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 1/5/2024: Tăng thêm 500 đồng/kg, Đắk Lắk chạm đỉnh 98.500 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 1/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 1/5 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 2/5/2024: Đồng loạt chững lại, cao nhất 98.500 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 2/5/2024: Đồng loạt chững lại, cao nhất 98.500 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 2/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 2/5 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 30/4/2024: Ngày thứ 2 liên tiếp đứng giá, cao nhất 98.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 30/4/2024: Ngày thứ 2 liên tiếp đứng giá, cao nhất 98.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 30/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 30/4 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 4/5/2024: Giá dầu thế giới giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong 3 tháng

Giá xăng dầu hôm nay ngày 4/5/2024: Giá dầu thế giới giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong 3 tháng

Giá xăng dầu hôm nay ngày 4/5/2024, giá dầu thế giới đồng loạt giảm mạnh, ghi nhận mức thấp nhất trong 3 tháng qua với dầu WTI giảm 1,06%, dầu Brent giảm 0,98%.
Giá vàng chiều nay 1/5/2024: Vàng thế giới tiếp đà “rơi thẳng đứng”

Giá vàng chiều nay 1/5/2024: Vàng thế giới tiếp đà “rơi thẳng đứng”

Giá vàng chiều nay 1/5/2024: Vàng SJC giảm ở một vài thương hiệu, vàng thế giới rơi mạnh trong bối cảnh lãi suất trái phiếu Mỹ và đồng Đô la Mỹ tăng vọt dữ dội
Giá tiêu hôm nay 29/4/2024: Tiếp tục đi ngang, dao động từ 97.000 - 98.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 29/4/2024: Tiếp tục đi ngang, dao động từ 97.000 - 98.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 29/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 29/4 thế nào?
Phiên bản di động