Sử dụng nhiên liệu sinh học: Song hành nhiều lợi ích!

Sử dụng nhiên liệu sinh học đang là xu hướng phổ biến để thay thế các loại nhiên liệu truyền thống, vừa mang lại lợi ích kinh tế cho người sử dụng, vừa mang lại lợi ích cho môi trường. Vấn đề trên đã được khẳng định tại Hội thảo “Sử dụng nhiên liệu sinh học – Giải pháp phát triển bền vững” do Bộ Công Thương tổ chức sáng 17/10, tại Hà Nội.
Sử dụng nhiên liệu sinh học: Song hành nhiều lợi ích!
Tổng Biên tập Báo Công Thương Nguyễn Hữu Quý phát biểu khai mạc hội thảo

Lợi cho môi trường, an toàn cho động cơ

Việc chấm dứt sử dụng xăng RON 92 được xem là cơ hội lớn để xăng sinh học E5 được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường. Tại hội thảo, ông Nguyễn Nam Hải - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - khẳng định, các nước đã đi trước chúng ta một nhịp, hiện nay chúng ta mới nói đến sử dụng xăng E5, nhưng nhiều nước đã nói đến xăng E10. Chẳng hạn, ở Mỹ đã thử nghiệm xăng sinh học từ năm 1976 và hiện nay Mỹ đang sử dụng xăng sinh học lên đến E10. Ngoài ra, nhiều xe ô tô ở Mỹ đang sử dụng hoàn toàn nhiên liệu sinh học (E100). “Một ông “khổng lồ” trong ngành xăng dầu như Mỹ còn quan tâm đến vấn đề nhiên liệu sinh học như vậy, thì với chúng ta đó là xu thế tất yếu”, ông Hải nhấn mạnh.

Sử dụng nhiên liệu sinh học: Song hành nhiều lợi ích!
Ông Nguyễn Nam Hải - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

Ông Hải cho rằng, lợi ích của việc sử dụng xăng E5 rất lớn. Đó là, góp phần bảo vệ môi trường với việc giảm phát thải độc hại như khí CO, CO2, HC, SO2; cải thiện tính năng động cơ, do ethanol có trị số octan cao (109) nên khi pha vào xăng sẽ làm tăng trị số octan và tăng khả năng chống kích nổ của nhiên liệu. Đồng thời, hàm lượng oxy cao hơn xăng thông dụng, giúp quá trình cháy trong động cơ diễn ra hoàn toàn hơn, tăng công suất, giảm tiêu hao nhiên liệu. Ngoài ra, sử dụng xăng E5 còn giúp phát triển nông nghiệp, cụ thể là phát triển vùng nguyên liệu cho quá trình sản xuất ethanol (sắn, mía…), tạo thảm thực vật xanh làm giảm ảnh hưởng của bão lũ, xói mòn; góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Mạnh Hùng - Tổng Thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam - cho hay, nhiên liệu sinh học là một dạng năng lượng mới, có khả năng tái tạo. Vì vậy, nhiên liệu sinh học không chỉ góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, mà khí thải gây hiệu ứng nhà kính từ xe sử dụng xăng sinh học ít hơn xe sử dụng xăng khoáng từ 20-30%. Và người tiêu dùng đang được mua xăng E5 với giá thấp hơn xăng RON 92 khoảng 150-200 đồng/lít…

Sử dụng nhiên liệu sinh học: Song hành nhiều lợi ích!
PGS.TS Phạm Hữu Tuyến - Viện Cơ khí Động lực, Đại học Bách khoa Hà Nội

Đưa ra cái nhìn cụ thể hơn về lợi ích của xăng sinh học, PGS.TS Phạm Hữu Tuyến - Trưởng phòng thí nghiệm Động cơ đốt trong, Viện Cơ khí Động lực, Đại học Bách khoa Hà Nội - khẳng định, kết quả thử nghiệm nhiên liệu E5 trên ô tô cho thấy, so với xăng RON 92 thông thường, khi sử dụng E5 công suất trung bình tăng khoảng 3,31%, suất tiêu hao nhiên liệu giảm 5,18%; trung bình hàm lượng phát thải CO giảm 27,76%, HC giảm 16,23% so với xăng RON 92. Bên cạnh đó, hàm lượng Nox và CO2 có tăng do chất lượng quá trình cháy tốt hơn; nhiên liệu E5 hoàn toàn có thể sử dụng an toàn trên động cơ xăng đang lưu hành ở Việt Nam mà không cần phải thay đổi về kết cấu hay vật liệu chi tiết.

