Sơn La: Phát triển chuỗi liên kết cho đồng bào dân tộc

Việc phát triển chuỗi liên kết giá trị đã giúp bà con đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Sơn La có đầu ra nông sản ổn định, thu nhập bền vững.
Đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững Sản xuất liên kết theo chuỗi: Giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thoát nghèo bền vững

Nhiều chương trình hỗ trợ bà con vùng đồng bào dân tộc

Theo số liệu của Ban Dân tộc tỉnh Sơn La, toàn tỉnh có 1.184.437 người, trong đó dân tộc Thái chiếm số đông (chiếm 53,76% tổng số dân toàn tỉnh); dân tộc Mông 15,59%; dân tộc Xinh Mun 2,16%. Các dân tộc khác chiếm tỷ lệ thấp như: dân tộc Dao 1,75%; dân tộc Khơ Mú 1,23%; dân tộc Kháng 0,83%; dân tộc La Ha 0,87%...

Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La 6 tháng năm 2022 cho thấy, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước đạt 13.695,60 tỷ đồng, tăng 6,39% so với cùng kỳ năm trước. Trong mức tăng chung khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản ước đạt 3.155,80 tỷ đồng, tăng 2,93% đóng góp 0,70 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng ước đạt 3.620,78 tỷ đồng, tăng 8,0%, đóng góp 2,08 điểm phần trăm.

Sơn La: Phát triển chuỗi liên kết cho đồng bào dân tộc
Trồng sa nhân mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân Mường La, tỉnh Sơn La. Nguồn Báo Nhân dân

Theo thống kê, toàn tỉnh Sơn La hiện có 740 hợp tác xã nông nghiệp; trong đó, có 184 hợp tác xã nông nghiệp có tổ chức dịch vụ tiêu thụ sản phẩm cho các thành viên; 86 hợp tác xã nông nghiệp tham gia liên kết; 49 hợp tác xã nông nghiệp sở hữu sản phẩm OCOP; gần 200 hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất.

Nhiều hợp tác xã nông nghiệp đã phát huy được vai trò trong tập hợp, vận động, thay đổi cách nghĩ, cách làm cho nông dân, ứng dụng có hiệu quả khoa học kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sản xuất. Có nhiều sản phẩm nông sản đã xây dựng được nhãn mác, dán tem truy xuất nguồn gốc, giấy chứng nhận VietGAP. Một số sản phẩm được xếp hạng sản phẩm OCOP của tỉnh, nhiều sản phẩm được đưa vào hệ thống siêu thị trên cả nước và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.

Để nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp của đồng bào dân tộc thiểu số, tỉnh Sơn La đã triển khai nhiều giải pháp như: hỗ trợ một phần kinh phí cho các hợp tác xã thực hiện xây dựng hạ tầng phục vụ sản xuất, kinh doanh, chuyển giao khoa học kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ mới; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để hợp tác xã liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư với các tổ chức, cá nhân và thành viên hợp tác xã nhằm huy động nguồn vốn để xây dựng nhà kho, xưởng sơ chế, bảo quản nông sản, từng bước giải quyết dứt điểm bài toán “được mùa, mất giá”.

Đồng thời, triển khai thực hiện các đề án: Lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới hiệu quả giai đoạn 2021- 2025 trên địa bàn tỉnh; thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2021- 2025; phát triển vùng nguyên liệu cây ăn quả phục vụ liên kết giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh...

Bên cạnh đó, để tháo gỡ khó khăn về chất lượng nguồn nhân lực của hợp tác xã nông nghiệp, đặc biệt là hợp tác xã dân tộc thiểu số, UBND tỉnh đã thực hiện thí điểm mô hình đưa trí thức trẻ tốt nghiệp đại học, cao đẳng về làm việc có thời hạn tại các hợp tác xã để phát huy sự năng động, sáng tạo trong tổ chức, quản lý đơn vị, tạo động lực cho các hợp tác xã sản xuất, kinh doanh hiệu quả hơn.

