Sơn La: Xác định đúng và trúng các khâu đột phá, nhiệm vụ trọng tâm

Thực hiện Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Sơn La đến năm 2030, Đảng bộ, chính quyền các dân tộc tỉnh luôn xác định đúng và trúng các khâu đột phá.
Phát triển Sơn La xanh, bền vững và bao trùm

Nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020 - 2025, trong đó, mục tiêu xây dựng Sơn La trở thành tỉnh phát triển xanh, nhanh, bền vững được đặt ra là nhiệm vụ hàng đầu. Nhằm làm rõ hơn vấn đề này, phóng viên Báo Công Thương có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thành Công - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La.

Sơn La: Xác định đúng và trúng các khâu đột phá, nhiệm vụ trọng tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và lãnh đạo các bộ, ngành tại Lễ trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án Nhà máy sữa công nghệ cao Mộc Châu

Được biết những năm gần đây, tỉnh Sơn La đã thực hiện nhiều giải pháp thúc đẩy, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, chủ động tháo gỡ “điểm nghẽn” và nỗ lực đồng hành với doanh nghiệp, nhà đầu tư. Vậy, ông có thể cho biết những kết quả mà Sơn La đã đạt được đến nay?

Sơn La: Xác định đúng và trúng các khâu đột phá, nhiệm vụ trọng tâm
Ông Nguyễn Thành Công - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La

Những năm gần đây, nhằm tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả chỉ đạo Chính phủ tại Nghị quyết số 02/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Sơn La đã tập trung chỉ đạo coi việc cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên thực hiện trong từng năm với 3 nhiệm vụ, giải pháp:

Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách cải thiện môi trường kinh doanh: Tiếp tục rà soát, xây dựng và tổ chức triển khai có hiệu quả các quy hoạch, đề án, kế hoạch, cơ chế, chính sách đảm bảo kịp thời, phù hợp, đúng định hướng các Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, làm cơ sở, động lực thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; tiếp tục công khai, minh bạch quy trình, thủ tục hành chính đơn giản; kịp thời phát hiện, sửa đổi, bãi bỏ các văn bản không còn phù hợp, cắt giảm các quy trình, thủ tục hành chính rườm rà, giảm thiểu thời gian, chí phí cho người dân, doanh nghiệp.

Thứ hai, triển khai việc đánh giá DDCI (chỉ số năng lực cạnh tranh các sở, ngành và cấp huyện) cũng là một bước đi mạnh mẽ và nỗ lực cải cách nhằm thay đổi nhận thức, cũng như hành động của các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố, tạo tính cạnh tranh, ganh đua, thúc đẩy nỗ lực cải thiện những điểm nghẽn, điểm yếu của từng cấp, ngành. Sau đánh giá DDCI, các sở, ngành và cấp huyện, các cơ quan, đơn vị, địa phương đã chú trọng cải thiện chỉ số thành phần, chỉ tiêu cốt lõi còn yếu để cải thiện chất lượng điều hành, hướng tới cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh một cách toàn diện, bền vững hơn.

Thứ ba, đẩy mạnh công tác đối thoại với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh... kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc tiếp cận chính sách về thuế, tín dụng, trợ cấp xã hội,... nhằm từng bước ổn định đời sống nhân dân và phục hồi sản xuất, kinh doanh. Tỉnh đã thành lập các Tổ công tác hỗ trợ các dự án đầu tư trên địa bàn để nắm bắt vướng mắc mà nhà đầu tư gặp phải, đồng thời tích cực tháo gỡ khó khăn liên quan đến thủ tục về đầu tư, đất đai, giải phóng mặt bằng và các thủ tục vận hành dự án...

