Tách chiết collagen từ sứa biển: Tiềm năng thương mại hóa lớn

Bộ Công Thương mới đây đã nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu công nghệ ứng dụng enzyme trong sản xuất collagen từ nguồn lợi sứa biển Việt Nam” do Viện Tài nguyên Môi trường biển chủ trì thực hiện.

Theo nhóm nghiên cứu, collagen là một protein cấu trúc đã được ứng dụng rộng rãi từ rất lâu như một nguyên vật liệu quan trọng trong ngành y dược, mỹ phẫm và thực phẩm với giá trị kinh tế rất lớn. Hiện nay, nguyên liệu sản xuất collagen chủ yếu là xương và da của lợn, trâu bò và sinh vật biển.

Tách chiết collagen từ sứa biển: Tiềm năng thương mại hóa lớn
Nhóm nghiên cứu xây dựng quy trình chiết xuất trong phòng thí nghiệm

“Collagen có nguồn gốc từ nguồn tài nguyên biển đã được công nhận có nhiều ưu điểm hơn so với collagen từ các nguồn nguyên liệu khác, như có độ an toàn cao, ít có nguy cơ truyền bệnh, nguồn nguyên liệu phong phú, và năng suất chiết xuất lại cao hơn so với các nguồn nguyên liệu khác”- đại diện nhóm nghiên cứu cho biết.

Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu tách chiết collagen từ các sinh vật biển khác nhau nhưng trên đối tượng sứa biển còn rất hạn chế. Trong khi đó, sứa lại là một nguồn cung cấp nguyên liệu đầy hứa hẹn để sản xuất collagen. “Sứa biển Việt Nam có trữ lượng rất lớn (hàng triệu tấn) và công suất khai thác lên tới hàng trăm nghìn tấn/năm. Do vậy, xét về mặt kinh tế và ý nghĩa xã hội thì sứa biển được xem là đối tượng ưu việt có thể dùng làm nguyên liệu thay thế trong sản xuất collagen” - đại diện nhóm nghiên cứu nêu.

Trong khi đó, hiện sản lượng khai thác sứa hàng năm trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng rất lớn, nhưng hiện nay sứa chủ yếu chỉ được chế biến thô, đa phần là các sản phẩm sơ chế phục vụ tiêu thụ nội địa làm thực phẩm và xuất khẩu với giá trị kinh tế rất thấp. Do đó, việc tìm ra công nghệ chế biến nhằm nâng cao giá trị sử dụng và giá trị kinh tế của nguồn lợi sứa biển hiện nay nói chung và sứa biển Việt Nam nói riêng là hết sức cần thiết.

Hơn nữa, Việt Nam chưa có và thế giới cũng có rất ít các công trình nghiên cứu về tách chiết collagen từ sứa biển, trong đó hướng ứng dụng công nghệ enzyme hứa hẹn có nhiều ưu thế như hiệu suất thu hồi cao, tăng chất lượng sản phẩm, giảm thời gian tách chiết, ít tạo ra các sản phẩm phụ, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Xuất phát từ thực tế đó, mục tiêu của đề tài đó là xây dựng được quy trình công nghệ, mô hình thiết bị ứng dụng enzyme để tách chiết collagen từ sứa biển Việt Nam phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Đến nay, đề tài đã hoàn thành và một số vượt chỉ tiêu so với đăng ký.

Đáng chú ý, đã xây dựng được quy trình công nghệ, mô hình thiết bị ứng dụng enzyme để tách chiết collagen từ sứa biển Việt Nam quy mô từ 1.000kg nguyên liệu/mẻ; đã sản xuất được tổng số 522kg bột collagen có độ tinh khiết từ 82,6% đến 83,7%, đảm bảo độ an toàn và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định của Bộ Y tế.

Tách chiết collagen từ sứa biển: Tiềm năng thương mại hóa lớn
Trưng bày và thăm dò thị hiếu khách hàng về sản phẩm CollaJell tại các nhà thuốc

Đặc biệt, đã sản xuất được tổng số 75.000 viên nang thực phẩm chức năng chứa collagen (hàm lượng ≥ 200 mg/viên) đảm bảo độ an toàn và chất lượng theo quy định của Bộ Y tế; thiết lập được hồ sơ cơ sở về tiêu chuẩn và chất lượng nguyên liệu sứa, sản phẩm bột Collagen Jelly từ sứa biển Việt Nam, viên nang thực phẩm chức năng CollaJell chứa collagen.

Hiệu quả kinh tế của việc áp dụng quy trình sản xuất collagen từ sứa biển cũng đã được tính toán và đánh giá. Cụ thể, trong trường hợp hoạt động theo công suất 5.000kg nguyên liệu/mẻ, 8 mẻ/ngày trên dây chuyền thiết bị tại nhà máy của Công ty TNHH MTV Vĩnh Hoàn Collagen thì tổng doanh thu/năm đạt tới 1.141,720 tỉ đồng và lợi nhuận đạt 623,387 tỉ đồng.

