Tam Dương - Vĩnh Phúc: Thành công từ đột phá trên vùng đất thuần nông

Từ một huyện thuần nông thuộc địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, Tam Dương đã bứt phá, chuyển động mạnh mẽ với khát vọng trở thành huyện công nghiệp vào năm 2030.
Tam Đảo - Vĩnh Phúc: Nơi gặp gỡ, giao thoa của đất trời Vĩnh Phúc: Phấn đấu tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt từ 93% dân số trở lên trong năm 2022

Sản xuất công nghiệp dẫn dắt tăng trưởng

Đồng chí Phùng Mạnh Thắng, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Tam Dương cho biết, sau gần 25 năm thành lập lại, huyện Tam Dương có những bước tiến ngoạn mục, đạt được nhiều thành tựu quan trọng, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, đưa Tam Dương vững bước đi lên trong tâm thế mới.

Năm 2022, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất đạt 8,7% (vượt 1,7%); cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp - xây dựng đạt 57% (tăng hơn 4%); thương mại - dịch vụ đạt 21%; có 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao… Điểm mới và trọng tâm nhất là Tam Dương hoạch định phát triển công nghiệp là động lực, nền tảng để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.

Tam Dương - Vĩnh Phúc: Thành công từ đột phá trên vùng đất thuần nông
Lãnh đạo huyện Tam Dương báo cáo về quy hoạch, mục tiêu phát triển thời gian tới

Từ sau Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXX (nhiệm kỳ 2020 - 2025) đến nay, Đảng bộ, chính quyền huyện Tam Dương dồn sức tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ xây dựng, hoàn thiện các công trình hạ tầng do tỉnh và huyện đầu tư; tạo điều kiện thuận lợi nhằm hợp tác, kết nối giữa huyện với các địa phương trong tỉnh. Đặc biệt là chủ trương xây dựng và phát triển các khu công nghiệp (KCN) và cụm công nghiệp (CCN) đã và đang được triển khai tích cực, hiệu quả.

Đến nay, Tam Dương được quy hoạch 4 KCN với tổng diện tích đất là 552 ha, gồm: Tam Dương I, khu vực 2, với quy mô 163 ha; Tam Dương I, khu vực 3, với quy mô 176 ha; Tam Dương II, khu A, với quy mô 135 ha; Tam Dương II, khu B2, với quy mô 78 ha. Tất cả các KCN nêu trên đã và đang được khẩn trương xúc tiến với tinh thần cải tiến mạnh mẽ, đồng bộ, thông suốt thủ tục xây dựng, phát triển các hạng mục nhanh nhất, bảo đảm đúng tiến độ và hiệu quả đầu tư.

Cùng với đó, huyện đã điều chỉnh, bổ sung phương án phát triển định hướng tới năm 2030 đối với 2 CCN, gồm: CCN Hợp Thịnh với quy mô 47 ha; CCN Hoàng Lâu với quy mô 50 ha, hiện đã được thành lập và giao chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng, đang tiến hành lập dự án. Bộ Công Thương đồng ý chủ trương quy hoạch 2 CCN là: CCN Duy Phiên với quy mô 75 ha; CCN Hướng Đạo với quy mô 46 ha. Ngoài ra, có 3 CCN đang được huyện đề xuất quy hoạch, với tổng diện tích là 408 ha, gồm: Vân Hội, Hoàng Đan 1, Hoàng Đan 2.

Để khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn, lãnh đạo huyện Tam Dương cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận về đất đai, cơ chế, chính sách; quyết liệt chỉ đạo cải cách thủ tục hành chính, nâng cao phẩm chất, đạo đức công vụ, nhất là với đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp làm việc với doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Có thể khẳng định, điểm nổi bật trong thời gian qua của huyện Tam Dương là từng bước chuyển đổi từ chính quyền quản lý sang chính quyền vừa quản lý, vừa phục vụ với mục tiêu sẵn sàng hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp, nhất là thủ tục hành chính nhanh gọn, linh hoạt. Chính vì vậy, những năm gần đây, huyện Tam Dương thu hút được nhiều doanh nghiệp đến tìm hiểu, hợp tác đầu tư. Hiện nay, trên địa bàn huyện có trên 300 doanh nghiệp đang hoạt động trên các lĩnh vực, góp phần nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp của huyện lên hơn 19%/năm. Trong đó, có một số dự án của các nhà đầu tư đã và đang hoạt động sản xuất tại các KCN, góp phần tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đóng góp cho ngân sách nhà nước.

Hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung

Cùng với ưu tiên đầu tư phát triển công nghiệp, huyện Tam Dương vẫn là điểm sáng của tỉnh Vĩnh Phúc về sản xuất nông nghiệp. Huyện đã hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung, trồng cây có giá trị kinh tế cao như: Gạo Long Trì, rau quả xanh ở Vân Hội, Kim Long, An Hòa, Hợp Hòa...

Trong lĩnh vực trồng trọt, đã có sự điều chỉnh về cơ cấu cây trồng theo hướng tăng diện tích những cây có thị trường tiêu thụ thuận lợi và giá trị cao. Đồng thời, chú trọng nâng cao chất lượng và giá trị, hiệu quả sản xuất. Đối với cây lúa, diện tích gieo trồng đạt 6.339 ha, trong đó, trên 80% diện tích lúa có năng suất, chất lượng cao. Cây rau màu đạt 1.738 ha, trong đó có 611 ha rau, quả được sản xuất theo mô hình Viet Gap, 168 ha sản xuất rau ăn lá theo hướng hữu cơ. Mô hình sản xuất hoa, rau, quả công nghệ cao ở thị trấn Hợp Hòa, mô hình sản xuất rau, củ quả theo chuỗi giá trị của các hợp tác xã trên địa bàn huyện và các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, chuyên canh ổn định, hiệu quả kinh tế cao như: Dưa chuột ở An Hòa, Hướng Đạo, Hợp Hòa; su su, mướp ở Kim Long; rau an toàn Viet Gap ở Vân Hội, Hợp Thịnh...

Tam Dương - Vĩnh Phúc: Thành công từ đột phá trên vùng đất thuần nông
Hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung

Với lợi thế là địa phương có nhiều đồi gò, đồng cỏ nên tập trung đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại tập trung ở các xã: Kim Long, Hướng Đạo, Thanh Vân, Hoàng Lâu, Hoàng Hoa... Do vậy, Tam Dương luôn là địa phương có tổng đàn gia cầm cao nhất tỉnh Vĩnh Phúc. Chăn nuôi gia súc, gia cầm được phát triển đúng hướng, tiếp tục khẳng định là ngành mũi nhọn trong cơ cấu nông nghiệp của huyện. Quy mô chăn nuôi trang trại, gia trại được phát triển nhanh theo hướng liên kết, tập trung nhiều ở các xã: Kim Long, Hướng Đạo, Thanh Vân, Hoàng Lâu, Hoàng Hoa... Đặc biệt, đàn gia cầm của huyện vẫn giữ được tổng đàn nhiều nhất tỉnh Vĩnh Phúc với trên 4.100.000 con. Cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch tích cực theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi theo hướng năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm cao.

Những bứt phá, sáng tạo của huyện Tam Dương cho thấy những quyết sách đúng đắn, quyết tâm rất lớn của Đảng bộ, chính quyền và hệ thống chính trị của huyện không ngừng đổi mới, hành động quyết liệt, từ chiến lược, kiến tạo hành lang phát triển đến các giải pháp ngắn hạn và dài hạn; huy động, khơi thông tối đa mọi nguồn lực, tháo gỡ những nút thắt, “điểm nghẽn”, vượt qua mọi khó khăn, phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng huyện Tam Dương phát triển toàn diện, bền vững, trở thành huyện công nghiệp vào năm 2030.