Từ những giải pháp nêu trên, kết quả Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Sơn La năm sau cao hơn năm trước. Năm 2021, PCI của Sơn La đạt 62,45 điểm, tăng 0,4 điểm so với năm 2020. Điều này thể hiện sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của tỉnh trong một năm có nhiều khó khăn, thách thức. Chính quyền các địa phương tiếp tục có sự cải thiện trong chất lượng điều hành, lắng nghe, quan tâm và chia sẻ khó khăn với các thành phần kinh tế. Chỉ số PCI năm 2021 của tỉnh tăng 9 bậc cũng phản ánh chất lượng điều hành, mức độ thuận lợi, tính thân thiện của môi trường đầu tư, kinh doanh và nỗ lực cải cách hành chính của chính quyền cấp tỉnh đã có những thay đổi và cải thiện.

Sơn La: Xác định đúng và trúng các khâu đột phá, nhiệm vụ trọng tâm

Sơn La tập trung phát triển công nghiệp chế biến nông sản

Trong giai đoạn tiếp theo, nhằm tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, tỉnh sẽ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo với quyết tâm và quyết liệt hơn nữa để tạo ra môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, các thành phần kinh tế có thể phát triển một cách thuận lợi nhất, đóng góp tích cực và hiệu quả cho sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Nghị quyết Đại hội XV của tỉnh đã có định hướng chiến lược là: Thúc đẩy tăng trưởng xanh; xây dựng tỉnh Sơn La phát triển nhanh và bền vững; trở thành trung tâm phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vùng Tây Bắc. Để Nghị quyết thực sự đi vào cuộc sống, tạo bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội, các cấp chính quyền địa phương đã, đang và sẽ hành động thế nào, thưa ông?

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Sơn La nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra mục tiêu xây dựng tỉnh Sơn La phát triển xanh, nhanh, bền vững. Để đưa Nghị quyết vào cuộc sống, thực hiện thắng lợi mục tiêu trên, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành 16 đề án, Nghị quyết, Kết luận để cụ thể hóa các Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV. Trên cơ sở đó, lãnh đạo UBND tỉnh xây dựng, ban hành các kế hoạch, chương trình hành động tổ chức thực hiện, tập trung vào thực hiện 3 khâu đột phá:

Trước hết, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu thực tiễn; tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo các cấp, nhất là bậc trung học phổ thông và chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

Thứ hai, đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng đồng bộ, từng bước hiện đại, tạo động lực thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh và bền vững.

Thứ ba, tăng cường cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh và cải thiện môi trường đầu tư để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; tạo điều kiện thu hút nguồn lực, phát triển các ngành kinh tế của tỉnh.

Để triển khai 3 khâu đột phá đó, toàn tỉnh đang tập trung cao 9 nhiệm vụ trọng tâm phấn đấu thực hiện các định hướng lớn trong nhiệm kỳ 2020-2025:

Một là: Tăng cường xây dựng Đảng và củng cố hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Hai là: Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Ba là: Tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.

Bốn là: Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh.

Năm là: Tập trung phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ; nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản hàng hóa chủ lực của tỉnh theo chuỗi giá trị gắn với xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.

Sáu là: Tăng cường thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển ngành du lịch; bảo đảm tính chuyên nghiệp, hiện đại và phát triển bền vững; phấn đấu đến năm 2030, du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Bảy là: Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về khai thác, sử dụng tài nguyên gắn với phát triển kinh tế - xã hội.

Tám là: Tiếp tục xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc Sơn La và vùng Tây Bắc, xây dựng con người phát triển toàn diện.

Chín là: Bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.

Thưa ông, theo Chiến lược phát triển của Sơn La thì ngành, lĩnh vực nào sẽ được tỉnh chú trọng đầu tư phát triển trong thời gian tới?

Trong thời gian tới, tỉnh chú trọng đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản xuất an toàn, hữu cơ, xanh, sạch; phát triển công nghiệp hiện đại hóa, thân thiện với môi trường, sản xuất sản phẩm có chất lượng cao, hàm lượng sáng tạo, tham gia sâu vào chuỗi giá trị trong nước và từng bước tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, phấn đấu xây dựng tỉnh Sơn La trở thành trung tâm chế biến sản phẩm nông nghiệp của vùng trung du và miền núi Bắc bộ; cùng với đó là phát triển du lịch theo hướng bền vững, đưa du lịch Sơn La trở thành điểm đến an toàn, hấp dẫn của vùng Tây Bắc và Bắc bộ.

