Tâm thư của Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai gửi Thống đốc Ngân hàng nhà nước đề cập gì?
Nông nghiệp - nông thôn 28/03/2023 16:09 Theo dõi Congthuong.vn trên
Nhu cầu và sức mua thấp, giá heo hơi giảm 40-45% Giá heo hơi hôm nay 28/3: Tăng – giảm 1.000 đồng/kg |
Ngày 28/3, ông Nguyễn Trí Công – Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai đã gửi tâm thư đến Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
![]() |
Giá bán heo thấp dưới giá thành, bệnh dịch tả heo châu Phi đã và đang bào mòn sức sản xuất của người chăn nuôi |
Ông Nguyễn Trí Công – Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai - cho biết, cách đây 10 năm, chúng ta có 10 triệu hộ chăn nuôi, cách đây 3 năm là 4 triệu hộ chăn nuôi thì nay chỉ còn không tới 2 triệu hộ.
Nguyên nhân do ngành chăn nuôi có sự tham gia của các công ty chăn nuôi, trong đó có nhiều công ty FDI, ngoài việc các công ty này đóng góp tích cực cho sự phát triển cho ngành chăn nuôi nhưng cũng tạo sức ép cho các nông hộ. Đến nay, sau dịch Covid-19, giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng, giá heo hơi thấp dưới giá thành, bệnh dịch tả heo châu Phi đã bào mòn sức sản xuất của người chăn nuôi.
Các công ty, trang trại trong nước, nông hộ ngoài việc gồng mình chịu đựng tình hình chung còn gặp áp lực cạnh tranh cực lớn từ các công ty FDI với nhiều thế mạnh từ nguồn vốn dồi dào và là 1 ông chủ trên toàn chuỗi giá trị.
Gần như công ty, trang trại, hay hộ nông dân ít nhiều đều có vay vốn từ các ngân hàng thương mại. Và chịu quy luật của thị trường. Lời ăn và lỗ thì cầm sổ đỏ. “Lúc này, chúng tôi gần như không thể tiếp cận ngân hàng, nhiều lúc, nhìn đàn vật nuôi đói phải vay mượn nóng mua cám làm khó khăn càng chồng chất”, ông Nguyễn Trí Công nhấn mạnh.
Người chăn nuôi sản xuất ra thực phẩm thiết yếu (thịt, trứng) nhưng luôn gặp rủi ro lớn về dịch bệnh. Khó khăn hơn 1 năm qua của người chăn nuôi là giá cám quá cao nhưng giá đầu ra lại thấp, dưới giá thành khiến người chăn nuôi kiệt quệ. Trong khi lúa gạo có chính sách tạm trữ - chính sách giá sàn thì những người chăn nuôi, dù cũng sản xuất mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu lại không được hưởng chính sách này.
Với giá thức ăn chăn nuôi tăng quá cao và giá bán sản phẩm quá thấp kéo dài một thời gian đã làm người chăn nuôi kiệt quệ, trong khi đây là ngành nghề và công việc của gia đình bao nhiêu năm qua.
Để cứu nguy khẩn cấp cho ngành chăn nuôi, trong bức tâm thư gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, với vai trò của chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai, ông Nguyễn Trí Công đề nghị, Ngân hành Nhà nước gia hạn nợ gốc, giảm 1 phần lãi suất như chính sách hỗ giai đoạn Covid-19 cho ngành chăn nuôi bởi hiện pháp lý đã có sẵn, chỉ cần gia hạn thời gian áp dụng, các ngân hàng có thể triển khai ngay để hỗ trợ.
Thứ hai, với mảng nông nghiệp, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là bà đỡ. Ngoài ra, còn một số ngân hàng thương mại cũng có các gói vay đặc thù dành riêng cho lĩnh vực đầu tư trang trại chăn nuôi như Vietcombank, HDBank, VPBank…… Hiệp hội đề nghị hội sở các ngân hàng này tiếp tục gia hạn các gói tín dụng cho các chi nhánh, để triển khai đến các vùng chăn nuôi trọng điểm, điều này là rất cần thiết. Vì trang trại đang hoạt động, nếu đứt nguồn vốn sẽ có thể phá sản ngay.
Thứ ba, quá trình thẩm định khách hàng là các doanh nghiệp chăn nuôi, nên có sự tiếp xúc với Hiệp hội để đánh giá tiềm lực khách hàng; có những doanh nghiệp tốt có thể đứng ra bảo lãnh ngân hàng cho vay vốn cho cả chuỗi liên kết từ nông hộ, HTX, đại lý thức ăn,.. để tăng quy mô làm ăn.
Thứ tư, hiện nay các ngân hàng địa phương đều đang tích cực giải ngân gói vay hỗ trợ 2% lãi suất từ ngân sách theo Nghị định 31/2022 của Chính phủ và Thông tư 03/2022 của Ngân hàng Nhà nước, trong số các lĩnh vực được hỗ trợ có lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, chế biến. Nhưng qua khảo sát sơ bộ thực tế chưa thấy doanh nghiệp, trang trại nào được hưởng gói lãi vay này, chúng tôi mong muốn sớm được kết nối làm việc với cơ quan chức năng, ngân hàng để được tham gia gói hỗ trợ.
Hiện, ngành chăn nuôi hiện nay đang rơi dần vào tay các doanh nghiệp FDI vốn nhiều. Nhưng khi thị trường không còn những nông hộ thì sẽ như thế nào? Liệu họ có đẩy giá lên để kiếm lời nhanh hay giữ giá bình ổn như mong muốn của chúng ta trong việc kiểm soát giá các mặt hàng bình ổn?
Chăn nuôi nông hộ là kế mưu sinh của hàng triệu hộ nông dân. Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai kỳ vọng nhận được sự lắng nghe từ Chính phủ và quyết sách từ Ngân hàng Nhà nước cho người chăn nuôi, để hàng triệu nông hộ sẽ có thêm động lực cùng chung tay sản xuất, vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Hiệu quả từ mô hình sinh kế dựa vào mùa lũ ở Đồng Tháp