Nguyễn Văn Chiến
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: sản xuất công nghiệp

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lào Cai: Triển khai hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững giúp Bát Xát chuyển mình

Lào Cai: Triển khai hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững giúp Bát Xát chuyển mình

Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, hàng nghìn hộ dân ở huyện biên giới Bát Xát (Lào Cai) đã thoát nghèo.
Sức mạnh đại đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới ở xã biên giới xứ Thanh

Sức mạnh đại đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới ở xã biên giới xứ Thanh

Với đặc thù là xã vùng cao biên giới, nhưng với sức mạnh từ sự đoàn kết, xây dựng nông thôn mới tại Bát Mọt (tỉnh Thanh Hóa) đang hoàn thiện từng ngày.
Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó

Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó

Với cách thiết kế tỉ mỉ, họa tiết độc đáo, bố cục chặt chẽ đã tạo nên bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Xá Phó mang nhiều giá trị về nghệ thuật thẩm mỹ.
Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Chiều 25/3, tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 3 năm thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao.
Lào Cai: Bố trí hơn 103 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư trong năm 2024

Lào Cai: Bố trí hơn 103 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư trong năm 2024

Trong năm 2024, tỉnh Lào Cai dự kiến sắp xếp, bố trí ổn định cho 613 hộ dân cư với kinh phí hơn 103 tỷ đồng.

Tin cùng chuyên mục

Cần khai thác tiềm năng, thế mạnh của vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Cần khai thác tiềm năng, thế mạnh của vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho rằng, cần khai thác tiềm năng, thế mạnh của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Longform | Xây dựng cơ sở Đảng gắn với phát triển kinh tế vùng biên: Câu chuyện từ huyện Xín Mần

Longform | Xây dựng cơ sở Đảng gắn với phát triển kinh tế vùng biên: Câu chuyện từ huyện Xín Mần

Để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng, thời gian qua Đảng bộ huyện Xín Mần đã có nhiều giải pháp trong phát triển đảng viên...
Đồng bào dân tộc Mông ở Sỉn Khâu vui đón Tết

Đồng bào dân tộc Mông ở Sỉn Khâu vui đón Tết

Chưa năm nào đồng bào dân tộc Mông ở thôn Sỉn Khâu, xã Chế Là của huyện Xín Mần (Hà Giang) lại vui như Tết này, vui vì giờ đây thôn đã có điện lưới quốc gia.
Gương sáng người Mông với quyết tâm thoát nghèo, vượt khó

Gương sáng người Mông với quyết tâm thoát nghèo, vượt khó

Với sự hỗ trợ của các cấp chính quyền địa phương thông qua thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, nhiều gia đình người Mông ở Hà Giang đã thoát nghèo.
Trải nghiệm ngày Tết cổ truyền dân tộc Mông tại Hang Kia, Pà Cò

Trải nghiệm ngày Tết cổ truyền dân tộc Mông tại Hang Kia, Pà Cò

Đến Hang Kia, Pà Cò vào dịp Tết, chúng ta có dịp trải nghiệm và cùng đồng bào thưởng thức ngày Tết cổ truyền của dân tộc Mông rất mộc mạc, nhưng vô cùng thú vị.
Lai Châu: Khánh thành 2 cây cầu, giúp trẻ em vùng dân tộc thiểu số tới lớp an toàn

Lai Châu: Khánh thành 2 cây cầu, giúp trẻ em vùng dân tộc thiểu số tới lớp an toàn

Hai cây cầu thuộc dự án “Xây cầu đến lớp” được đưa vào hoạt động tại Lai Châu, giúp hơn 7.000 em học sinh, giáo viên và người dân đi lại an toàn.
Thừa Thiên Huế: Tôn vinh 48 gương điển hình đồng bào dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Tôn vinh 48 gương điển hình đồng bào dân tộc thiểu số

Tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức hội nghị biểu dương, tôn vinh 48 gương điển hình tiên tiến vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2023.
Tiêu thụ sản phẩm OCOP bằng câu chuyện văn hoá

Tiêu thụ sản phẩm OCOP bằng câu chuyện văn hoá

Với câu chuyện riêng có của mình, các sản phẩm OCOP đã có riêng một tấm “giấy thông hành” để tiêu thụ. Câu chuyện về chè Suối Giàng là một câu chuyện như vậy.
Dự án “Từ trang trại đến bàn ăn”: Tạo đầu ra bền vững cho nông sản đồng bào dân tộc

Dự án “Từ trang trại đến bàn ăn”: Tạo đầu ra bền vững cho nông sản đồng bào dân tộc

