Bộ luật Lao động (sửa đổi):

10 điểm mới đối với người lao động và 6 điểm mới đối với người sử dụng lao động

Tiếp theo kỳ họp thứ 7, tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV, các đại biểu đã dành cả ngày 23/10 để thảo luận, cho ý kiến về dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi). Dự kiến, Bộ Luật sẽ được thông qua vào cuối kỳ họp.

Bà Nguyễn Thúy Anh – Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội đã nêu những điểm mới sau khi đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, bổ sung trong dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) lần này, đồng thời, đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận về những nội dung đó.

Về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng (Điều 1 và Điều 2). Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo chỉnh lý theo hướng mở rộng phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Bộ luật nhằm cụ thể hóa quy định của Hiến pháp; bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật; thích ứng với sự linh hoạt của thị trường lao động và góp phần dịch chuyển lao động từ khu vực không có quan hệ lao động sang khu vực có quan hệ lao động, từ khu vực phi chính thức sang khu vực chính thức, bảo đảm tốt hơn quyền an sinh xã hội của người lao động.

10 diem moi doi voi nguoi lao dong va 6 diem moi doi voi nguoi su dung lao dong
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng điều hành nội dung thảo luận về dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi)

Về mở rộng khung thỏa thuận thời giờ làm thêm tối đa (Điều 107). Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin báo cáo đề xuất 2 phương án: (1) Quy định theo hướng giữ khung thỏa thuận giờ làm thêm tối đa như Bộ luật hiện hành, nhưng cần ghi rõ nâng thời giờ làm thêm theo tháng là 40 giờ/tháng thay vì 30 giờ/tháng và bổ sung quy định cụ thể về các trường hợp được tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ/năm để người lao động biết, làm cơ sở cho việc giám sát tuân thủ, bảo vệ được quyền lợi, sức khỏe của người lao động. (2) Nâng khung thỏa thuận giờ làm thêm tối đa từ 300 giờ theo quy định hiện hành lên 400 giờ/năm theo đề xuất của Chính phủ. Quy định theo phương án này không khống chế thời gian làm thêm giờ theo tháng, nhưng Chính phủ phải tiếp tục nghiên cứu các kiến nghị của đại biểu Quốc hội, chuẩn bị danh mục cụ thể các ngành, nghề được mở rộng khung làm thêm từ trên 300 giờ đến 400 giờ, đánh giá tác động và bổ sung quy định trả lương lũy tiến làm thêm giờ kể từ giờ thứ 201 hoặc từ giờ thứ 301 trở đi và trình Quốc hội dự thảo Nghị định chi tiết.

Về tuổi nghỉ hưu (Điều 169). Do còn có ý kiến khác nhau và đây là vấn đề có tác động lớn đối với người lao động và thị trường lao động, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội 2 phương án quy định về tuổi nghỉ hưu tại khoản 2 Điều 169 để xem xét, cho ý kiến: (1) Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với nữ vào năm 2035. Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ. (2) Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với nam và đủ 60 tuổi đối với nữ. Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, căn cứ theo ngành nghề, tính chất công việc, môi trường và điều kiện lao động, địa bàn và cung, cầu của thị trường lao động, xu hướng già hóa dân số, Chính phủ quy định cụ thể lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của người lao động.

Về nghỉ lễ, Tết (Điều 112). Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình và xin ý kiến hai phương án: (1) không bổ sung ngày nghỉ lễ. (2) bổ sung một ngày người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương và chọn ngày Gia đình Việt Nam (ngày 28/6 dương lịch).

10 diem moi doi voi nguoi lao dong va 6 diem moi doi voi nguoi su dung lao dong
Đại biểu Vũ Tiến Lộc – Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình: Về cơ bản, tôi nhất trí với nhiều nội dung trong dự án bộ Luật lao động bổ sung sửa đổi lần này

Bên cạnh các nội dung trên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội còn nêu 8 nhóm vấn đề khác với hơn 20 nội dung cụ thể mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý bao gồm các nội dung về giải quyết tranh chấp lao động và đình công; một số quy định chung; việc làm, tuyển dụng và quản lý lao động; hợp đồng lao động; thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động; phụ lục hợp đồng lao động; thử việc; các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động; quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động; nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật; thẩm quyền của thanh tra lao động; tổ chức đối thoại tại nơi làm việc; về quyền thương lượng tập thể của tổ chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp; mức lương tối thiểu; Hội đồng tiền lương quốc gia; nâng lương, nâng bậc, chế độ phụ cấp, trợ cấp...

