Thứ bảy 19/04/2025 10:58

Sức mua hàng tiêu dùng trên sàn thương mại điện tử tăng vọt

Theo ghi nhận của một số sàn thương mại điện tử, sau gần 2 tháng kể từ khi làn sóng dịch Covid-19 thứ 4 bùng phát, thói quen mua sắm của người tiêu dùng đã có sự thay đổi rõ rệt khi sức tiêu thụ các mặt hàng thực phẩm tươi sống, hàng khô tăng mạnh hơn trước.

Thông tin từ sàn thương mại điện tử Shopee cho biết, từ đầu tháng 5/2021 tới nay sức mua trên sàn này tăng đáng kể so với trước đó. Đặc biệt, sau hơn 3 tuần các địa phương thực hiện giãn cách xã hội (từ ngày 31/5 đến nay) theo Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 của Chính phủ, Shopee nhận thấy lượng giao dịch trên sàn vẫn tăng trưởng, đồng thời số lượng người dùng chuyển sang mua sắm các mặt hàng thiết yếu trên sàn có sự gia tăng đáng kể. Điều này thúc đẩy tăng trưởng nhu cầu đối với tất cả các danh mục ngành hàng, nổi bật là các mặt hàng thời trang, tiêu dùng nhanh, thực phẩm khô, đồ dùng cho mẹ và bé, sản phẩm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp; đồ điện tử và đồ dùng gia đình.

Dân văn phòng mua sắm online mùa dịch

Tương tự, ghi nhận của Lazada cũng cho thấy, trong 30 ngày qua đã có hơn 12 tấn thịt gà, 7 tấn thịt heo và 6 tấn trái cây được bán ra qua nền tảng này. Theo Lazada, các mặt hàng tiêu dùng nhanh chiếm ưu thế vượt trội trong nhu cầu tìm kiếm trên thương mại điện tử. Cụ thể từ đầu tháng 6 tới nay các từ khoá được tìm kiếm thuộc nhóm ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) ghi nhận sự tăng trưởng cao nhất toàn sàn, trong đó các từ khoá của nhóm hàng bách hóa, thực phẩm nổi bật hơn hết với mức tăng lên tới 40%.

“Mua sắm thực phẩm tươi sống trên thương mại điện tử đã trở thành một xu hướng mới. Sau hàng loạt các biện pháp giãn cách được ban hành trên nhiều tỉnh thành nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19, việc mua sắm hàng hóa, đặc biệt là các mặt hàng thực phẩm tươi sống, đã trở thành một thói quen mới của người tiêu dùng Việt. Chúng tôi ghi nhận số lượng người mua và sức mua mỗi ngày (bao gồm số lượng đơn hàng và số lượng sản phẩm bán ra) đều tăng gần 70%. Xu hướng mua sắm của người tiêu dùng trải dài khắp các mặt hàng từ rau củ, thịt cá và trái cây tươi, đặc biệt là nho, táo, vải thiều”- đại diện của Lazada cho biết.

Trong bối cảnh sức mua tăng vọt, các sàn thương mại điện tử bên cạnh việc đảm bảo nguồn cung sản phẩm đa dạng, đáp ứng mọi nhu cầu của người dùng cũng liên tục giới thiệu đến người dùng nhiều chương trình ưu đãi giảm giá 50%, bộ sưu tập hàng tiêu dùng nhanh, góp phần đem lại cho người dùng những trải nghiệm mua sắm an toàn, tối ưu với mức chi phí thấp. Đồng thời, các sàn còn chú trọng tăng cường hệ thống kho vận, dịch vụ giao hàng để hỗ trợ quy mô và tần suất mua sắm trực tuyến đang tăng nhanh trong giai đoạn gần đây, trên tinh thần tuân thủ các chỉ dẫn về phòng tránh dịch Covid - 19 của Chính phủ.

Mai Ca
Bài viết cùng chủ đề: Mua sắm

Tin cùng chuyên mục

Trách nhiệm đơn vị dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử

Quản lý chặt các chủ thể tham gia thương mại điện tử

Tận dụng ưu đãi thuế De minimis từ Mỹ tăng xuất khẩu

Cơ bản nhất trí với đề xuất xây dựng, ban hành Luật Thương mại điện tử

Shopee - người bán: Cuộc đối thoại chính thức quanh phí PiShip

Cách thế giới thay đổi logistics trong thương mại điện tử

Không có nhân sự giỏi, thương mại điện tử khó vươn xa

Lan tỏa giá trị di sản Việt Nam qua không gian số

Lùi thời hạn nộp thuế: Người bán hàng trên sàn thương mại điện tử 'thở phào'

Học Kinh tế số: Cơ hội nào cho sinh viên thời 4.0?

Khi hàng kém chất lượng được ‘tô vẽ’ trên sàn

Hàng nghìn sản phẩm bày bán trên 'chợ điện tử' Bình Dương

Longform: Bộ Công Thương lên tiếng về việc Shopee, Tiktok Shop tăng phí

‘Đế chế’ Forever 21 sụp đổ và câu chuyện bay trên 'đôi cánh’ thương mại điện tử

Shopee tôn vinh sản phẩm địa phương và xuất khẩu trực tuyến "giá trị Việt"

Cơ hội thực chiến thương mại điện tử cho doanh nghiệp Việt

KOL, KOC phải có trách nhiệm hỗ trợ người tiêu dùng

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: 4 giải pháp ‘thúc’ thương mại điện tử Lào Cai phát triển

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân dự Hội nghị phát triển thương mại điện tử tỉnh Lào Cai

Sàn thương mại điện tử tăng phí, người bán lo mất khách