Chủ nhật 20/04/2025 18:08

Tại sao EU không thể từ bỏ LNG của Nga?

Bất chấp nỗ lực đa dạng hóa nguồn cung năng lượng, Liên minh châu Âu vẫn đang đối mặt với một bài toán khó đó là cắt giảm khí đốt tự nhiên hóa lỏng từ Nga.

Cạnh tranh gia tăng

Izvestia đưa tin, ngay sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ, người đứng đầu Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen đã ủng hộ ý tưởng định hướng lại nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Mỹ. Và trong ngày nhậm chức của nhà lãnh đạo Mỹ, người phát ngôn của EC Anna-Kaisa Itkonen tuyên bố, ủy ban sẽ sớm đưa ra kế hoạch để Liên minh châu Âu (EU) từ bỏ hoàn toàn nguồn năng lượng hóa thạch của Nga. Tuy nhiên, bà không cung cấp thông tin chi tiết nhưng hứa rằng sẽ công bố kế hoạch trong 100 ngày đầu tiên của EC mới.

Theo giới chuyên gia, ý tưởng này không mới, theo quyết định của EC, chương trình RePower EU đã được triển khai ở Ukraine, trong đó có kế hoạch từ bỏ nguồn năng lượng của Nga vào năm 2030.

Do thị trường LNG toàn cầu vẫn thắt chặt, nhập khẩu từ Nga giảm sẽ khiến châu Âu tiếp tục chịu sự biến động về giá. Ảnh: RIA

Đặc biệt, theo các nhà ngoại giao EU tham gia đàm phán được Financial Times dẫn lời, LNG của Nga có thể nằm trong vòng trừng phạt mới. Tuy nhiên, điều này cần có sự thống nhất của tất cả 27 quốc gia thành viên.

Thông tin trên cũng đã được Ủy viên thương mại EU Valdis Dombrovskis xác nhận tại Diễn đàn kinh tế thế giới ở Davos. Ông thừa nhận do không có quan điểm chung nên EU thậm chí không thể thống nhất được các biện pháp trừng phạt và nhập khẩu LNG từ Nga đang tăng trưởng đều đặn.

Vào năm 2024, EU đã mua được khối lượng năng lượng kỷ lục. Theo nhiều nguồn tin khác nhau, khối lượng khí đốt nhập khẩu từ Nga dao động trong khoảng 16,5-17,5 triệu tấn. Xuất khẩu LNG của Nga đã tăng 3% trong năm ngoái, vượt khoảng 32 triệu tấn trong tổng nguồn cung vào châu Âu.

Bên cạnh đó, trong 15 ngày đầu tiên của năm 2025, nhiều quốc gia thành viên EU mua 837.300 tấn khí đốt từ Nga, đánh dấu mức cao nhất mọi thời đại, tăng so với mức 760.100 tấn ghi nhận trong cùng kỳ năm 2024.

Nhu cầu khí đốt ở châu Âu đang tăng lên trong bối cảnh Nga ngừng cung cấp nhiên liệu qua Ukraine, trong khi dự trữ khí đốt tại các cơ sở lưu trữ của EU đang giảm nhanh chóng. Đặc biệt, tại Latvia, Hungary và Cộng hòa Séc, tỷ lệ này đã giảm xuống dưới 60%.

Lý do chính khiến châu Âu ngày nay không thể từ chối LNG của Nga là do chi phí thấp hơn. Vấn đề về giá cả rất gay gắt khi giá khí đốt ở EU cao hơn ở Mỹ khoảng 3 lần và vẫn ở mức cao gấp đôi so với mức được ghi nhận trước khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Nhu cầu thiết yếu

Ông Vladimir Demidov, chuyên gia độc lập về thị trường tài nguyên và năng lượng quốc tế cho rằng, về mặt lý thuyết, EU có thể từ chối LNG của Nga, tuy nhiên, lý do chính khiến EU tiếp tục mua của Nga là do mức giá ưu đãi.

Theo các chuyên gia, bằng cách để duy trì khả năng cạnh tranh quốc tế, các nhà sản xuất châu Âu đang tìm cách đảm bảo nguồn cung LNG của Nga. Đồng thời, với tình hình địa chính trị hiện tại và các hạn chế trừng phạt, EU sẽ không từ chối LNG giá rẻ của Nga.

Tàu chở LNG. Ảnh: Pixabay

Thực tế lệnh cấm nhập khẩu khí đốt của Nga chưa bao giờ được đưa ra ở EU cũng đóng một vai trò nào đó. Điều này cho phép các quốc gia như Hungary và Slovakia theo đuổi chính sách mua sắm khí đốt mà không cần phối hợp với các tổ chức châu Âu. Và để từ bỏ hoàn toàn LNG của Nga, cần phải có sự đồng ý của tất cả 27 quốc gia thành viên EU. Nếu không có sự ủng hộ của Hungary và Slovakia, cuộc bỏ phiếu sẽ không diễn ra.

