Sức sống mới ở huyện biên giới Bình Liêu

“Gắn bó với huyện biên giới Bình Liêu (Quảng Ninh) trọn cuộc đời, thế hệ chúng tôi đã được chứng kiến những đổi thay lớn lao của mảnh đất này. Bình Liêu hôm nay đã khác xa với những gian khó ngày nào” - ông Hoàng Quý - nguyên Chủ tịch HĐND huyện Bình Liêu chia sẻ.

Bình Liêu - những ngày gian khó

Sinh năm 1938 tại huyện Bình Liêu, năm 1956, ông Hoàng Quý bắt đầu đi làm giáo viên ở xã Đồng Văn. “Cả huyện Bình Liêu khi ấy có 7 giáo viên. Mỗi giáo viên phụ trách một xã, vừa làm hiệu trưởng vừa làm giáo viên. Học sinh không đông nhưng đủ các lứa tuổi, lớp học thì tận dụng nhà kho, nhà dân, đình chùa. Sách bút cũng tự túc, có gì dùng nấy. Huyện Bình Liêu được giải phóng tháng 12/1950, thời điểm đó, hầu như gần 100% đồng bào ở Bình Liêu mù chữ. Giáo viên chúng tôi khi đó chủ yếu là dạy xoá mù” – ông Quý nhớ lại.

Với ông Quý và tất cả các cán bộ công tác tại Bình Liêu khi ấy, chuyện cơm đùm cơm nắm đi bộ cả ngày đường để vào xã dạy học hay công tác là chuyện rất bình thường. Bởi thời điểm đó, đường từ huyện Tiên Yên vào Bình Liêu, từ trung tâm huyện Bình Liêu đi các xã đều chỉ là đường đất đá nhỏ hẹp, uốn lượn. Nhắc đến Bình Liêu, người ta hình dung ngay về một vùng đất biên giới xa xôi, gian khó.

suc song moi o huyen bien gioi binh lieu
Những con đường mở rộng đến tận các thôn, bản của Bình Liêu

Không chỉ giao thông cách trở, mà kinh tế hợp tác xã (lao động tập thể, quản lý tập thể) khi đó cũng không đủ để đồng bào DTTS ở Bình Liêu có những bữa no, chứ chưa nghĩ tới chuyện làm giàu. “Mỗi tháng tiêu chuẩn được vài ki-lô-gam thóc, nên nói chính xác thì thế hệ chúng tôi khi đó sống được là nhờ khoai sắn” – ông Hoàng Quý ngậm ngùi.

Những năm 1980 của thế kỷ 20, cùng với người dân cả nước, đồng bào dân tộc ở Bình Liêu bắt đầu được Nhà nước giao đất giao rừng để chủ động sản xuất; cùng với đó là hỗ trợ về cây giống, phân bón và kỹ thuật. Khí thế lao động, chuyển đổi sản xuất hừng hực ở khắp các xã của Bình Liêu – gia đình ông Hoàng Quý cũng là một trong số đó: “Đồng bào Tày, Dao, Sán Chỉ bắt đầu làm chủ những vườn hồi, quế, thông; cán bộ như chúng tôi cũng bắt đầu sắm được những chiếc xe đạp đầu tiên để đi lại. Đường về với các thôn, bản ở Bình Liêu từ đó mà bớt xa, bớt khó”.

Trang mới nơi biên cương

Trở đi trở lại với huyện Bình Liêu đã nhiều lần nên chúng tôi cũng phần nào hiểu được nỗi xúc động, tự hào của ông Hoàng Quý khi nhắc tới chuyện xưa, chuyện nay. Từ chỗ có 7 giáo viên hôm nào, nay đội ngũ giáo viên của Bình Liêu đã rất đông đảo, hệ thống giáo dục từng bước được hoàn thiện, cơ bản đảm bảo được các chức năng được giao. Đáng ghi nhận là có tới hơn 80% giáo viên hiện nay của Bình Liêu là đồng bào dân tộc tại địa phương. Những cô giáo, thầy giáo người Tày, Dao, Sán Chỉ nay đã tự tin đứng trên bục giảng truyền dạy kiến thức cho các thế hệ con em mình. Ngay cả các thôn bản xa xôi, khó khăn nhất, trường mầm non cũng đã được xây dựng khang trang, các bé đến tuổi đều được động viên để đến trường.

