Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XIV:

Sức cạnh tranh của kinh tế không phải dựa vào sức lao động!

Là một trong những Bộ luật được đánh giá là có phạm vi điều chỉnh rộng, có nhiều nội dung được sửa đổi, có nhiều nội dung mới chưa có tiền lệ; có tác động nhiều mặt đến người lao động, đến đời sống xã hội và hoạt động sản xuất kinh doanh, Phiên thảo luận về Bộ luật Lao động (sửa đổi) ngày 23/10, ghi nhận nhiều ý kiến đầy tâm huyết.
10 điểm mới đối với người lao động và 6 điểm mới đối với người sử dụng lao động

Điều hành nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng nhấn mạnh dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi) có phạm vi điều chỉnh rộng, có nhiều nội dung được sửa đổi, có nhiều nội dung mới chưa có tiền lệ, có tác động nhiều mặt đến người lao động. Đặt trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Quốc hội vừa có trách nhiệm cụ thể hóa các chủ trương của Đảng, vừa bảo đảm xây dựng luật pháp phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh trong nước, đồng thời bảo đảm sự thận trọng, cân nhắc nhiều mặt để bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động trước mắt và lâu dài.

suc canh tranh cua kinh te khong phai dua vao suc lao dong
Theo chương trình kỳ họp, vào thứ tư ngày 20/11, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Bộ luật Lao động (sửa đổi)

Báo cáo trước khi đại biểu thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nói rõ là không tán thành việc đề xuất mở rộng khung thỏa thuận giờ làm thêm tối đa nhưng Chính phủ vẫn mong muốn tiếp tục trình Quốc hội phương án tăng thời giờ làm thêm.

Về thời gian làm việc bình thường, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cũng cho biết, một số ý kiến đại biểu Quốc hội và nhiều đoàn đại biểu Quốc hội đề nghị nghiên cứu để quy định người lao động làm việc theo chế độ 44 giờ/tuần. Một số ý kiến đề nghị cần hết sức cân nhắc khi thay đổi quy định về thời giờ làm việc bình thường trong bối cảnh hiện nay và nên giữ như quy định hiện hành về tuần làm việc 48 giờ.

Trong phân thảo luận, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc – Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Binh - cho rằng, việc giữ quy định giờ làm việc bình thường như hiện nay là phù hợp với thực tiễn của nền kinh tế và rất nhân văn. Chúng ta quy định linh hoạt rằng thời gian làm việc tối đa là 48 giờ/tuần, Nhà nước khuyến khích giờ làm việc ít hơn là 40-44 giờ/tuần tùy thuộc điều kiện cụ thể của doanh nghiệp và thỏa thuận giữa chủ sử dụng lao động và người lao động, quy định này hợp lý, hợp tình.

Đưa cứ liệu chứng minh quan điểm, ông Lộc cho biết, theo tính toán sơ bộ thì riêng ngành thủy sản, dệt may, da giày, túi xách, điện tử, lương thực thực phẩm nếu giảm 4 giờ/tuần thì có thể giảm sản lượng kim ngạch xuất khẩu ít nhất 20 tỷ USD/năm, ảnh hưởng đến xuất khẩu, tăng trưởng kinh tế của đất nước và các doanh nghiệp FDI sẽ tìm đến những nền kinh tế có chi phí lao động thấp hơn để chuyển hướng đầu tư, Việt Nam sẽ khó duy trì tốc độ tăng trưởng dòng vốn đầu tư FDI, thậm chí có thể xảy ra tình trạng thoái lui trong đầu tư.

Tuy nhiên, với quan điểm trái chiều, đại biểu Nguyễn Thị Xuân (Đoàn tỉnh Đắk Lắk) nêu rõ, theo quy định hiện hành, thời giờ lao động bình thường của người lao động Việt Nam đang ở mức cao hơn so với nhiều nước trong khu vực và thế giới.