Đồng thời, việc định hướng lại xuất khẩu LNG của Mỹ sang châu Âu có thể dẫn đến tình trạng thiếu LNG tạm thời trên thị trường EU do điều chỉnh dịch vụ hậu cần .

Rất có thể trong tương lai, cả LNG của Nga và Mỹ sẽ tiếp tục chảy vào châu Âu. LNG Nga và Mỹ sẽ cạnh tranh thị trường khí đốt châu Âu. Trong mọi trường hợp, chừng nào châu Âu tiếp tục đa dạng hóa nhập khẩu khí đốt thông qua mua giao ngay mà không sử dụng các hợp đồng dài hạn mới thì thị trường khí đốt sẽ không ổn định”, ông Demidov nhận định.

Theo Yann Caspar, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu châu Âu thuộc Đại học Mathias Corvinus, Budapest (Hungary), mặc dù cam kết cắt giảm sự phụ thuộc vào năng lượng từ Nga, các quốc gia thành viên lớn của EU như Pháp, Tây Ban Nha và Bỉ lại đang đứng đầu về việc tăng cường nhập khẩu LNG của Moscow.

Chuyên gia Caspar cho rằng, mặc dù có nhiều chỉ trích từ châu Âu về việc tiếp tục nhập khẩu năng lượng từ Nga, thực tế là các giao dịch này hoàn toàn hợp pháp theo luật pháp hiện hành. Hiện chỉ có hai giới hạn đối với việc nhập khẩu năng lượng từ Nga: Thứ nhất là việc chuyển LNG từ Nga sang các nước thứ ba; thứ hai là nhập khẩu dầu từ Nga bằng đường biển. Trong khi đó, việc nhập khẩu khí đốt qua đường ống hoặc dạng hóa lỏng từ Nga vào thị trường châu Âu vẫn không chịu bất kỳ lệnh trừng phạt nào.

Cơ quan Hợp tác Điều tiết Năng lượng châu Âu (ACER) cho biết, EU vẫn cần nhập khẩu LNG của Nga, bất chấp sự phản đối của một số quốc gia trong khối. Đồng thời, việc giảm nhập khẩu LNG của Nga cần được thực hiện một cách thận trọng, đặc biệt là trong bối cảnh hợp đồng trung chuyển khí đốt Nga qua đường ống dẫn khí ở Ukraine đã hết hạn từ cuối năm 2024.

Thanh Bình
Bài viết cùng chủ đề: Nga

Tin cùng chuyên mục

Đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên: Bài 3 - Quyết tâm về đích đúng hạn

PC Đắk Lắk: Đảm bảo cung cấp điện ổn định mùa khô năm 2025

Bộ Công Thương đốc thúc xây dựng Kế hoạch thực hiện Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

EVN hưởng ứng Cuộc thi tuyên truyền viên tiết kiệm điện 2025

PC Lào Cai: Khắc phục suy hao cáp quang, đảm bảo đường truyền ổn định

Các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp đóng góp gần 5,75 tỷ kWh

Thế giới đang ươm mầm tương lai năng lượng như thế nào?

Tiềm năng điện gió ngoài khơi Việt Nam: Đến lúc bứt phá

Nhu cầu điện tăng, Mỹ huy động mọi nguồn năng lượng

Thu hồi giấy phép phân phối xăng dầu của Công ty CP Dầu khí Nam Long

Doanh nghiệp xăng dầu phải số hóa hoàn toàn trước ngày 30/4/2025

Đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên: Bài 2 - Chung sức gỡ nút thắt mặt bằng

Đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên. Bài 1: Những người thợ bám rừng kết nối nguồn sáng

NSMO gấp rút triển khai phương án cung cấp điện mùa nắng nóng

EVNNPC: Đóng điện Trạm biến áp 220kV Phú Bình 2 và đường dây rẽ Thái Nguyên – Bắc Giang

Nhiệt điện Nghi Sơn ứng dụng nhiều công nghệ mới trong hiệu chỉnh Lò hơi - Tuabin

Sắp diễn ra diễn đàn và triển lãm quốc tế năng lượng

Đầu tư năng lượng sạch tại Anh tăng tốc nhờ cải cách lưới điện

Chuyển đổi năng lượng: Ai dẫn dắt, ai hưởng lợi?

Lưới điện truyền tải không bị ảnh hưởng bởi cháy rừng tại Kim Bảng