Sơn La: Xác định đúng và trúng các khâu đột phá, nhiệm vụ trọng tâm

Kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh

Để đạt được các mục tiêu trên, Sơn La thực hiện đột phá về phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, từng bước đồng bộ và hiện đại; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu thực tiễn góp phần phát triển bền vững kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong đó, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã chỉ đạo xây dựng các Nghị quyết chuyên đề cho từng ngành, lĩnh vực then chốt phát triển của tỉnh như: Nghị quyết số 05-NQ/TU về phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng đồng bộ giai đoạn 2021-2025; Nghị quyết số 06-NQ/TU về phát triển công nghiệp chế biến nông sản tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030; Nghị quyết số 07 - NQ/TU về định hướng hoạt động thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025; Nghị quyết số 08-NQ/TU về phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản tập trung, bền vững, ứng dụng công nghệ cao đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Nghị quyết số 09 - NQ/TU về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Ban Thường vụ Tỉnh uỷ ban hành Nghị quyết số 17-NQ/TU ngày 31/8/2021 về chuyển đổi số tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

Các sở, ban, ngành, các huyện thành phố xây dựng, thực hiện kế hoạch triển khai các chương trình, đề án gắn với thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế từng năm và cả giai đoạn 2021-2025.

Đến nay, kết cấu hạ tầng đang được tỉnh quan tâm đầu tư trong đó hạ tầng giao thông đi trước một bước với các dự án trọng điểm, ưu tiên tập trung đầu tư hoàn thành tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu, nâng cấp cảng hàng không Nà Sản trong giai đoạn 2021-2025, tiết giảm tối đa chi phí logistics, tạo điều kiện cho các ngành, lĩnh vực phát triển.

Được đánh giá địa phương có nhiều đổi mới tư duy, thực hiện cách nghĩ, cách làm mới, nhất là trong thu hút đầu tư, xúc tiến tiêu thụ nông sản. Tuy nhiên, để xúc tiến tiêu thụ nông sản theo hướng bền vững là vấn đề không hề đơn giản, vậy bài toán khó này đã được các cấp chính quyền giải quyết ra sao?

Hiện nay Sơn La có tổng diện tích cây ăn quả và cây sơn tra khoảng 82.805 ha; 29.360 ha diện tích cây công nghiệp lâu năm; có 5.041 ha diện tích cây trồng áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt và các tiêu chuẩn tương đương; tỉnh đã được cấp 241 mã số vùng trồng với diện tích 3.865,45 ha cây ăn quả phục vụ xuất khẩu.

Trong những năm gần đây, ngành nông nghiệp của tỉnh đang phát triển nhanh, sản lượng nông sản tăng đều qua các năm, chất lượng nông sản ngày càng được nâng lên. Đến nay, Sơn La có diện tích cây ăn quả lớn nhất miền Bắc, đứng thứ hai cả nước. Tuy nhiên, việc tiêu thụ sản phẩm nông sản còn phụ thuộc vào một số thị trường, còn chưa thực sự bền vững. Để tiêu thụ hết sản phẩm nông sản cho người nông dân được mùa, được giá và bền vững tỉnh đã, đang và sẽ triển khai những giải pháp cơ bản như sau:

Tăng cường phát triển chuỗi liên kết “5 nhà”: Nhà nước - nhà nông - nhà băng - nhà doanh nghiệp - nhà khoa học trong chuỗi sản xuất, tiêu thụ. Trong đó, doanh nghiệp đóng vai trò dẫn đầu cơ chế liên kết để bảo đảm đời sống ổn định của người sản xuất bằng ưu thế xây dựng vùng nguyên liệu, cung cấp kỹ thuật, hướng dẫn quy trình canh tác, thu hoạch, bảo quản, chế biến và đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng trong chuỗi giá trị.