“Số giờ làm việc hiện nay của người lao động nước ta là 48 giờ/tuần, cộng thêm với thời giờ làm thêm được phép tối đa theo quy định hiện hành là 300 giờ/ năm, thì tổng quỹ thời gian làm việc của người lao động lên đến 2620 giờ/năm, trong khi ở Trung Quốc là 2288 giờ/năm và ở Hàn Quốc là 2246 giờ/năm” – Bà Xuân cũng đưa ra số liệu và nhấn mạnh, xu hướng giảm giờ làm đang là xu hướng chung của các nước trên thế giới, trên cơ sở đầu tư phát triển phương thức sản xuất, áp dụng khoa học công nghệ, bảo đảm tăng năng xuất lao động nhưng cũng duy trì sức khỏe bảo đảm khả năng lao động của người lao động, tạo điều kiện cho người lao động có thời gian chăm sóc gia đình, tham gia các hoạt động văn hóa. Từ lập luận này, đại biểu Xuân bày tỏ nhất trí với phương án không mở rộng khung thỏa thuận làm thêm giờ tối đa so với quy định hiện hành và cần bổ sung các chế tài đủ mạnh để xử lý các tổ chức doanh nghiệp vi phạm các quy định của Bộ luật Lao động.

Chia sẻ quan điểm của đại biểu Nguyễn Thị Xuân, đại biểu Đoàn TP. HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm không giấu được xúc động với lời khẳng định: “Công nhân không muốn làm thêm giờ”. Bà Tâm nói thêm, dù trên thực tế họ cần làm thêm giờ và chúng ta phải trả lời câu hỏi vì sao họ làm thêm. Vì tiền lương không đủ trang trải cuộc sống?

suc canh tranh cua kinh te khong phai dua vao suc lao dong
Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm: Sức cạnh tranh của kinh tế không phải dựa vào sức lao động của người lao động mà dựa vào năng lực quản trị, đổi mới công nghệ, điều kiện làm việc

Luận giải, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm nói, nhìn vào tâm thế của người công nhân thì mới thấu hiểu họ và thậm chí, nhìn vào những đứa trẻ mà cha mẹ của họ phải gửi về quê. Có người cha, mẹ nào muốn gửi con về quê không? Hay có những công nhân phải 2 đến 3 năm mới về quê? – những câu hỏi của bà Tâm làm không khí trong nghị trường lắng xuống.

Tiếp tục phần thảo luận của mình, bà Tâm nói, những người công nhân không muốn trở thành gánh nặng của xã hội, họ phải đi làm. Nếu nói tự nguyện thì cần phải tranh luận, làm rõ.

“Nhân văn là bảo vệ quyền con người, là tình người trong sử dụng lao động và sức cạnh tranh của kinh tế không phải dựa vào sức lao động của người lao động mà dựa vào năng lực quản trị, đổi mới công nghệ, điều kiện làm việc” - Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm nói và nhấn mạnh, Quốc hội phải làm chính sách như thế nào để người công nhân có thu nhập đủ trang trải trong cuộc sống, có thời gian để nâng cao tay nghề, nâng cao giải trí, chăm sóc gia đình. Đó là quyền con người mà Hiến pháp quy định.

Thu Hằng - Hoàng Châu
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Cạnh tranh

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nhà tuyển dụng và ứng viên đang “tìm nhau” ở đâu?

Nhà tuyển dụng và ứng viên đang “tìm nhau” ở đâu?