Lần theo các địa danh được ông Hoàng Quý nhắc đến trong câu chuyện, chúng tôi chạy xe lên tới cửa khẩu Hoành Mô. Hơn 20 km đường lên cửa khẩu đẹp như dải lụa, hai bên là những cánh rừng hồi, rừng quế trải dài... Nhờ có những đóng góp từ nguồn thu qua cửa khẩu Hoành Mô, cơ sở hạ tầng của Bình Liêu đã có những cải thiện rõ rệt, nông sản làm ra cũng tiêu thụ thuận lợi hơn; một bộ phận không nhỏ đồng bào dân tộc ở Bình Liêu đã có thêm thu nhập để trang trải cuộc sống nhờ tham gia các dịch vụ ở cửa khẩu...

“Đỡ khổ hơn nhiều rồi, sướng hơn nhiều rồi” là câu nói được cựu giáo viên Hoàng Quý nhắc đi nhắc lại trong câu chuyện. “Như xã Tình Húc ấy. Trước kia khó khăn, khổ sở mấy nơi bằng, thế mà nay nhà cao tầng mọc san sát, xe ô tô vào đến tận thôn. Nhiều đồng bào Tày, Sán Chỉ đã mạnh dạn làm chủ hợp tác xã quy mô, thu mua nguyên liệu và tạo việc làm cho vài chục người. Bình Liêu có thể nhiều người chưa đến, nhưng miến dong Bình Liêu thì đi khắp cả nước rồi...” – ông Quý tự hào.

Tháng 3, lên với Bình Liêu nghe hát Soóng Cọ, dự hội Kiêng Gió cùng đồng bào. Nghe lời bạn mời, vui chân leo thác Khe Tiền, Khe Vằn, ngược đỉnh Cao Ba Lanh... Giữa bát ngát đất trời, trong xanh thẳm của thông, của hồi, của quế - cảm nhận rõ một Bình Liêu đang chuyển mình từng ngày.

Không có quá nhiều tiềm năng để bứt phá, Bình Liêu chọn cho mình những bước đi chậm mà chắc. Và với nỗ lực không ngừng của chính quyền và đồng bào các dân tộc ở Bình Liêu, những bước đi “chậm mà chắc” đang từng ngày làm nên diện mạo và sắc thái riêng có của Bình Liêu - huyện miền núi cực bắc tỉnh Quảng Ninh.
Hoàng Mai
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Từ áp dụng công nghệ vào sản xuất đến việc mở rộng kênh tiêu thụ sản phẩm, phụ nữ nông thôn dần khẳng định vai trò quan trọng của cuộc cách mạng chuyển đổi số.
Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Chính sách hỗ trợ thiết thực cùng quyết tâm của bà con dân tộc thiểu số ở miền núi đã và đang tạo nên những thương hiệu sản phẩm ngày một mạnh.
Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Tại HTX Chè Thịnh An không chỉ làm chè mà còn làm văn hóa. Không chỉ bán sản phẩm, mà xây dựng cả câu chuyện về vùng đất chè nổi tiếng của Việt Nam.
Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Bằng nhiều giải pháp xúc tiến thương mại, tỉnh Thái Nguyên đang từng bước tháo gỡ nút thắt “đầu ra” cho sản phẩm của đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Ở nông thôn, những tủ sách nhỏ đang mở ra thế giới diệu kỳ cho trẻ em, văn hóa đọc dần bén rễ, nuôi dưỡng ước mơ và gieo mầm tri thức từ trang sách đầu đời.

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Lễ cúng về nhà mới của người Hrê là phong tục lâu đời, nhằm tạ ơn thần linh, cầu mong ngôi nhà được chở che, gia chủ bình an, khỏe mạnh, cuộc sống no đủ.
Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Từ chợ truyền thống đến thương mại hiện đại, Bình Định đang dồn lực tìm đầu ra ổn định cho các sản phẩm đặc trưng vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Xây dựng nông thôn mới vùng đồng bào thiểu số không thể thiếu vai trò của người cao tuổi - người hiểu đất, quý làng, canh cánh với chuyện phát triển kinh tế.
Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai đang nỗ lực nâng giá trị cho sản phẩm cà phê đặc sản, từ đó giúp bà con dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững.
Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Với kết quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia, các chợ vùng sâu Gia Lai không chỉ khơi thông dòng chảy hàng hóa mà còn mở lối sinh kế bền vững cho người dân.
Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Từ việc đầu tư mạng lưới chợ dân sinh đến hỗ trợ quảng bá sản phẩm địa phương, Bắc Giang đang từng bước tạo đòn bẩy cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

Dược liệu Quảng Nam đần trở thành sinh kế thoát nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số, mở ra cơ hội phát triển công nghiệp chế biến dược liệu quy mô lớn.
VCAMart:

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số

Từ bản làng tới bàn ăn thành thị, VCAMart đang mở đường cho nông sản đồng bào dân tộc thiểu số miền núi “bắt sóng” số hóa, gia nhập sân chơi thương mại điện tử.
‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

Thời gian qua, Bộ Công Thương đã triển khai nhiều giải pháp từ chính sách đến hành động nhằm tạo dựng thị trường cho nông sản vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Long nhãn Sơn La -

Long nhãn Sơn La - 'vàng ngọt' của núi rừng Tây Bắc

Cùng với trái nhãn đã làm nên thương hiệu, sản phẩm long nhãn Sơn La cũng là một sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng, làm đa dạng sản phẩm địa phương.
Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Được mệnh danh là “vàng xanh” của vùng đất khó Hà Giang, chè Shan tuyết đang giúp bà con dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh nâng cao thu nhập, giảm nghèo.
Hàng hóa của bà con đồng bào dân tộc ‘đắt khách’ tại Hội chợ VITM Hà Nội

Hàng hóa của bà con đồng bào dân tộc ‘đắt khách’ tại Hội chợ VITM Hà Nội

Nhiều sản phẩm, hàng hoá vùng dân tộc như trà shan tuyết, bánh chưng gù Hà Giang, cà phê Đắk Lắk, thổ cẩm Cao Bằng… 'đắt khách' tại Hội chợ VITM Hà Nội 2025.
Mật ong Cao Bằng: ‘Gieo’ thương hiệu, ‘gặt’ đầu ra bền vững

Mật ong Cao Bằng: ‘Gieo’ thương hiệu, ‘gặt’ đầu ra bền vững

Để phát triển bền vững, việc xây dựng thương hiệu và tìm kiếm đầu ra ổn định cho sản phẩm mật ong được tỉnh Cao Bằng xác định là việc vô cùng cấp thiết.
Đào tiên Ngân Sơn: Trái ngọt đổi thay vùng đất khó

Đào tiên Ngân Sơn: Trái ngọt đổi thay vùng đất khó

Từng là một trong những huyện nghèo nhất cả nước, huyện Ngân Sơn (tỉnh Bắc Kạn) nay đang đổi thay từng ngày nhờ một loại cây trồng - cây đào tiên.
Tập livestream bán hàng, phụ nữ Cơ Tu đưa thẳng hàng lên kệ siêu thị

Tập livestream bán hàng, phụ nữ Cơ Tu đưa thẳng hàng lên kệ siêu thị

Tập livestream bán hàng… phụ nữ Cơ Tu tại tỉnh Quảng Nam, Huế dần tận dụng mạng xã hội thành kênh quảng bá, tiêu thụ nông đặc sản miền núi hiệu quả.
Bà con nông dân Gia Lai đổi đời nhờ cây mía

Bà con nông dân Gia Lai đổi đời nhờ cây mía

Những năm gần đây, cây mía không chỉ là cây trồng chủ lực mà còn trở thành “cây hái ra tiền” giúp nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai đổi đời.
Nông sản Đắk Lắk: Từ đất đỏ bazan vươn tầm thế giới

Nông sản Đắk Lắk: Từ đất đỏ bazan vươn tầm thế giới

Quảng bá để tăng hiệu quả tiêu thụ là giải pháp Đắk Lắk triển khai nhằm nâng cao giá trị cho nông sản của bà con vùng dân tộc thiểu số địa phương.
Hương hồi Bình Liêu: Từ chợ quê lên kệ hàng thành phố

Hương hồi Bình Liêu: Từ chợ quê lên kệ hàng thành phố

Là tinh hoa của núi rừng, hương hồi Bình Liêu từ chợ vùng cao đã vươn xa lên nhiều kệ hàng thành phố, đến với người tiêu dùng cả nước.
Yên Bái ‘mở lối’ cho hàng hóa vùng cao vươn xa

Yên Bái ‘mở lối’ cho hàng hóa vùng cao vươn xa

Là tỉnh miền núi phía Bắc với hơn 50% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số Yên Bái đã không ngừng nỗ lực trong việc hỗ trợ bà con sản xuất và tiêu thụ hàng hoá.
Chè Shanam: Tinh hoa từ những búp chè cổ thụ Tà Xùa

Chè Shanam: Tinh hoa từ những búp chè cổ thụ Tà Xùa

Tự hào với những vùng chè cổ thụ trăm năm tuổi, chè Shanam từ Tà Xùa mang những điểm đặc biệt, kết tụ tinh hoa từ thiên nhiên và bàn tay đồng bào Mông Sơn La.
Mobile VerionPhiên bản di động