Sử dụng nhiên liệu sinh học: Song hành nhiều lợi ích!
Hội thảo có sự tham dự của đại diện Bộ Công Thương, các bộ, ngành địa phương và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân phối xăng dầu trên cả nước

Ông Trần Ngọc Năm - Phó tổng giám đốc Tập đoàn Xăng dầu (Petrolimex) - cho biết thêm: "Thời gian đầu, nhiều người tiêu dùng còn có tâm lý lo ngại về chất lượng sản phẩm ảnh hưởng tới động cơ, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại và trong quá trình tổ chức bán xăng E5 của Petrolimex, chúng tôi chưa nhận được bất kỳ một phản hồi nào phản ánh về chất lượng của động cơ do ảnh hưởng bởi việc dùng xăng E5".

Đủ nguồn cung cho thị trường

Hiện nay, hệ thống văn bản pháp luật đã đáp ứng được nhu cầu quản lý của một ngành công nghiệp nhiên liệu sinh học mới hình thành. Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng, định mức hao hụt… đã được ban hành đầy đủ để phục vụ quản lý, hoạt động sản xuất, kinh doanh xăng E5 và E10. Đặc biệt, phải kể đến sự chuẩn bị tích cực của các Bộ, ngành, doanh nghiệp để xăng sinh học “chảy” vào cuộc sống.

Sử dụng nhiên liệu sinh học: Song hành nhiều lợi ích!
Ông Nguyễn Phú Cường, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương)

Ông Nguyễn Phú Cường, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương) cho biết, để thực hiện lộ trình sử dụng xăng sinh học E5 từ 1/1/2018, Bộ Công Thương cùng với các Bộ ngành đã triển khai hàng loạt công việc. Cụ thể: Kiểm tra theo dõi, đôn đốc các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đảm bảo thực hiện theo lộ trình. Đồng thời, đã làm việc với Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng rà soát, kiểm soát đánh giá lại toàn bộ hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn để bảo đảm chất lượng, quyền lợi của người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương đã làm việc với Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng kế hoạch để phối hợp với Cục Quản lý thị trường thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại trong xăng dầu; trao đổi với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc đảm bảo nguồn cung nguyên liệu cho sản xuất xăng E5 theo hướng thị trường điều tiết. Bộ còn tổ chức những đoàn làm việc trực tiếp với PV Oil, Petrolimex, các đơn vị để kiểm tra hệ thống lắp đặt trạm trộn, hệ thống kiểm soát chất lượng; làm việc với các địa phương: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Thái Nguyên... để xây dựng các chương trình cụ thểcho phát triển xăng sinh học.

“Theo báo cáo của các nhà máy, công ty, tất cả các đơn vị đều đang chuẩn bị mua nguyên liệu, căn chỉnh thiết bị để đưa vào hoạt động ở mức công suất cao. Hai nhà máy ethanol Bình Phước và Dung Quất đều đã có những báo cáo rất rõ ràng để Bộ Công Thương trình Chính phủ về công tác chuẩn bị để khởi động nhà máy” - ông Nguyễn Phú Cường nhấn mạnh.

Ông Lưu Quang Thái - Chủ tịch Hiệp hội nhiên liệu sinh học Việt Nam - đảm bảo, tất cả các nhà máy sản xuất E100 của Việt Nam đều lấy sắn là nguyên liệu chính. Giá nguyên liệu này hiện cũng chiếm hơn 70% giá thành sản phẩm. Vì vậy, ổn định nguồn cung sắn với giá thành hợp lý là yếu tố quyết định giá E100 của Việt Nam có thể cạnh tranh được với giá E100 nhập khẩu. Ông cho biết thêm, hiện mỗi năm sản lượng sắn củ tươi trong nước đạt khoảng 11 triệu tấn, sắn khô đạt từ 1,5-2 triệu tấn. Lượng này có thể sử dụng để sản xuất hàng triệu tấn Ethanol nhưng do nhu cầu nhập khẩu lớn từ thị trường Trung Quốc nên giá sắn luôn biến động. Hiện tại, do nhu cầu sắn của Trung Quốc thấp nên giá sắn của Việt Nam cũng đứng ở mức thấp, đủ để các nhà máy cồn sản xuất E100 với giá bán xuất xưởng khoảng 13.200 đồng/lít, cạnh tranh được với cồn nhập khẩu.