Tăng cường liên kết 6 nhà

Trong những năm gần đây, sự liên kết giữa doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ nông dân trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm ở Sơn La đã trở thành xu hướng tất yếu và bước đầu đã có hiệu quả hơn so với hình thức sản xuất nhỏ lẻ, phân tán.

Những kết quả tích cực của việc liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản góp phần đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào quá trình sản xuất và chế biến nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, qua đó mở rộng thị trường tiêu thụ, đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu, tạo ra sự chuyên môn hóa mạnh mẽ trong phát triển nông nghiệp.

Tuy nhiên, liên kết theo chuỗi đối với sản phẩm nông sản còn gặp nhiều khó khăn như: Hạn chế về số lượng và chất lượng; quy mô liên kết chưa lớn; mô hình liên kết kinh tế theo chuỗi giá trị nông sản; ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và sơ chế, chế biến còn chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường... Những điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi đối với sản phẩm nông sản của tỉnh Sơn La.

GS.TS Nguyễn Xuân Thắng - Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương - cho hay, muốn tạo bứt phá trong phát triển kinh tế nông nghiệp dứt khoát phải có sự đồng hành của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải là chủ thể quan trọng trong sản xuất hàng hoá lớn và giải quyết hiệu quả vấn đề thị trường đầu vào, đầu ra. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh phát triển các hợp tác xã nông nghiệp, phát huy vai trò của hợp tác xã trong việc kết nối giữa người nông dân với các cơ sở chế biến.

Ông Nguyễn Hữu Đông - Bí thư tỉnh ủy Sơn La - cho biết: Thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10/02/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình hành động triển khai thực hiện.

Trong đó, xác định Sơn La là trung tâm chế biến sản phẩm nông nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc bộ; phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thông minh, sinh thái, hữu cơ, tuần hoàn, phát thải carbon thấp, thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và kết hợp phát triển du lịch; xây dựng thành phố Sơn La trở thành cực tăng trưởng, hạt nhân quan trọng của vùng Trung du và miền núi Bắc bộ.

Theo ông Nguyễn Hữu Đông, để thực hiện tốt chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TU của Bộ Chính trị, tỉnh Sơn La đang tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ theo hướng kinh tế tuần hoàn, nông nghiệp sinh thái, phát huy lợi thế về khí hậu, cảnh quan thiên nhiên và hạ tầng kinh tế xã hội.

Trong đó, tập trung quy hoạch vùng sản xuất; xây dựng và phát triển các vùng nguyên liệu tập trung; tăng cường liên kết 6 nhà với nòng cốt là liên kết nhà nông - nhà doanh nghiệp, nâng cao vai trò của hợp tác xã; thu hút doanh nghiệp "đầu tàu" có đủ năng lực về vốn, khoa học công nghệ và thị trường đầu tư tại tỉnh; đẩy mạnh thí điểm và nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp mới; hình thành một số khu, cụm công nghiệp và dịch vụ phục vụ sản xuất nông sản…

Theo các chuyên gia, giai đoạn 2021-2025, tỉnh Sơn La đặt ra mục tiêu, phấn đấu nâng tỷ lệ hợp tác xã đạt tiêu chuẩn khá, giỏi từ 35% trở lên, giảm số hợp tác xã yếu kém xuống dưới 10%, số hợp tác xã làm ăn ổn định và có lãi từ 85-90%; thu nhập của cán bộ quản lý, thành viên tăng 15%/năm; doanh thu bình quân của hợp tác xã đạt 2,6 tỷ đồng/năm; thu nhập bình quân của một thành viên hợp tác xã 60 triệu đồng/năm; lợi nhuận hàng năm tăng từ 10-15% trở lên.