Dự thảo Bộ luật sau khi chỉnh lý gồm 17 Chương và 220 Điều; đã thể hiện được 10 điểm mới chủ yếu đối với người lao động và 6 điểm mới chủ yếu đối với người sử dụng lao động. Cụ thể:

Đối với người lao động. Một, lần đầu tiên mở rộng phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Bộ luật Lao động đối với người làm việc không có quan hệ lao động. Hai, quy định nguyên tắc về chính sách nhằm bảo đảm quyền của các tổ chức đại diện người lao động và tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong đối thoại, thương lượng, xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định. Ba, chế định về hợp đồng lao động đã quy định theo hướng bảo vệ tốt hơn đối với người lao động.

Bốn, bổ sung quy định cụ thể hơn về các trường hợp được tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ/năm nhằm bảo đảm quyền lợi lâu dài cho người lao động. Năm, điều chỉnh nâng tuổi nghỉ hưu theo lộ trình nhằm chuẩn bị, ứng phó với quá trình già hóa dân số, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Sáu, quy định mở rộng phạm vi áp dụng của thỏa ước lao động tập thể ngành hoặc thỏa ước lao động tập thể nhiều doanh nghiệp nhằm khuyến khích áp dụng các thỏa thuận có lợi hơn đối với người lao động, nhất là những lao động tại các doanh nghiệp chưa tham gia thỏa ước lao động tập thể ngành hoặc thỏa ước lao động nhiều doanh nghiêp.

Bảy, quy định cụ thể hơn về cơ chế nhằm bảo vệ tốt hơn cho lao động chưa thành niên. Tám, bảo đảm bình đẳng giới đã được thay đổi về quan điểm tiếp cận bảo đảm quyền việc làm, quyền lao động của lao động nữ thay vì quy định hạn chế của Bộ luật Lao động hiện hành nhằm mở rộng cơ hội việc làm cho lao động nữ mà vẫn bảo đảm các điều kiện, tiêu chuẩn về lao động. Chín, Quy định thành lập tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp không thuộc tổ chức Công đoàn Việt Nam nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích của người lao động trong quan hệ lao động, phù hợp với các Công ước của ILO, các cam kết quốc tế khác và tạo thuận lợi trong quá trình hội nhập quốc tế.

Mười, quy định linh hoạt hơn, quyền lựa chọn cơ chế giải quyết sau khi tiến hành thủ tục hòa giải, không quy định sự can thiệp, giải quyết hành chính của nhà nước đối với giải quyết tranh chấp lao động. Bổ sung quy định trách nhiệm của cơ quan chuyên môn về lao động - thương binh và xã hội thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là đầu mối tiếp nhận các yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động, có trách nhiệm phân loại, hướng dẫn hỗ trợ và giúp đỡ các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.

Đối với người sử dụng lao động: Lần đầu tiên luật hóa vai trò đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và tham gia xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và các tổ chức đại diện của người sử dụng lao động khác; Mở rộng quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động; người sử dụng lao động được quyền ký kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn đối với lao động cao tuổi và lao động là người nước ngoài; Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp mà được thực hiện trên cơ sở thương lượng, thoả thuận giữa các bên; doanh nghiệp chủ động trong xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động. Quy định đối thoại định kỳ tại doanh nghiệp được nâng lên 1 năm một lần; Quy định linh hoạt về đăng ký nội quy lao động bằng việc có thể phân cấp cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện. Quy định về giải quyết tranh chấp lao động tạo thuận lợi cho cả người lao động và người sử dụng lao động tiết kiệm được thời gian, kinh phí.

Quốc hội sẽ dành cả ngày 23/10 để thảo luận về dự thảo bộ luật và dự kiến thông qua vào cuối kỳ họp.

Thu Hằng - Hoàng Châu
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Nhân sự Trung ương tuần qua: Bộ Chính trị điều động cán bộ từ địa phương

Nhân sự Trung ương tuần qua: Bộ Chính trị điều động cán bộ từ địa phương

Về thông tin nhân sự cấp Trung ương tuần qua, Bộ Chính trị quyết định đồng chí Phạm Gia Túc giữ chức Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.
Nhân sự địa phương: Hà Nội, Nam Định bổ nhiệm cán bộ; tân Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An là ai?

Nhân sự địa phương: Hà Nội, Nam Định bổ nhiệm cán bộ; tân Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An là ai?