Xây dựng các vùng chuyên canh với diện tích lớn, quy trình sản xuất đạt chuẩn. Tăng cường hoạt động giám sát đối với diện tích đã cấp VietGAP, GlobalGAP, mã số vùng trồng của các doanh nghiệp, hợp tác xã; tiếp tục xây dựng, cấp các mã vùng trồng mới; tập trung tổ chức tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực, kỹ thuật thu hái, sơ chế, bảo quản cho lao động tại các doanh nghiệp, hợp tác xã.

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan truyền thông quảng bá, giới thiệu các sản phẩm nông sản tỉnh Sơn La tới người tiêu dùng. Đồng thời, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại, đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử nhằm tiếp cận, kết nối với nhiều đối tác tiềm năng.

Đôn đốc chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ hoàn thành nhà máy chế biến nông sản xuất khẩu trên địa bàn tỉnh; tiếp tục thu hút các doanh nghiệp đầu tư các nhà máy chế biến, bảo quản để kéo dài thời gian bảo quản, kéo dài thời gian tham gia xuất khẩu, giảm áp lực về tiêu thụ quả tươi, nâng cao giá trị của sản phẩm tham gia xuất khẩu.

Tăng cường công tác thông tin thị trường về tình hình tiêu thụ, giá các mặt hàng nông sản tại các tỉnh, thành phố trong nước và các thị trường xuất khẩu tiềm năng; đồng thời, cung cấp thông tin về các quy định, tiêu chuẩn xuất khẩu và tình hình thông quan của các cửa khẩu để các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã điều chỉnh kế hoạch sản xuất, kinh doanh phù hợp.

Xin cảm ơn ông!

Tỉnh Sơn La sẽ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo với quyết tâm và quyết liệt hơn nữa để tạo ra môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, các thành phần kinh tế có thể phát triển một cách thuận lợi nhất, đóng góp tích cực và hiệu quả cho sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Chính quyền các địa phương tiếp tục có sự cải thiện trong chất lượng điều hành, lắng nghe, quan tâm và chia sẻ khó khăn với các thành phần kinh tế.
Kim Xuyến - Nguyễn Phương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: môi trường đầu tư

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

17 gian hàng quốc tế tham gia Lễ hội Văn hóa, du lịch ẩm thực lớn nhất Hà Giang

17 gian hàng quốc tế tham gia Lễ hội Văn hóa, du lịch ẩm thực lớn nhất Hà Giang

Lễ hội Văn hóa, du lịch ẩm thực quốc tế Hà Giang lần thứ I, năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 29-31/3, tại Quảng Trường 26/3 thành phố Hà Giang.
Long An: Hơn 80% cửa hàng xuất hoá đơn điện tử sau mỗi lần bán hàng

Long An: Hơn 80% cửa hàng xuất hoá đơn điện tử sau mỗi lần bán hàng

Đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh Long An có 386/474 cửa hàng bán lẻ xăng dầu thực hiện xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán hàng, tương ứng trên 80%.
Yên Bái: Giảm vốn đầu tư từ khu vực nhà nước

Yên Bái: Giảm vốn đầu tư từ khu vực nhà nước

Yên Bái đang đặt mục tiêu cụ thể nhằm thực hiện định hướng giảm vốn đầu tư khu vực nhà nước, tăng đầu tư khu vực ngoài nhà nước.
Quý I/2024, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ của Yên Bái tăng 8,11%

Quý I/2024, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ của Yên Bái tăng 8,11%

Hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh ổn định khiến tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ của Yên Bái quý I/2024 ước tăng 8,11%.
Hà Giang: Chấm dứt khai thác khoáng sản tại huyện Vị Xuyên