Hiện nhóm nghiên cứu đang xây dựng 01 hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ cho giải pháp kỹ thuật “Quy trình chiết xuất collagen từ sứa biển Việt Nam”. “Để hoàn thiện công nghệ, thiết bị và ứng dụng kết quả đề tài vào thực tế thì việc tiếp tục thực hiện đề tài hoàn thiện quy trình sản xuất hoặc dự án sản xuất thử nghiệm là hết sức cần thiết trong thời gian tới”- nhóm nghiên cứu kiến nghị.

Đồng thời, cần hoàn thiện công nghệ và thiết bị ở quy mô công nghiệp nhằm tăng hiệu suất sản xuất, giảm giá thành sản phẩm, tăng quy mô sản xuất và nhân rộng ra nhiều cơ sở sản xuất nhằm tận dụng hết nguồn nguyên liệu sứa còn rất lớn ở biển Việt Nam; cần tiếp tục phát triển các nghiên cứu, đa dạng hóa sản phẩm thứ cấp có ứng dụng nguyên liệu collagen sứa biển, thương mại hóa các sản phẩm đưa vào phục vụ đời sống…

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sở hữu trí tuệ: Nền móng nâng tầm thương hiệu Việt

Sở hữu trí tuệ: Nền móng nâng tầm thương hiệu Việt

Sở hữu trí tuệ không chỉ là tấm khiên bảo vệ thành quả sáng tạo mà còn là “chiếc chìa khóa vàng” giúp doanh nghiệp Việt tự tin bước ra sân chơi toàn cầu.
Kinh tế số Việt Nam: Bệ phóng tăng trưởng mới của ngành quảng cáo

Kinh tế số Việt Nam: Bệ phóng tăng trưởng mới của ngành quảng cáo

Nền kinh tế số của Việt Nam dự kiến đạt 45 tỷ USD vào năm 2025, quảng cáo kỹ thuật số được kỳ vọng sẽ đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng.
Nâng tầm trải nghiệm với 6 dòng xe nổi bật từ THACO AUTO

Nâng tầm trải nghiệm với 6 dòng xe nổi bật từ THACO AUTO

THACO AUTO giới thiệu loạt ưu đãi hấp dẫn dành cho 6 dòng xe nổi bật: Kia New Carnival Hybrid, Mazda CX-5, New Peugeot 2008, BMW X3, MINI Clubman và BMW R 18.
Mẫu xe Super Hybrid mới nhất của OMODA & JAECOO

Mẫu xe Super Hybrid mới nhất của OMODA & JAECOO

C7 SHS (hệ thống Super Hybrid) – mẫu xe mới được trang bị công nghệ SHS tiên tiến, sẽ ra mắt vào ngày 23/4 và chính thức bước vào hành trình thử thách ngày 24/4
Phát triển hạ tầng số xanh nhờ tiết kiệm năng lượng

Phát triển hạ tầng số xanh nhờ tiết kiệm năng lượng

Phát triển trung tâm dữ liệu xanh, giảm tiêu thụ năng lượng là một trong những yêu cầu trọng tâm trong phát triển hạ tầng số xanh.

Tin cùng chuyên mục

Công nghệ xanh – Chìa khóa cho tương lai hạ tầng số

Công nghệ xanh – Chìa khóa cho tương lai hạ tầng số

Hội nghị DCCI Summit 2025 do Viettel IDC tổ chức diễn ra ngày 22/4 tại Hà Nội đã quy tụ các chuyên gia hàng đầu về trung tâm dữ liệu, Cloud và trí tuệ nhân tạo.
Ford Everest Sport bản đặc biệt  màu trắng tuyết có giá bán ra sao?

Ford Everest Sport bản đặc biệt màu trắng tuyết có giá bán ra sao?

Phiên bản đặc biệt Ford Everest Sport gây ấn tượng mạnh mẽ với gói trang bị ngoại thất màu đen thể thao: logo EVEREST trên nắp capo, giá bán xấp xỉ 1,2 tỷ đồng.
Quy định về đo lường, chất lượng trong kinh doanh xăng dầu có gì mới?

Quy định về đo lường, chất lượng trong kinh doanh xăng dầu có gì mới?

Bộ Khoa học và Công nghệ đang lấy ý kiến Dự thảo Thông tư sửa đổi một số điều của Thông tư số 15 quy định về đo lường, chất lượng trong kinh doanh xăng dầu.
Trách nhiệm người đứng đầu trong phát triển khoa học - công nghệ

Trách nhiệm người đứng đầu trong phát triển khoa học - công nghệ

Quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan nhà nước trong thực hiện nhiệm vụ về phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Điện lực TKV đẩy mạnh số hóa và sáng kiến kỹ thuật

Điện lực TKV đẩy mạnh số hóa và sáng kiến kỹ thuật

Tự động hóa, tin học hóa và chuyển đổi số đang trở thành trụ cột trong sản xuất tại Tổng công ty Điện lực- TKV, góp phần nâng cao hiệu quả vận hành, phát triển.
Doanh nghiệp công nghệ mang trí tuệ Việt ra thế giới