Về thông tin nhân sự địa phương trong tuần (11-15/11), ông Nguyễn Đức Trung, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An.
Nhân sự 15/11: Ông Nguyễn Xuân Ký, Bùi Văn Cường bị kỷ luật cảnh cáo; Ban Dân vận có nhân sự mới

Nhân sự 15/11: Ông Nguyễn Xuân Ký, Bùi Văn Cường bị kỷ luật cảnh cáo; Ban Dân vận có nhân sự mới

Thông tin nhân sự ngày 15/11: Ông Nguyễn Xuân Ký và ông Bùi Văn Cường bị kỷ luật cảnh cáo; khai trừ khỏi Đảng 4 cán bộ Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh…
Bắt người mẫu An Tây, ca sĩ Chi Dân: Lời xin lỗi muộn màng và bài học đắt giá cho nghệ sĩ

Bắt người mẫu An Tây, ca sĩ Chi Dân: Lời xin lỗi muộn màng và bài học đắt giá cho nghệ sĩ

Từ lời xin lỗi của ca sĩ Chi Dân, người mẫu An Tây sau khi bị bắt vì liên quan ma túy, giới nghệ sĩ cần hiểu về trách nhiệm, chuẩn mực đạo đức khi nổi tiếng.
Nhân sự 14/11: Bộ Giao thông Vận tải điều động Vụ trưởng; Ninh Bình, Trà Vinh bổ nhiệm lãnh đạo chủ chốt

Nhân sự 14/11: Bộ Giao thông Vận tải điều động Vụ trưởng; Ninh Bình, Trà Vinh bổ nhiệm lãnh đạo chủ chốt

Về thông tin nhân sự ngày 14/11, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng trao quyết định điều động, bổ nhiệm 6 lãnh đạo.

Tin cùng chuyên mục

Nhân sự ngày 13/11: Công bố lí do đề nghị kỷ luật đối với nguyên Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải

Nhân sự ngày 13/11: Công bố lí do đề nghị kỷ luật đối với nguyên Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải

Về thông tin nhân sự ngày 13/11, ông Nguyễn Văn Thể, nguyên Bộ trưởng Giao thông vận tải bị đề nghị kỷ luật do liên quan đến CTCP Tập đoàn Thuận An.
Trường Đại học Điện lực thông báo tuyển dụng viên chức năm 2024

Trường Đại học Điện lực thông báo tuyển dụng viên chức năm 2024

Năm 2024, Trường Đại học Điện lực có nhu cầu tuyển dụng 61 viên chức trong đó giảng viên là 43 chỉ tiêu và viên chức hành chính là 18 chỉ tiêu.
Nhân sự 12/11: Bộ Chính trị điều động lãnh đạo; Thái Bình, Trà Vinh, Đắk Nông bổ nhiệm Giám đốc Sở

Nhân sự 12/11: Bộ Chính trị điều động lãnh đạo; Thái Bình, Trà Vinh, Đắk Nông bổ nhiệm Giám đốc Sở

Về thông tin nhân sự 12/11, Bộ Chính trị điều động đồng chí Phạm Gia Túc thôi giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Nam Định, bổ nhiệm chức vụ Phó Chánh Văn phòng Trung ương
Nhân sự 11/11: Thủ tướng ký quyết định nhân sự Bộ Quốc phòng, tân Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An là ai?

Nhân sự 11/11: Thủ tướng ký quyết định nhân sự Bộ Quốc phòng, tân Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An là ai?

Về thông tin nhân sự ngày 11/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký quyết định bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt tại Bộ Quốc Phòng.
Bộ Nội vụ thông tin về lệ phí thi tuyển, xét tuyển công chức

Bộ Nội vụ thông tin về lệ phí thi tuyển, xét tuyển công chức

Bộ Nội vụ đã công bố 3 thủ tục hành liên quan tới công chức, trong đó có vấn đề lệ phí thi, xét tuyển công chức dựa trên số người tham gia.
Nhân sự Trung ương: Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông điều động nhân sự lãnh đạo

Nhân sự Trung ương: Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông điều động nhân sự lãnh đạo

Về thông tin nhân sự cấp Trung ương tuần qua (4-8/11), Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông có quyết định điều động nhiều cán bộ chủ chốt.
Luật Việc làm (sửa đổi): Kỳ vọng cho thị trường lao động bền vững

Luật Việc làm (sửa đổi): Kỳ vọng cho thị trường lao động bền vững

Với nhiều chính sách lớn về hỗ trợ tạo việc làm, phát triển kỹ năng nghề… Luật Việc làm (sửa đổi) kỳ vọng phát triển thị trường lao động linh hoạt, bền vững.
Hỗ trợ việc làm cho người lao động ngoài nước trở về

Hỗ trợ việc làm cho người lao động ngoài nước trở về

Nhiều lao động từ nước ngoài trở về là nguồn nhân lực được nhiều công ty săn đón, song cũng không ít người khó tìm được việc làm như mong muốn.
4 công việc phổ biến dành cho tân sinh viên muốn có thêm thu nhập