Hà Giang: Chấm dứt khai thác khoáng sản tại huyện Vị Xuyên

Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang vừa ban hành văn bản yêu cầu chấm dứt hoạt động khai thác khoáng sản tại thôn Toòng, xã Ngọc Minh, huyện Vị Xuyên theo quy định

Tin cùng chuyên mục

Phú Yên sẽ có khu chung cư cao cấp hơn 2.100 tỷ đồng

Phú Yên sẽ có khu chung cư cao cấp hơn 2.100 tỷ đồng

Tỉnh Phú Yên vừa chấp thuận chủ trương đầu tư khu chung cư cao cấp tại TP. Tuy Hoà, rộng hơn 2,1 ha, tổng vốn đầu tư hơn 2.100 tỷ đồng.
Đà Nẵng: 23 cơ sở, đơn vị phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính

Đà Nẵng: 23 cơ sở, đơn vị phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính

Đà Nẵng sẽ có 23 cơ sở phải kiểm kê khí nhà kính và tần suất kiểm kê là 2 năm/lần gồm 19 cơ sở ngành Công Thương, 1 cơ sở ngành TN&MT và 3 công trình xây dựng.
Tuần tra liên hợp song phương trong đêm khu vực biên giới Hà Giang

Tuần tra liên hợp song phương trong đêm khu vực biên giới Hà Giang

Tối 26/3, Đồn Biên phòng Sơn Vĩ, BĐBP Hà Giang đã phối hợp Đội tuần tra Đại đội quản lý biên giới huyện Nà Pô (Trung Quốc) kiểm tra liên hợp biên giới Hà Giang.
Nhiều địa phương vùng Tây Nam Bộ “về đích” việc xuất hoá đơn điện tử

Nhiều địa phương vùng Tây Nam Bộ “về đích” việc xuất hoá đơn điện tử

Đến chiều ngày 27/3, gần 95% cửa hàng kinh doanh xăng dầu ở một số tỉnh vùng Tây Nam Bộ đã “về đích” thực hiện xuất hóa đơn điện tử.
Long An: Tăng cường sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả

Long An: Tăng cường sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả

Ngành điện Long An đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, đồng thời kêu gọi khách hàng thực hành tiết kiệm điện, sử dụng điện an toàn và hiệu quả.
Lào Cai: Tổng doanh thu từ du lịch quý I đạt trên 6.300 tỷ đồng

Lào Cai: Tổng doanh thu từ du lịch quý I đạt trên 6.300 tỷ đồng

Thông tin từ UBND tỉnh Lào Cai cho biết, trong quý I/2024, tổng lượng khách du lịch đến Lào Cai đạt 2.022.816 lượt, trong đó, khách quốc tế đạt 218.421 lượt.
Hải quan Bình Dương: Phát hiện hơn 300 vụ vi phạm, truy thu gần 100 tỷ đồng

Hải quan Bình Dương: Phát hiện hơn 300 vụ vi phạm, truy thu gần 100 tỷ đồng

Từ đầu năm đến nay, Cục Hải quan Bình Dương phát hiện hơn 300 vụ vi phạm pháp luật về hải quan, trị giá hàng hóa vi phạm gần 100 tỷ đồng.
Cơ cấu lại ngành hàng để tạo điểm nhấn “kéo khách” trở lại chợ truyền thống

Cơ cấu lại ngành hàng để tạo điểm nhấn “kéo khách” trở lại chợ truyền thống

Tại TP. Hồ Chí Minh, hiện nay lượng khách đến chợ truyền thống giảm 20-30% so với thời điểm trước dịch và giảm 30-50% so với thời điểm năm 2019.
Hà Giang: Xác định 6 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2024

Hà Giang: Xác định 6 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2024

Ngày 26/3, Hội đồng Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Hà Giang đã tổ chức Hội nghị tư vấn, xác định nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh năm 2024.
Đồng Nai: Định hướng phát triển kinh tế xanh hướng đến Net Zero