Doanh nghiệp công nghệ mang trí tuệ Việt ra thế giới

Tại lễ trao giải Sao Khuê, theo Chủ tịch VINASA, doanh nghiệp công nghệ Việt Nam không chỉ dừng lại ở thị trường nội địa mà còn mang trí tuệ Việt ra thế giới.
Quản lý năng lượng hiệu quả giúp tiết kiệm hàng nghìn tỷ USD

Quản lý năng lượng hiệu quả giúp tiết kiệm hàng nghìn tỷ USD

Doanh nghiệp toàn cầu có thể tiết kiệm tới 2 nghìn tỷ USD vào năm 2030 nếu tối ưu hóa quản lý năng lượng và Việt Nam hoàn toàn có thể tận dụng cơ hội này.
Công nghệ số tạo động lực cho chuyển đổi xanh

Công nghệ số tạo động lực cho chuyển đổi xanh

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, các công nghệ số thế hệ mới tạo động lực cho chuyển đổi xanh là AI, IoT, Big Data, chip bán dẫn.
NSCTEX 2025: Gắn kết nhà khoa học và doanh nghiệp dệt may

NSCTEX 2025: Gắn kết nhà khoa học và doanh nghiệp dệt may

Hội nghị khoa học toàn quốc NSCTEX 2025 mở ra diễn đàn kết nối các nhà khoa học, viện trường và doanh nghiệp nhằm đổi mới sáng tạo ngành dệt may, da giày.
Thời cơ vàng cho khởi nghiệp về công nghệ xanh

Thời cơ vàng cho khởi nghiệp về công nghệ xanh

Những định hướng chiến lược của Đảng, Nhà nước đang tạo nền tảng thuận lợi để thúc đẩy một làn sóng khởi nghiệp sáng tạo trong các lĩnh vực công nghệ xanh...
Đổi mới sáng tạo: Nghĩ khác, làm khác để tốt hơn

Đổi mới sáng tạo: Nghĩ khác, làm khác để tốt hơn

"Đổi mới sáng tạo - Nghĩ khác, làm khác để tốt hơn" là một trong 3 chủ đề của Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới năm 2025.
Việt Nam có thể sớm trở thành quốc gia số hàng đầu khu vực

Việt Nam có thể sớm trở thành quốc gia số hàng đầu khu vực

Việt Nam đang có sự tăng trưởng vượt bậc trong các dịch vụ di động và có thể sớm trở thành quốc gia số hàng đầu ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
VIPC Summit 2025: Điểm hẹn đầu tư công nghệ

VIPC Summit 2025: Điểm hẹn đầu tư công nghệ

Tại VIPC Summit 2025, dòng vốn tư nhân và chiến lược công nghệ hội tụ, tạo lực đẩy mạnh mẽ cho hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo Việt Nam.
Chi đầu tư cho công nghệ thông tin có gì mới?

Chi đầu tư cho công nghệ thông tin có gì mới?

Bộ Khoa học và Công nghệ đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư hướng dẫn nội dung chi cho hoạt động đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số.
Honda ICON e: Chọn xanh - sống chất - đi bền

Honda ICON e: Chọn xanh - sống chất - đi bền

Honda Việt Nam đã chính thức bàn giao những chiếc xe máy điện ICON e: đầu tiên tới tay khách hàng, đánh dấu bước khởi nguyên của kỷ nguyên di chuyển xanh.
Các loại xe giúp tiêu thụ ô tô tháng 3/2025 tăng hai con số

Các loại xe giúp tiêu thụ ô tô tháng 3/2025 tăng hai con số

Thị trường ô tô Việt Nam khởi sắc khi lượng bán ra trong tháng 3 tăng 47% so với tháng 2. Lượng xe nhập khẩu bán ra vượt qua cả xe sản xuất trong nước.
Số hóa và AI:

Số hóa và AI: 'Chìa khoá' mới cho chuyển dịch năng lượng

Số hóa và AI sẽ là động lực chính cho chuyển dịch năng lượng trong ngành công nghiệp sản xuất qua việc giảm tiêu thụ năng lượng, tối ưu hóa cơ cấu năng lượng.
Zalo là nền tảng tin nhắn được ưa thích tại Việt Nam

Zalo là nền tảng tin nhắn được ưa thích tại Việt Nam

Zalo tiếp tục dẫn đầu các nền tảng mạng xã hội và nhắn tin, với tỉ lệ yêu thích đạt 54% - vượt xa Messenger và Facebook.
AI có thể trở thành mục tiêu cho tội phạm mạng

AI có thể trở thành mục tiêu cho tội phạm mạng

Nếu không có sự bảo vệ mạnh mẽ, AI có thể trở thành mục tiêu và vũ khí cho tội phạm mạng.
Đưa trí tuệ Việt vươn xa với cổng công bố sản phẩm công nghệ

Đưa trí tuệ Việt vươn xa với cổng công bố sản phẩm công nghệ

"Cổng thông tin tiếp nhận và công bố các sản phẩm, giải pháp khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số" chính thức được khai trương từ 9/4/2025.
Mobile VerionPhiên bản di động