Sửa đổi Luật Dầu khí: Không thể chậm trễ
Năng lượng Thứ năm, 16/06/2022 - 14:00 Theo dõi Congthuong.vn trên
Sửa đổi Luật Dầu khí: "Cởi trói” cho sự phát triển của ngành Sửa đổi Luật Dầu khí: Tạo hành lang pháp lý thuận lợi |
Trong bối cảnh chuyển dịch năng lượng đang diễn ra mạnh mẽ thì việc sửa đổi Luật Dầu khí là cấp thiết, nhằm tăng hiệu lực quản lý nhà nước; đồng thời loại bỏ rào cản, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho nhà đầu tư.
Vướng mắc cần tháo gỡ
Thống kê cho thấy, đến nay, ngành dầu khí đã khai thác được khoảng 420 triệu tấn dầu trong nước và khoảng 170 tỷ m3 khí, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, đóng góp quan trọng cho ngân sách nhà nước. Giai đoạn 2006 - 2015, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) - doanh nghiệp nòng cốt của ngành dầu khí đóng góp trung bình 20 - 25% tổng thu ngân sách nhà nước, 18 - 25% GDP cả nước. Từ năm 2015 đến nay, PVN vẫn đóng góp khoảng 10% tổng thu ngân sách nhà nước.
![]() |
Những ưu đãi với ngành dầu khí là cần thiết |
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Việt Sơn - Vụ trưởng Vụ Dầu khí và Than (Bộ Công Thương) - việc khai thác nguồn tài nguyên này ngày càng khó khăn do các mỏ nằm ở vùng nước sâu, xa bờ và địa chất phức tạp. Ngành dầu khí mặc dù còn nhiều dư địa phát triển song để phát huy tiềm năng, thế mạnh trong tình hình mới thì việc tiếp tục hoàn thiện thể chế, trước mắt là sớm ban hành Luật Dầu khí (sửa đổi) là đòn bẩy cho ngành dầu khí phát triển.
Ở góc độ thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp, ông Nguyễn Quốc Thập - Phó Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam - cho biết: Chúng ta cần kiện toàn Luật Dầu khí bởi một số luật ra đời sau như Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp đều có sự chồng chéo. Nếu không xử lý kịp thời, hoạt động của ngành dầu khí sẽ phải đối mặt với sự giảm hấp dẫn và thu hút nhà đầu tư.
Ưu đãi trong đầu tư
Ông Nguyễn Việt Sơn cho biết: Nội dung của Dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi) giải quyết 6 nhóm chính sách đã được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 17/2021/QH15 về Chương trình xây dựng pháp luật năm 2022.
Cụ thể các chính sách gồm: Bổ sung, hoàn thiện các quy định liên quan đến hợp đồng dầu khí; quy định điều tra cơ bản về dầu khí và trình tự, phê duyệt các bước triển khai hoạt động dầu khí, dự án dầu khí…; quy định khung cho việc thực hiện dự án dầu khí theo chuỗi từ tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển, xử lý; quy định về ưu đãi đầu tư và ưu đãi đầu tư đặc biệt đối với dự án dầu khí theo lô dầu khí thông qua hợp đồng dầu khí; công tác kế toán, kiểm toán, quyết toán và xử lý chi phí trong hoạt động dầu khí; quy định khung cho phép bên thứ ba tiếp cận các cơ sở hạ tầng có sẵn của ngành dầu khí và nghĩa vụ chia sẻ công trình dầu khí...
Ông Nguyễn Quốc Thập cho rằng, trong 6 nhóm chính sách, chúng ta đã phần nào đáp ứng được mục tiêu ưu đãi, thu hút, loại bỏ nhiều rào cản cho nhà đầu tư.
Đồng tình, ông Phan Đức Hiếu - Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội- cũng cho rằng, bên cạnh những ưu đãi trực tiếp, việc cải thiện môi trường kinh doanh chính là ưu đãi thiết thực, công bằng nhất và Dự án Luật Dầu khí (sửa đổi) làm rất tốt điều này.
Chia sẻ về vấn đề này, chuyên gia kinh tế - TS. Nguyễn Minh Phong - phân tích: Những ưu đãi với ngành này là cần thiết, nhằm tạo ra sự định hướng, hấp dẫn cho các dự án, nhà đầu tư, cũng như tăng cơ sở để tăng quyết tâm đầu tư. Những ưu đãi hiện nay đã phù hợp với một số rủi ro, tuy nhiên vẫn cần thêm ưu đãi về thuế, môi trường đầu tư, tạo sự thuận lợi hơn cho doanh nghiệp. Việc bảo hiểm tín dụng, bảo lãnh đầu tư cho doanh nghiệp sẽ góp phần giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh..
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Quỹ bình ổn giá xăng dầu: Những góc nhìn đa chiều

Phát triển điện gió ngoài khơi: Kỳ vọng từ Việt Nam

Châu Âu tăng sử dụng than để đối phó với khủng hoảng năng lượng

Giáo sư Trần Đình Long nói gì về điện mặt trời mái nhà, điện hạt nhân?

Công ty Điện lực Bắc Giang: Hiện thực hóa lưới điện thông minh
Tin cùng chuyên mục

Giải pháp nào cho phát triển điện mặt trời mái nhà

Gia Lai: Không xử lý bổ sung mới các dự án điện mặt trời, điện gió, chờ Quy hoạch điện VIII

Công suất tiêu thụ điện lập đỉnh mới đạt 45.528 MW

Tọa đàm “Chiến lược và hợp tác thúc đẩy chuyển đổi năng lượng cho Việt Nam”

Kiểm soát mức tiêu thụ điện tăng mùa nắng nóng

Phát triển năng lượng tái tạo: Cần xây dựng hệ sinh thái

Giá năng lượng: Nhìn từ thế giới về Việt Nam

Sáng mai (22/6) diễn ra Tọa đàm: “Chiến lược và hợp tác thúc đẩy chuyển đổi năng lượng cho Việt Nam”

Giá xăng dầu chiều 21/6: Giá xăng tăng từ 190 - 500 đồng/lít

Chính phủ giao Bộ Công Thương chủ trì, nghiên cứu phương án cấp điện ra Côn Đảo
![[INFOGRAPHIC] Việt Nam là 1 trong 10 quốc gia có sản lượng điện mặt trời cao nhất thế giới](https://congthuong.vn/stores/news_dataimages/thutrang/062022/20/16/croped/c1403451183de2afb1201fddbf00d7af.png)
[INFOGRAPHIC] Việt Nam là 1 trong 10 quốc gia có sản lượng điện mặt trời cao nhất thế giới

Giá các mặt hàng xăng dầu thành phẩm có xu hướng tăng

Giá xăng dầu đang “cõng” những loại thuế nào?

EVNNPT – Khánh Hoà: Tập trung tháo gỡ giải phóng mặt bằng 5 dự án truyền tải

Cần có chính sách tổng thể để phát triển năng lượng Việt Nam bền vững

EVN đề xuất tháo gỡ khó khăn cho điện mặt trời mái nhà

Họp báo Bộ Công Thương quý II: Cả nước có hơn 20.000 MW điện mặt trời đã được vận hành

Họp báo Bộ Công Thương quý II: Bộ Công Thương giải đáp rõ về vấn đề xăng dầu

Bộ trưởng Bộ Tài chính: Đã trình Chính phủ phương án giảm thuế để “kìm” giá xăng dầu