Sử dụng nhiên liệu sinh học: Song hành nhiều lợi ích!
Ông Lưu Quang Thái - Chủ tịch Hiệp hội nhiên liệu sinh học Việt Nam

Trước đó, trả lời phỏng vấn Báo Công Thương, ông Phan Thế Ruệ - Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam - việc 2 nhà máy nhiên liệu sinh học Bình Phước và Dung Quất sẽ được PVN tái khởi động vào cuối năm nay là một tín hiệu đáng mừng cho thấy các cơ quan quản lý đang chạy nước rút để đảm bảo cho sự thành công của Đề án Phát triển nhiên liệu sinh học. Đồng thời, để đảm bảo ethanol trong nước đủ sức cạnh tranh với nguồn ethanol nhập khẩu, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cũng vừa đưa ra chỉ thị yêu cầu Vụ Thị trường trong nước tiếp tục phối hợp với Bộ Tài chính, khẩn trương rà soát các văn bản, nghiên cứu xây dựng cơ chế về thuế đối với ethanol nhập khẩu, đảm bảo chênh lệch giá của E100 nhập khẩu cao hơn 5-7% so với sản xuất trong nước.

Về phía doanh nghiệp, Petrolimex và PV Oil đã và đang đi tiên phong trong việc triển khai kinh doanh xăng E5 RON 92 trên toàn hệ thống. Ngày 11/9/2017, Petrolimex đã ban hành văn bản thông báo về việc Tập đoàn này sẽ triển khai kinh doanh xăng E5 RON 92 trên toàn hệ thống phân phối, thay thế hoàn toàn xăng khoáng RON 92 trên toàn quốc kể từ ngày 1/1/2018. Còn PV Oil, song song với việc cải tạo và nâng cấp các trạm phối trộn, tổng công ty cũng rục rịch yêu cầu các cửa hàng kinh doanh xăng dầu trong hệ thống bán đồng thời cả hai mặt hàng là xăng khoáng RON 95 và xăng E5 RON 92 hoặc chỉ kinh doanh một trong hai loại xăng trên…

Sử dụng nhiên liệu sinh học: Song hành nhiều lợi ích!
Ông Trần Ngọc Năm - Phó tổng giám đốc Tập đoàn Petrolimex

Riêng Petrolimex đã triển khai xăng E5 từ tháng 8/2014, tại thời điểm đầu tiên số cửa hàng của Petrolimex chỉ có trên 50 cửa hàng với sản lượng bình quân tiêu thụ khoảng 4.000 m3/tháng. Tuy nhiên hiện nay Petrolimex đã có trên 500 cửa hàng xăng dầu bán xăng E5 với sản lượng 28.000 m3/tháng. Điều này cho thấy nhu cầu tiêu thụ xăng E5 của người tiêu dùng ngày một tăng trưởng và cũng khẳng định chất lượng xăng E5 hoàn toàn đảm bảo, đã tạo nên niềm tin của người tiêu dùng đối với mặt hàng này.

Để chuẩn bị thời điểm 1/1/2018, ngoài việc chủ động nguồn cung, Petrolimex quyết liệt chỉ đạo tất cả các cửa hàng thực hiện nghiêm túc việc bán xăng E5, rà soát lại hệ thống công nghệ, hạn chế tối đa hiện tượng ngậm nước của xăng E5. Ngoài ra, Petrolimex đang triển khai thí điểm các hình thức phối trộn ở bể mẻ lớn và thí điểm việc vận tải bằng đường thủy, đường ống để có đủ khả năng đáp ứng tốt nhất khi nhu cầu tiêu thụ xăng E5 tăng cao.

