Chuyển đổi số: Hướng đi tất yếu để doanh nghiệp hội nhập Ngành Công an hưởng ứng ngày Chuyển đổi số tạo thuận lợi cho người dân |
Ngày 10/10/2022, hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia 2022 (10/10), Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Khánh Hòa và Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) thông qua Dự án LinkSME tổ chức Khóa đào tạo tập huấn: Tầm nhìn và hướng dẫn triển khai chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Khánh Hòa.
Khóa tập huấn đã thu hút hơn 200 doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa |
Khóa tập huấn đã thu hút hơn 200 doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, trong đó hầu hết là những doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành du lịch, dịch vụ và ngành nông nghiệp. Đa số các doanh nghiệp tham gia tập huấn cho biết, dù đã nhận thức về vai trò cần thiết, những lợi ích mà chuyển đổi số có thể đem lại, nhưng việc áp dụng, triển khai trong thực tế thì còn nhiều khó khăn, chưa biết phải chuẩn bị những gì và chưa biết bắt đầu từ đâu.
Ông Nguyễn Văn Hiền - Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông cho biết: Trên thực tế, tỉnh khánh Hòa đã ban hành Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 19/10/2021 của Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Khánh Hoà giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030; UBND tỉnh Khánh Hòa ban hành Quyết định số 909/QĐ-UBND ngày 04/4/2022 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch chuyển đổi số tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030.
"Với mục tiêu đến năm 2025, Khánh Hòa nằm trong nhóm 25 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đứng đầu về chuyển đổi số. Để đạt được mục tiêu trên thì thúc đẩy chuyển đổi số trong doanh nghiệp sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong các kế hoạch và chương trình hành động của tỉnh Khánh Hòa" - ông Nguyễn Văn Hiền thông tin.
Theo bà Trịnh Thị Hương - Phó Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư): Hiện nay, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, định hướng chỉ đạo về việc khuyến khích hỗ trợ doanh nghiệp khai thác tối đa các cơ hội, lợi thế của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, kinh tế số, chuyển đổi số, nhằm thúc đẩy đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, hướng tới tăng trưởng nhanh và bền vững.
“Có thể dễ dàng nhận thấy, một tỷ trọng không nhỏ các doanh nghiệp đã ứng dụng các phần mềm, giải pháp vào hoạt động bán hàng, quản lý khách hàng, kênh phân phối hay các nghiệp vụ quản trị. Các doanh nghiệp đã có nhận thức khá tốt về sự cần thiết phải chuyển đổi số, kết quả mà chuyển đổi số mang lại và bước đầu thực hiện chuyển đổi số tại doanh nghiệp của mình, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung” – bà Trịnh Thị Hương nhấn mạnh.
Để hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ động ban hành Chương trình Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025 |
Tại sự kiện, các đại biểu cũng chỉ ra những lợi ích của chuyển đổi số, coi đây là một cách thức hữu hiệu để giúp doanh nghiệp đổi mới, thích ứng với tình hình mới, tạo sự liên thông, kết nối giữa các bộ phận trong doanh nghiệp; tăng cường tính minh bạch và hiệu quả trong hệ thống quản trị doanh nghiệp; tối ưu hoá năng suất lao động, giảm chi phí, từ đó giúp tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Lợi ích thì như vậy, song chuyển đổi số như thế để cho hiệu quả, phù hợp với doanh nghiệp lại là một bài toán khó. Không thể ngay lập tức từ cấp độ sản xuất thô sơ mà lên thẳng thông minh hoá. Việc ứng dụng một phần hay toàn bộ công nghệ số trong doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào đặc thù, năng lực, nguồn lực, mục tiêu, tầm nhìn của từng doanh nghiệp.
Chia sẻ về cơ hội thúc đẩy chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản, chuyên gia của Công ty TNHH Grab cho biết: Doanh nghiệp và người nông dân cần áp dụng chuyển đổi số để việc trồng trọt và kinh doanh song hành với quá trình liên kết tiêu thụ nông sản, tránh việc “được mùa, mất giá”.
Trong khi đó, chuyên gia đến từ Công ty Cổ phần Công nghệ du lịch Gotadi cũng đã chia sẻ về kinh nghiệm chuyển đổi số trong ngành du lịch, dịch vụ và nhấn mạnh rằng, ngành du lịch cần phải đón đầu công nghệ để phát triển trong thời gian tới.
Nhận thấy sự cần thiết của chuyển đổi số với cộng đồng doanh nghiệp trong việc tận dụng cơ hội và nâng cao năng lực cạnh tranh, để hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ động ban hành Chương trình Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025. Chương trình được thiết kế với 4 mục tiêu chính, bao gồm: Chuyển đổi nhận thức, tầm nhìn, chiến lược của doanh nghiệp; Hỗ trợ số hóa các hoạt động kinh doanh; Hỗ trợ số hóa quy trình quản trị, quy trình công nghệ, sản xuất; Hỗ trợ chuyển đổi số toàn diện để tạo ra sản phẩm, dịch vụ, mô hình mới cho doanh nghiệp.
Sau gần 2 năm thực hiện, Chương trình đã đạt được một số kết quả tích cực. Trong đó, nổi bật là Chương trình đã phối hợp các địa phương, hiệp hội tổ chức 31 hoạt động nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, đào tạo trực tiếp cho khoảng 6.500 doanh nghiệp tại 15 tỉnh, thành phố như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Ninh Thuận, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Hải Phòng… Đồng thời, đã thiết lập được mạng lưới hơn 100 chuyên gia về chuyển đổi số, tổ chức đào tạo để nâng cao chất lượng hệ sinh thái về hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số.
Chương trình Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tập trung vào 4 mục tiêu chính, bao gồm: Thứ nhất, chuyển đổi nhận thức, tầm nhìn, chiến lược của doanh nghiệp; Thứ hai, hỗ trợ số hóa các hoạt động kinh doanh; Thứ ba, hỗ trợ số hóa quy trình quản trị, quy trình công nghệ, sản xuất; Thứ tư, hỗ trợ chuyển đổi số toàn diện để tạo ra sản phẩm, dịch vụ, mô hình mới cho doanh nghiệp. |