Các nhà tuyển dụng nhận thấy mạng xã hội là những kênh hiệu quả để tiếp cận với một lượng lớn ứng viên tiềm năng, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Nhật Bản tăng 5-8% lương nhằm hút thêm lao động từ Việt Nam

Nhật Bản tăng 5-8% lương nhằm hút thêm lao động từ Việt Nam

Để thu hút lao động, các nhà tuyển dụng Nhật Bản đang tăng lương cơ bản hàng tháng cho thực tập sinh kỹ thuật nước ngoài.
Doanh nghiệp Nhật đến trường đại học

Doanh nghiệp Nhật đến trường đại học 'săn' kỹ sư

Hơn 30 doanh nghiệp lớn và uy tín, trong đó có nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đã tham dự ngày hội việc làm của Trường Đại học Điện lực.
4,15 triệu lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp, khu kinh tế

4,15 triệu lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp, khu kinh tế

Tính đến năm 2023, các khu công nghiệp, khu kinh tế của Việt Nam đã tạo việc làm cho khoảng 4,15 triệu lao động trực tiếp.
Bộ Nội vụ đang khẩn trương hoàn thiện các nội dung cụ thể của chế độ tiền lương mới

Bộ Nội vụ đang khẩn trương hoàn thiện các nội dung cụ thể của chế độ tiền lương mới

Bộ Nội vụ đang khẩn trương phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan hoàn thiện các nội dung cụ thể của chế độ tiền lương mới.

Tin cùng chuyên mục

Bắc Giang: Hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024

Bắc Giang: Hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024

Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Giang vừa triển khai Kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024.
Đóng bảo hiểm xã hội 10 năm được hưởng lương hưu bao nhiêu?

Đóng bảo hiểm xã hội 10 năm được hưởng lương hưu bao nhiêu?

Các cử tri Bắc Kạn và Vĩnh Long đã đề xuất xem xét việc giảm số năm đóng tối thiểu và điều chỉnh mức lương hưu tương ứng với thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
Thừa Thiên Huế: Nhu cầu tuyển dụng lao động đầu năm tăng cao

Thừa Thiên Huế: Nhu cầu tuyển dụng lao động đầu năm tăng cao

Đầu năm 2024, nhiều doanh nghiệp tại Thừa Thiên Huế tăng nhu cầu tuyển dụng lao động, nhằm đáp ứng các đơn hàng.
Giá trị đặc biệt làng nghề truyền thống mộc Kim Bồng

Giá trị đặc biệt làng nghề truyền thống mộc Kim Bồng

Điêu luyện, tinh tế trong kỹ thuật chạm trổ, những nghệ nhân mộc Kim Bồng đã tạo ra những sản phẩm mang tính nghệ thuật và giá trị đặc biệt cho làng nghề.
Tháng 2/2024: 94,2% hộ gia đình có thu nhập không thay đổi và tăng

Tháng 2/2024: 94,2% hộ gia đình có thu nhập không thay đổi và tăng

Tỷ lệ hộ đánh giá có thu nhập trong tháng 2/2024 không thay đổi và tăng lên so với tháng cùng kỳ năm 2023 là 94,2%.
Bắc Giang sẽ giải quyết việc làm cho hơn 32.000 lao động trong năm 2024

Bắc Giang sẽ giải quyết việc làm cho hơn 32.000 lao động trong năm 2024

Trong năm 2024, tỉnh Bắc Giang sẽ phấn đấu giải quyết việc làm cho hơn 32.000 lao động và đào tạo nghề cho 30.000 người.
Chính phủ sửa quy định về tiền lương trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Chính phủ sửa quy định về tiền lương trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Chính phủ sửa đổi quy định về thang lương, bảng lương, phụ cấp lương đối với người lao động làm việc trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Đề xuất Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 6% từ 1/7/2024

Đề xuất Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 6% từ 1/7/2024

Hội đồng Tiền lương quốc gia đề xuất Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng trong doanh nghiệp thêm 6% mỗi tháng từ ngày 1/7/2024.
Quy định mới về cấp phép đưa người lao động đi làm việc tại Đài Loan (Trung Quốc)

Quy định mới về cấp phép đưa người lao động đi làm việc tại Đài Loan (Trung Quốc)

Đài Loan (Trung Quốc) thông báo sửa đổi, bổ sung quy định về cấp phép liên quan đến doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc tại Đài Loan.
Doanh nghiệp gia tăng nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ, chuyên môn