Quảng Nam: Các xã miền núi “ngại” phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới

Thiếu khung pháp lý cho bất động sản du lịch nông nghiệp

Xây dựng nông thôn mới, Quảng Nam gặp khó khăn gì?

Sử dụng phân bón NPK Phú Mỹ cho cánh đồng mẫu lớn đạt năng suất cao
Tin cùng chuyên mục

Du lịch nông nghiệp, mở ra hướng mới cho tiêu thụ sản phẩm vùng nông thôn

Hà Nội: Đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút đầu tư xây dựng chợ

Du lịch nông nghiệp: Rất cần chính sách cho các mô hình thí điểm

Phân bón công nghệ nâng hiệu quả mùa lúa An Giang

Sử dụng phân bón khoa học để hồi sinh ‘vương quốc quýt hồng’

Đề xuất chuyển đổi đất lúa, Bộ Nông nghiệp đề nghị tỉnh Hưng Yên giải trình

6 địa phương ký kết chống khai thác bất hợp pháp thủy sản

Rất ít hợp tác xã thành lập doanh nghiệp, góp vốn, mua cổ phần

Lào Cai: Vì sao nhiều xã khu vực II, III không muốn hoàn thành nông thôn mới?

Sắp diễn ra Bàn tròn xúc tiến đầu tư bất động sản, du lịch nông nghiệp Việt Nam

Hà Nội: Gỡ nút thắt về nguồn vốn trong đầu tư xây dựng chợ dân sinh

Phân bón Văn Điển - Giải pháp hữu hiệu cải tạo đất chua, trũng

Quảng Trị: Thúc đẩy chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới

Tăng kiểm soát, chặn gia cầm nhập lậu qua biên giới

Xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Quảng Ninh vướng gì?

Phát động giải báo chí toàn quốc viết về nông nghiệp, nông dân nông thôn 2023

Diễn đàn kết nối đầu tư, phát triển hệ sinh thái nông nghiệp công nghệ cao tại Tây Ninh

Nguy cơ cháy rừng rất cao, Bộ Nông nghiệp ra công điện khẩn

Khai mạc Hội nghị toàn cầu lần thứ 4: Hệ thống lương thực thực phẩm bền vững