Sử dụng nhiên liệu sinh học: Song hành nhiều lợi ích!
Ông Mai Văn Huy - Tổng giám đốc Công ty CP Thương mại Đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu

Ông Mai Văn Huy - Tổng giám đốc Công ty CP Thương mại Đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu - tự tin: "Sau 2 năm đưa xăng E5 ra thị trường, công ty chưa hề nhận được phản hồi nào không tốt từ phía người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm. Công ty cũng đã có 3 cơ sở phối trộn ở Cần Thơ, Tiền Giang, TP.Hồ Chí Minh, được Bộ Khoa học & Công nghệ công nhận tiêu chuẩn hợp quy về sản xuất xăng E5. Chuẩn bị cho thời điểm ngày 1/1/2018 đưa xăng E5 ra thị trường thay thế cho xăng A92, công ty đã bố trí 155 tỷ đồng chi phí cho hoạt động phối trộn tại cơ sở ở Cần Thơ". Tuy nhiên, ông Huy cũng đề xuất, thiếu Ethanol vẫn là nỗi lo lớn nhất của doanh nghiệp. Công ty kiến nghị với các bộ, ngành cho phép nhập khẩu nhiên liệu này trong trường hợp thiếu.

Sử dụng nhiên liệu sinh học: Song hành nhiều lợi ích!
Ông Trần Phước Hiền - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Quảng Ngãi

Được coi là địa phương đột phá trong việc sử dụng xăng E5 trên toàn tỉnh từ 1/8/2014, ông Trần Phước Hiền - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Quảng Ngãi - chia sẻ bài học thành công: "Để thực hiện hiệu quả, cần tổ chức tuyên truyền về lợi ích sử dụng xăng E5-Ron 92 một cách hợp lý để người tiêu dùng hiểu rõ hơn về lợi ích của việc sử dụng, tránh tuyên truyền tràn lan, không rõ mục đích, gây ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng, làm cho người tiêu dùng hiểu sai lệch về mục đích của việc phân phối; vận động các cơ quan, doanh nghiệp gương mẫu đi đầu trong việc sử dụng xăng E5-Ron 92 làm gương cho mọi người noi theo. Thêm vào đó, các cơ quan chức năng cần thường xuyên phối hợp chặt chẽ trong kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển các mặt hàng xăng và ethanol, tránh trường hợp các tổ chức, cá nhân tổ chức phối trộn và đưa ra thị trường những sản phẩm xăng không đảm bảo chất lượng, gây ảnh hưởng không tốt đến tâm lý người tiêu dùng và luôn lắng nghe ý kiến của người tiêu dùng phản hồi. Hơn nữa, doanh nghiệp sản xuất, phân phối và Sở Công Thương đối thoại trực tiếp với người tiêu dùng, đặt lợi ích của người tiêu dùng lên hàng đầu, mọi ý kiến của người tiêu dùng đều được xem xét thấu đáo, giải quyết kịp thời, nhất quán, tạo sự đồng thuận chung".

Sử dụng nhiên liệu sinh học: Song hành nhiều lợi ích!
Ông Hoàng Minh Phương - Phó Cục trưởng Cục Thông tin cơ sở (Bộ Thông tin & truyền thông)

Liên quan đến vấn đề truyền thông, ông Hoàng Minh Phương - Phó Cục trưởng Cục Thông tin cơ sở - cho hay, Bộ Thông tin và truyền thông đã ban hành Chương trình Truyền thông quốc gia, nhằm khuyến khích sử dụng nhiên liệu sinh học. Theo đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng về việc sử dụng nhiên liệu sinh học bằng nhiều hình thức truyền thông phong phú, đa dạng, phù hợp với trình độ dân trí của từng nhóm đối tượng, từng vùng, miền, nhất là khu vực đô thị, thành phố lớn, nơi có tỷ lệ sử dụng nhiên liệu cao. Đặc biệt, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mỗi cá nhân, từng hộ gia đình, tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng xã hội về việc sử dụng nhiên liệu sinh học, góp phần bảo đảm mục tiêu an ninh năng lượng, giảm dần sự lệ thuộc vào xăng khoáng, cải thiện môi trường, đồng thời thực hiện tốt các cam kết của Chính phủ Việt Nam với quốc tế về giảm khí thải nhà kính, góp phần tạo thu nhập bền vững cho khu vực nông nghiệp cũng như thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Ông Nguyễn Phú Cường, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ: "Bộ Công Thương đã thành lập đoàn công tác đi đến tất cả các nhà máy sản xuất ethanol nhiên liệu và chúng tôi nhận thấy sự chuẩn bị của các doanh nghiệp là hết sức tích cực. Chúng tôi cho rằng, trong thời gian tới các nhà máy này đưa vào sản xuất sẽ đáp ứng được nguồn cung xăng E5".
Sử dụng nhiên liệu sinh học: Song hành nhiều lợi ích!
TIN LIÊN QUAN
Sử dụng hoàn toàn xăng E5: Sẵn sàng trước giờ G
Song Nga - Lan Anh - Cấn Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Đảng cộng sản Liên bang Nga