Doanh nghiệp gia tăng nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ, chuyên môn

Đầu năm 2024, xu hướng tuyển dụng lao động đang có sự thay đổi khi doanh nghiệp đang có nhu cầu nhân lực có trình độ, chuyên môn.
Thừa Thiên Huế: Xuất quân đánh cá vụ Nam xuân Giáp Thìn

Thừa Thiên Huế: Xuất quân đánh cá vụ Nam xuân Giáp Thìn

Ngày 21/2, lễ xuất quân đánh cá vụ Nam mùa xuân Giáp Thìn năm 2024 đã được tổ chức tại phường Thuận An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Bộ Nội vụ tổ chức hai kỳ thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức năm 2024

Bộ Nội vụ tổ chức hai kỳ thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức năm 2024

Bộ Nội vụ đang chuẩn bị các điều kiện cần thiết để có thể tiến hành kỳ thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức vào tháng 7 và tháng 11 năm 2024.
Từ ngày 1/7, tiền lương cán bộ, công chức, viên chức tăng khoảng 30%

Từ ngày 1/7, tiền lương cán bộ, công chức, viên chức tăng khoảng 30%

Theo phương án cải cách tiền lương, dự kiến tiền lương bình quân chung của cán bộ, công chức, viên chức sẽ được tăng khoảng 30% từ ngày 1/7/2024.
Hàng nghìn lao động làm việc xuyên Tết trong các Khu công nghiệp tại Bắc Giang

Hàng nghìn lao động làm việc xuyên Tết trong các Khu công nghiệp tại Bắc Giang

Trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán, tại các Khu công nghiệp của tỉnh Bắc Giang có gần 30 doanh nghiệp với khoảng 5.500 lao động đăng ký làm việc xuyên Tết.
Thông tin về dự tuyển cấp phép cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc

Thông tin về dự tuyển cấp phép cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc

Trung tâm Lao động ngoài nước, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội thông tin cảnh báo người lao động về dự tuyển cấp phép cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc.
Thông báo danh sách thí sinh đủ điều kiện dự thi kỳ thi tuyển công chức của Bộ Công Thương năm 2023

Thông báo danh sách thí sinh đủ điều kiện dự thi kỳ thi tuyển công chức của Bộ Công Thương năm 2023

Hội đồng thi tuyển công chức Bộ Công Thương thông báo Danh sách thí sinh đủ điều kiện, tiêu chuẩn dự kỳ thi tuyển công chức của Bộ Công Thương năm 2023 như sau:
Trình Chính phủ mức tăng lương tối thiểu 6% từ 1/7/2024

Trình Chính phủ mức tăng lương tối thiểu 6% từ 1/7/2024

Hội đồng Tiền lương quốc gia vừa chính thức trình Chính phủ xem xét điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng năm 2024 từ ngày 1/7/2024.
Công nhân Hà Nội sẽ được bố trí xe đón trở lại làm việc sau nghỉ Tết

Công nhân Hà Nội sẽ được bố trí xe đón trở lại làm việc sau nghỉ Tết

Công đoàn Lao động TP. Hà Nội cho biết, ngày mùng 5 Tết sẽ bố trí các chuyến xe đón công nhân lao động quay trở lại làm việc.
92,4% hộ gia đình có thu nhập không thay đổi và tăng lên

92,4% hộ gia đình có thu nhập không thay đổi và tăng lên

Tháng 1/2024, 92,4% số hộ gia đình đánh giá có thu nhập trong tháng không thay đổi và tăng lên so với cùng kỳ năm 2023.
Doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc tại Romania phải sàng lọc người thực sự có nhu cầu

Doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc tại Romania phải sàng lọc người thực sự có nhu cầu

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội yêu cầu doanh nghiệp đưa lao động Việt Nam đi làm việc tại Romania phải tuyển chọn trực tiếp, sàng lọc người có nhu cầu.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động