Doanh nghiệp tăng kết nối để phát triển bền vững ngành chế biến gỗ Hà Nội: Kết nối mạng lưới sản xuất và tiêu dùng bền vững trong ngành mây tre đan, chế biến gỗ |
PGS.TS. Vũ Huy Đại -Trường Đại học Lâm nghiệp - cho biết, ngành gỗ hiện có hơn 5.800 doanh nghiệp với 340 làng nghề. Phụ phẩm gỗ chiếm tỷ lệ khối lượng khá cao, ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Thay vì bỏ các phụ phẩm, hiện nay, phế liệu gỗ tại các nhà máy đã được dùng để cung cấp nhiệt cho nồi hơi, lò hơi thay cho sử dụng than đá, hoặc dầu như trước đây, giúp bảo vệ môi trường và giảm khí thải CO2.
Ngoài ra, việc sử dụng phế liệu gỗ để sản xuất viên nén, các loại vật liệu gỗ công nghiệp (MDF), ván dăm, ván ghép thanh góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên liệu và bảo vệ môi trường.
Theo ông Ngô Sỹ Hoài - Phó Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, phế liệu gỗ sau chế biến tại các xí nghiệp có thể được thu gom để sản xuất tập trung sản phẩm năng lượng. Các sản phẩm năng lượng như viên nén gỗ, gỗ củi ép mùn cưa, than gỗ đã góp phần vào giảm phát thải gây hiệu ứng nhà kính. Một số nhà máy lớn, cụm chế biến gỗ đã áp dụng mô hình tái sử dụng phụ phẩm của nhà máy để tạo sản phẩm có giá trị…
Phế thải trong quá trình chế biến gỗ được thu gom làm viên nén năng lượng giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận lên từ 2-3% |
“Việc tái sử dụng các phụ phẩm, chất thải trong quá trình chế biến gỗ thành các viên nén năng lượng sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận lên tối thiểu từ 2 - 3%. Trong thời gian qua, cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới, mà điển hình là ở châu Âu, giá viên nén năng lượng đã tăng cao kỷ lục, thì lợi nhuận của doanh nghiệp nhờ tận dụng chất thải này sẽ còn cao hơn nữa” - ông Ngô Sỹ Hoài chia sẻ.
Taị Công ty Cổ phần Phú Tài (Bình Định), phụ phẩm từ cây gỗ được tận dụng làm viên nén năng lượng và chất đốt cho hệ thống nồi hơi của nhà máy. Nhờ đó, đã tiết kiệm cho công ty hàng trăm tỷ đồng mỗi năm từ việc tận dụng các phụ phẩm trong chế biến làm chất đốt cho nồi hơi sấy gỗ và doanh thu từ sản xuất viên nén năng lượng, đưa tổng lợi nhuận tăng 2 - 3%.
Tương tự, đối với Công ty CP Tân Vĩnh Cửu (Đồng Nai), toàn bộ mùn cưa và phế phẩm trong quá trình chế biến gỗ được công ty thu gom, bán lại cho doanh nghiệp sản xuất viên nén năng lượng. Điều này đã giúp công ty tăng lợi nhuận và giảm thiểu chi phí xử lý môi trường.
Phụ phẩm từ quá trình chế biến gỗ được tái chế làm viên nén giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận |
Có thể khẳng định, việc chuyển đổi từ mô hình kinh tế tuyến tính sang kinh tế tuần hoàn không chỉ mang lại lợi ích kinh tế thiết thực, rõ ràng cho doanh nghiệp mà còn cả cộng đồng và các đối tác kinh doanh. Đặc biệt, việc giảm phát thải khí CO2 trong sản xuất sẽ góp phần hiện thực cam kết giảm phát thải ròng về 0 vào năm 2050 của Việt Nam.
Tuy nhiên, để mô hình kinh tế tuần hoàn, sản xuất xanh, bền vững trong lĩnh vực chế biến lâm sản, Việt Nam cần đầu tư, xây dựng các mô hình điểm về kinh tế tuần hoàn trong chuỗi sản xuất chế biến gỗ phù hợp với điều kiện của các doanh nghiệp. Cùng với đó, hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp đổi mới công nghệ; tuyên truyền, nâng cao nhận thức về hiệu quả của kinh tế tuần hoàn.
Các chuyên gia khẳng định phát triển kinh tế tuần hoàn sẽ tốn tiền đầu tư nhưng mang lại những giá trị khác cho doanh nghiệp. Bởi nó không chỉ tạo ra giá trị gia tăng cho doanh nghiệp mà là tái đầu tư cho cộng đồng để cùng phát triển. Khi cộng đồng phát triển, doanh nghiệp sẽ bán được nhiều hàng hóa hơn và tạo ra giá trị lớn hơn. |