4 công việc phổ biến dành cho tân sinh viên muốn có thêm thu nhập

Cuộc sống sẽ giảm căng thẳng nếu biết chọn việc làm thêm phù hợp kiếm tiền chi tiêu và đảm bảo học tập, dưới đây là những việc mà các sinh viên có thể tham khảo
Nhân sự 8/11: Bộ Quốc phòng sáp nhập hai Cục; Ban Tuyên giáo Trung ương bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Nhân sự 8/11: Bộ Quốc phòng sáp nhập hai Cục; Ban Tuyên giáo Trung ương bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Về thông tin nhân sự ngày 8/11, Bộ Quốc phòng sáp nhập lại Cục Hậu cần, Cục Kỹ thuật thành Cục Hậu cần - Kỹ thuật, Quân chủng Phòng không - Không quân.
Nhân sự 7/11: Công bố lý do đề nghị kỷ luật Đảng đối với hai cựu cán bộ tỉnh Kiên Giang

Nhân sự 7/11: Công bố lý do đề nghị kỷ luật Đảng đối với hai cựu cán bộ tỉnh Kiên Giang

Về thông tin nhân sự ngày 7/11, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Kiên Giang đã đề nghị kỷ luật Đảng đối với ông Nguyễn Chí Trung và ông Nguyễn Thanh Đó.
Nhân sự 6/11: Bộ Công an điều động Giám đốc Công an tỉnh; Thứ trưởng Bộ Y tế nhận nhiệm vụ mới

Nhân sự 6/11: Bộ Công an điều động Giám đốc Công an tỉnh; Thứ trưởng Bộ Y tế nhận nhiệm vụ mới

Về thông tin nhân sự ngày 6/11, Đại tá Đặng Trọng Cường được Bộ Công an điều động, bổ nhiệm làm Giám đốc Công an tỉnh Sơn La thay Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Vân.
95,4% hộ gia đình không thay đổi thu nhập trong tháng 10/2024

95,4% hộ gia đình không thay đổi thu nhập trong tháng 10/2024

Theo khảo sát tình hình đời sống hộ dân cư tháng 10/2024, tỷ lệ hộ đánh giá thu nhập trong tháng không thay đổi, tăng so với cùng kỳ 2023 là 95,4%.
Nhân sự 4/11: Bộ Công an điều động Giám đốc Công an tỉnh; Ngân hàng Nhà nước có tân Vụ trưởng

Nhân sự 4/11: Bộ Công an điều động Giám đốc Công an tỉnh; Ngân hàng Nhà nước có tân Vụ trưởng

Về thông tin nhân sự ngày 4/11, Bộ Công an điều động Đại tá Nguyễn Hữu Phước giữ chức Giám đốc Công an tỉnh Khánh Hòa.
Nhân sự Trung ương: Bộ Công Thương bổ nhiệm Cục trưởng; thông tin về cương vị mới của NSND Xuân Bắc

Nhân sự Trung ương: Bộ Công Thương bổ nhiệm Cục trưởng; thông tin về cương vị mới của NSND Xuân Bắc

Về thông tin nhân sự tuần qua (28/10-1/11), Bộ Công Thương bổ nhiệm ông Phạm Tuấn Anh giữ chức Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp.
Tiếp tục cảnh báo chiêu trò tuyển dụng lao động thời vụ

Tiếp tục cảnh báo chiêu trò tuyển dụng lao động thời vụ

Cuối năm, các doanh nghiệp tăng tốc tuyển dụng lao động để đáp ứng đơn hàng sản xuất, song đây cũng là thời điểm nhiều đối tượng lợi dụng để lừa đảo.
Nhân sự 1/11: Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm vị trí lãnh đạo tại VTV; nhiều địa phương bổ nhiệm cán bộ

Nhân sự 1/11: Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm vị trí lãnh đạo tại VTV; nhiều địa phương bổ nhiệm cán bộ

Về thông tin nhân sự ngày 1/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký quyết định bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Lâm giữ chức Tổng Giám đốc VTV.
Dự báo thời tiết hôm nay ngày 2/11/2024: Miền Bắc vùng núi trời rét; miền Trung sắp mưa lớn

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 2/11/2024: Miền Bắc vùng núi trời rét; miền Trung sắp mưa lớn

Dự báo thời tiết hôm nay 2/11: Bắc Bộ đêm và sáng sớm trời lạnh, vùng núi trời rét; Trung Bộ ngày mai khả năng xảy ra đợt mưa lớn có nơi trên 500mm.
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm giữ chức Tổng Giám đốc VTV

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm giữ chức Tổng Giám đốc VTV

Từ ngày 1/11, ông Nguyễn Thanh Lâm, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông được điều động giữ chức Tổng Giám đốc VTV - Đài Truyền hình Việt Nam.
Nhân sự 31/10: Tổng Giám đốc VTV làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình; ai thay vị trí của NSND Xuân Bắc?

Nhân sự 31/10: Tổng Giám đốc VTV làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình; ai thay vị trí của NSND Xuân Bắc?

Về thông tin nhân sự ngày 31/10, ông Lê Ngọc Quang, Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) được Bộ Chính trị điều động giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động