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Đảng cộng sản Liên bang Nga

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, quan hệ hai Đảng có ý nghĩa quan trọng, là cơ sở chính trị để thúc đẩy hợp tác hai nước trên các lĩnh vực.
Khi Tổng Bí thư và Đảng ta lần đầu gọi doanh nhân là chiến sĩ

Khi Tổng Bí thư và Đảng ta lần đầu gọi doanh nhân là chiến sĩ

Tổng Bí thư và Đảng ta lần đầu khẳng định vai trò doanh nhân là chiến sĩ thời bình, giữ vai trò nòng cốt trong phát triển kinh tế và xây dựng đất nước.
Tổng Bí thư: Hợp tác dầu khí là kết tinh trí tuệ Liên bang Nga và ý chí, khát vọng Việt Nam

Tổng Bí thư: Hợp tác dầu khí là kết tinh trí tuệ Liên bang Nga và ý chí, khát vọng Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định luôn ủng hộ doanh nghiệp hai nước Việt Nam - Liên bang Nga mở rộng hợp tác trên cơ sở Đối tác chiến lược toàn diện.
Toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Động lực mới cho phát triển kinh tế

Toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Động lực mới cho phát triển kinh tế

Báo Công Thương trân trọng giới thiệu bài viết "Động lực mới cho phát triển kinh tế" của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm.
Thủ tướng nhắc nhiều địa phương chưa quyết liệt xóa nhà tạm

Thủ tướng nhắc nhiều địa phương chưa quyết liệt xóa nhà tạm

Thủ tướng Chính phủ đánh giá ở một số địa phương, ban chỉ đạo, người đứng đầu quyết tâm chưa cao, chưa quyết liệt trong xóa nhà tạm, nhà dột nát.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng: Cả nước đã xóa gần 209.000 căn nhà tạm

Thủ tướng: Cả nước đã xóa gần 209.000 căn nhà tạm

Thủ tướng nhấn mạnh, việc xoá nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước cho nhân dân là công việc rất nhân văn, ý nghĩa.
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Putin: Hai nhà lãnh đạo nhất trí tạo bước phát triển mới Việt Nam - Liên bang Nga

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Putin: Hai nhà lãnh đạo nhất trí tạo bước phát triển mới Việt Nam - Liên bang Nga

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Vladimir Putin trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Liên bang Nga và tham dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng.
Thủ tướng yêu cầu

Thủ tướng yêu cầu '6 rõ' trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông

Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm toàn diện về kỳ thi tốt nghiệp THPT trên địa bàn.
Thủ tướng chủ trì phiên họp thứ 4 về xóa nhà tạm, nhà dột nát

Thủ tướng chủ trì phiên họp thứ 4 về xóa nhà tạm, nhà dột nát

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp lần thứ 4 Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.
TRỰC TIẾP: Lễ diễu hành kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng

TRỰC TIẾP: Lễ diễu hành kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng

Sáng 11/5, Báo Công Thương truyền hình trực tiếp Lễ diễu hành kỷ niệm 70 năm Giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 – 13/5/2025).
TRỰC TIẾP: Toàn cảnh Lễ diễu hành kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng

TRỰC TIẾP: Toàn cảnh Lễ diễu hành kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng

Sáng nay ngày 11/5, Báo Công Thương tường thuật trực tiếp Lễ diễu hành kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 – 13/5/2025).
Thủ tướng yêu cầu lựa chọn nhà đầu tư xứng tầm cho sân bay Gia Bình

Thủ tướng yêu cầu lựa chọn nhà đầu tư xứng tầm cho sân bay Gia Bình

Thủ tướng yêu cầu lựa chọn nhà đầu tư xứng tầm để triển khai hợp tác công tư, bảo đảm lợi ích quốc gia, phòng chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí.
Chính phủ tạo

Chính phủ tạo 'bệ phóng' cho tập đoàn tư nhân vươn tầm toàn cầu

Chính phủ đặt mục tiêu có 2 triệu doanh nghiệp và ít nhất 20 tập đoàn tư nhân có khả năng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam coi trọng hợp tác năng lượng nguyên tử với Liên bang Nga

Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam coi trọng hợp tác năng lượng nguyên tử với Liên bang Nga