Với triển khai dự án “Từ trang trại tới bàn ăn” của doanh nghiệp phân phối sẽ góp phần tạo sinh kế ổn định cho những người phụ nữ Chu Ru (tỉnh Lâm Đồng).
Hải Phòng: Đẩy mạnh kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc các huyện đảo

Hải Phòng: Đẩy mạnh kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc các huyện đảo

Thời gian qua, Sở Công Thương Hải Phòng đã triển khai nhiều giải pháp kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm cho bà con dân tộc thiểu số tại các huyện đảo.
Kết nối giao thương sản phẩm hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn

Kết nối giao thương sản phẩm hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn

Bắc Kạn cần phát huy tiềm năng, lợi thế để thúc đẩy xúc tiến tiêu thụ và kết nối giao thương các sản phẩm hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Nghề dệt thổ cẩm và nuôi vịt Cổ Lũng nâng cao thu nhập cho bà con huyện Bá Thước

Nghề dệt thổ cẩm và nuôi vịt Cổ Lũng nâng cao thu nhập cho bà con huyện Bá Thước

Nghề dệt thổ cẩm truyền thống, nuôi vịt Cổ Lũng đã giúp bà con dân tộc Thái huyện Bá Thước (Thanh Hóa) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu
Tuyên Quang: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Tuyên Quang: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Với đa dạng sản phẩm OCOP của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Tuyên Quang, việc khơi thông đầu ra cho các sản phẩm này sẽ thúc đẩy kinh tế địa phương.
Bộ Công Thương thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số

Bộ Công Thương thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số

Bộ Công Thương đã, đang và sẽ tiếp tục phối hợp với các địa phương, doanh nghiệp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cho miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số.
Lai Châu: Đa dạng chính sách giúp tiêu thụ nông sản cho bà con vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Lai Châu: Đa dạng chính sách giúp tiêu thụ nông sản cho bà con vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Là địa phương có nhiều nông sản thế mạnh, Lai Châu luôn chú trọng tìm đầu ra cho sản phẩm, đặc biệt sản phẩm của bà con vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Chợ nông sản Đắk Lắk online: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm của bà con dân tộc thiểu số

Chợ nông sản Đắk Lắk online: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm của bà con dân tộc thiểu số

Chợ nông sản Đắk Lắk online tại địa chỉ chonongsandaklak.vn dự kiến đi vào hoạt động vào đầu tháng 12/2023, giúp khơi thông đầu ra cho sản phẩm của bà con.
Nghề nuôi ong ở Lai Châu: Chắt chiu mật ngọt cho đời

Nghề nuôi ong ở Lai Châu: Chắt chiu mật ngọt cho đời

Đưa sản phẩm mật ong địa phương phát triển theo chuỗi hàng hoá, đến nay, nghề nuôi ong đã mang lại thu nhập ổn định cho bà con dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu.
Người dân vùng cao Hòa Bình thoát nghèo nhờ nghề may xuất khẩu

Người dân vùng cao Hòa Bình thoát nghèo nhờ nghề may xuất khẩu

Nhiều người dân tộc thiểu số ở huyện Tân Lạc, huyện Lạc Sơn (tỉnh Hòa Bình) nhờ nghề may mặc xuất khẩu đã vươn lên thoát nghèo, có thu nhập ổn định.
Về miền cổ tích với cây chè Shan tuyết Sơn La

Về miền cổ tích với cây chè Shan tuyết Sơn La

Là đặc sản của vùng núi cao Sơn La, cây chè Shan tuyết không chỉ mang lại sinh kế cho bà con dân tộc thiểu số mà còn khẳng định thương hiệu nông sản địa phương.
Vị Xuyên (Hà Giang): Nâng cao năng suất, chất lượng chè Shan theo hướng hàng hóa

Vị Xuyên (Hà Giang): Nâng cao năng suất, chất lượng chè Shan theo hướng hàng hóa

Huyện Vị Xuyên chủ trương đẩy mạnh đầu tư thâm canh, cải tạo và trồng mới nhằm không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng của sản phẩm chè Shan tuyết.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động