Đồng Nai: Định hướng phát triển kinh tế xanh hướng đến Net Zero

Đồng Nai tập trung các giải pháp để thực hiện đề án giảm thiểu khí carbon giai đoạn 2025 - 2030 giảm 20%, tiến tới đưa phát thải nhà kính về 0 vào năm 2050.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Quảng bá du lịch qua… chiếc vòng tay

Bà Rịa - Vũng Tàu: Quảng bá du lịch qua… chiếc vòng tay

Hình ảnh và thông tin 48 di tích, danh thắng cùng 6 tour chuyên biệt cho khách du lịch tàu biển của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được tích hợp trong 1 chiếc vòng tay.
Thái Bình mong muốn đẩy mạnh hợp tác với Đức về sản xuất ô tô, thiết bị điện tử

Thái Bình mong muốn đẩy mạnh hợp tác với Đức về sản xuất ô tô, thiết bị điện tử

Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Khắc Thận mong muốn các doanh nghiệp đến từ Đức đẩy mạnh hợp tác đầu tư trong lĩnh vực cơ khí, ô tô, thiết bị điện tử…
Thừa Thiên Huế mong muốn hợp tác toàn diện với các doanh nghiệp Hàn Quốc

Thừa Thiên Huế mong muốn hợp tác toàn diện với các doanh nghiệp Hàn Quốc

Đó là ý kiến của Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương tại buổi làm việc với Tổng lãnh sự quán Hàn Quốc tại Đà Nẵng ngày 25/3.
Thái Nguyên: Giá trị sản xuất công nghiệp quý I/2024 đạt 203.000 tỷ đồng

Thái Nguyên: Giá trị sản xuất công nghiệp quý I/2024 đạt 203.000 tỷ đồng

Trong quý I/2024, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đạt 203.000 tỷ đồng (tăng 6% so với cùng kỳ), đạt 19,2% kế hoạch cả năm.
Bắc Ninh có thêm nhà máy điện rác quy mô lớn

Bắc Ninh có thêm nhà máy điện rác quy mô lớn

Dự án Nhà máy điện rác Thăng Long - Bắc Ninh có tổng diện tích khoảng 5ha, công suất xử lý 500 tấn/ngày, công suất phát điện 11MW.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang đối thoại với thanh niên

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang đối thoại với thanh niên

Sáng 26/3, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Văn Sơn có buổi đối thoại với lực lượng thanh niên trong tỉnh.
Bà Rịa - Vũng Tàu siết quản lý nhóm tàu cá “3 không”

Bà Rịa - Vũng Tàu siết quản lý nhóm tàu cá “3 không”

Việc cấp số tạm cho tàu cá “3 không” giúp Bà Rịa – Vũng Tàu quản lý tốt hoạt động khai thác thủy sản, khắc phục những tồn tại trong thực hiện phòng, chống IUU.
Bình Dương: Chỉ số sản xuất công nghiệp quý I/2024 ước tăng 3,87%

Bình Dương: Chỉ số sản xuất công nghiệp quý I/2024 ước tăng 3,87%

Tại tỉnh Bình Dương, trong quý I/2024, hoạt động sản xuất công nghiệp khởi sắc, các doanh nghiệp chủ động được nguồn nguyên liệu, ký kết nhiều đơn hàng.
Bình Định: Triển khai nhiều hoạt động hưởng ứng Giờ Trái đất 2024

Bình Định: Triển khai nhiều hoạt động hưởng ứng Giờ Trái đất 2024

Sự kiện hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024 với Thông điệp “Tiết kiệm điện - thành thói quen” được tỉnh Bình Định triển khai sôi nổi và thiết thực.
Công bố quyết định điều động, bổ nhiệm Phó Giám đốc Công an tỉnh Lai Châu

Công bố quyết định điều động, bổ nhiệm Phó Giám đốc Công an tỉnh Lai Châu

Chiều ngày 25/3, Công an tỉnh Lai Châu tổ chức Lễ công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác cán bộ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động