Tổng Bí thư nhấn mạnh, Việt Nam ưu tiên việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân, coi trọng việc tăng cường hợp tác lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
Đề xuất tách riêng điều luật về quỹ tiết kiệm năng lượng

Đề xuất tách riêng điều luật về quỹ tiết kiệm năng lượng

Đại biểu Quốc hội đề xuất tách riêng điều luật về Quỹ thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, có cơ chế cho cơ sở sản xuất làng nghề, nông thôn.
Việt Nam - Nga tăng cường hợp tác nghị viện, làm sâu sắc quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Việt Nam - Nga tăng cường hợp tác nghị viện, làm sâu sắc quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nga, Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Duma Quốc gia, nhấn mạnh thúc đẩy hợp tác nghị viện, hoàn thiện pháp lý.
Chủ tịch Quốc hội: Không điều chỉnh quy hoạch tùy tiện

Chủ tịch Quốc hội: Không điều chỉnh quy hoạch tùy tiện

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh quy hoạch phải minh bạch, đồng bộ, lấy ý kiến dân và giám sát chặt chẽ để không bị điều chỉnh tùy tiện.
Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Đại biểu Quốc hội đề xuất gì?

Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Đại biểu Quốc hội đề xuất gì?

Ủng hộ sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả theo định hướng linh hoạt, các đại biểu đề xuất mở rộng hỗ trợ doanh nghiệp địa phương.
Cần cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ áp dụng tiêu chuẩn

Cần cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ áp dụng tiêu chuẩn

Đại biểu Đỗ Văn Yên đề nghị cần có cơ chế mạnh để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ áp dụng tiêu chuẩn, khuyến khích chuyên gia tham gia xây dựng quy chuẩn.
Thủ tướng nhắc 10 địa phương cần khẩn trương gỡ vướng dự án cao tốc

Thủ tướng nhắc 10 địa phương cần khẩn trương gỡ vướng dự án cao tốc

Thủ tướng yêu cầu 10 địa phương làm cơ quan chủ quản dự án cao tốc đang còn vướng mắc cần có giải pháp, triển khai quyết liệt hơn.
Đại biểu Phạm Văn Hòa: Phải tăng mức xử phạt đối với người có sức ảnh hưởng quảng cáo sai

Đại biểu Phạm Văn Hòa: Phải tăng mức xử phạt đối với người có sức ảnh hưởng quảng cáo sai

Đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, cần xử lý nghiêm vi phạm và trao quyền linh hoạt cho Chính phủ để quản lý hiệu quả thị trường quảng cáo đang biến động.
Không hợp nhất luật: Bảo đảm minh bạch, đồng bộ trong quản lý chất lượng

Không hợp nhất luật: Bảo đảm minh bạch, đồng bộ trong quản lý chất lượng

Tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội tiếp tục thảo luận về Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật (sửa đổi) nhằm đảm bảo thể chế hóa đầy đủ Nghị quyết 57 và Chỉ thị 38.
Đại biểu Nguyễn Duy Thanh: Công bố hợp quy tạo gánh nặng cho người tiêu dùng

Đại biểu Nguyễn Duy Thanh: Công bố hợp quy tạo gánh nặng cho người tiêu dùng

Theo đại biểu Nguyễn Duy Thanh, công bố hợp quy không có ý nghĩa trong quản lý, lãng phí thời gian, chi phí cho doanh nghiệp, tạo gánh nặng cho người tiêu dùng.
Gỡ bỏ rào cản hợp quy, truy cứu trách nhiệm công bố tiêu chuẩn sai lệch

Gỡ bỏ rào cản hợp quy, truy cứu trách nhiệm công bố tiêu chuẩn sai lệch

Đại biểu Quốc hội cảnh báo công bố tiêu chuẩn sai lệch gây rối loạn thị trường, yêu cầu tăng hậu kiểm và truy cứu trách nhiệm hình sự nếu cần.
‘Siết’ hoa hậu, người mẫu, người ảnh hưởng tham gia quảng cáo

‘Siết’ hoa hậu, người mẫu, người ảnh hưởng tham gia quảng cáo

Ông Trịnh Xuân An cho rằng, không để danh hiệu, nhan sắc, sự nổi tiếng thay thế kiến thức chuyên môn trong quảng cáo sản phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.
Mobile VerionPhiên bản di động