Do đó, việc triển khai đồng bộ các giải pháp về hỗ trợ pháp lý, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ quản lý; tập trung nguồn lực đầu tư cho phát triển hạ tầng nông thôn, hỗ trợ sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị... được kỳ vọng sẽ giúp các hợp hợp tác xã nông nghiệp của đồng bào dân tộc thiểu số vượt qua vướng mắc, khó khăn, lớn mạnh hơn nữa, đóng góp cho sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp địa phương.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: dân tộc thiểu số

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thương nhớ Nậm Kéng

Thương nhớ Nậm Kéng

Ngược dốc quanh co chúng tôi tới Nậm Kéng vào cuối ngày, những mái nhà nhỏ bé của đồng bào dân tộc Xa Phó hiện rõ dưới ánh nắng hiếm hoi của mùa đông Tây Bắc.
Người giữ lửa nghề thủ công truyền thống

Người giữ lửa nghề thủ công truyền thống

Đồng hành cùng bà con dân tộc thiểu số khôi phục nghề thủ công truyền thống với chị Trần Tuyết Lan không chỉ là đam mê mà xuất phát từ lòng nhân văn sâu sắc.
Trao 600 suất quà cho người nghèo Xín Mần trong chương trình “Xuân biên cương, ấm lòng dân bản”

Trao 600 suất quà cho người nghèo Xín Mần trong chương trình “Xuân biên cương, ấm lòng dân bản”

600 suất quà đã được trao tặng cho người nghèo tại huyện vùng cao Xín Mần (Hà Giang) trong chương trình “Xuân Biên cương ấm lòng dân bản" năm 2024.
Bàn giải pháp thoát “lõi nghèo” cho vùng Trung du và miền núi Bắc bộ

Bàn giải pháp thoát “lõi nghèo” cho vùng Trung du và miền núi Bắc bộ

Ngày 27/9, Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp tổ chức Diễn đàn liên kết doanh nghiệp thúc đẩy phát triển bền vững vùng Trung du và miền núi Bắc bộ.
Đêm hội “Trăng thu biên cương” tại xã Mồ Sì San

Đêm hội “Trăng thu biên cương” tại xã Mồ Sì San

“Trăng thu biên cương” thực sự là đêm hội giúp gần 1.000 trẻ nhỏ tại Mồ Sì San, Phong Thổ, Lai Châu được hòa mình vào không gian Trung thu truyền thống phá cỗ.

Tin cùng chuyên mục

Quảng bá na, nông đặc sản Lạng Sơn đến người tiêu dùng Thủ đô

Quảng bá na, nông đặc sản Lạng Sơn đến người tiêu dùng Thủ đô

Sáng 24/8, tại Hà Nội, diễn ra lễ khai mạc Phiên chợ nông sản, đặc sản vùng miền - Tuần lễ quảng bá Na, nông đặc sản và sản phẩm OCOP tỉnh Lạng Sơn năm 2023.
Lan tỏa mạnh mẽ “tuyệt kỹ” của đồng bào dân tộc thiểu số Mông trắng

Lan tỏa mạnh mẽ “tuyệt kỹ” của đồng bào dân tộc thiểu số Mông trắng

Thêu đắp vải trổ thủng là “tuyệt kỹ” của bà con dân tộc thiểu số Mông trắng tại xã Y Tý đang được Craft Link khôi phục, lan tỏa mạnh mẽ.
Tinh xảo kỹ thuật thêu ghép vải trổ thủng của đồng bào dân tộc Hmong trắng

Tinh xảo kỹ thuật thêu ghép vải trổ thủng của đồng bào dân tộc Hmong trắng

Kỹ thuật thêu ghép vải trổ thủng là nét đặc trưng của các nhóm dân tộc Hmong trắng ở xã Y Tý, được sử dụng để tạo các mảng hoa văn trên trang phục truyền thống.
Xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ: Doanh nghiệp cần xác định rõ điểm mạnh, yếu

Xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ: Doanh nghiệp cần xác định rõ điểm mạnh, yếu

Là ngành xuất khẩu tỷ USD tuy nhiên thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam chưa được biết rộng rãi trên thị trường thế giới.
Tọa đàm: Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ miền núi

Tọa đàm: Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ miền núi

Sáng 22/6, tại trụ sở Báo Công Thương diễn ra Tọa đàm “Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ miền núi”.
Lan tỏa nghệ thuật vẽ sáp ong của phụ nữ dân tộc Hmong hoa

Lan tỏa nghệ thuật vẽ sáp ong của phụ nữ dân tộc Hmong hoa

Mới đây, Craft link đã tổ chức trình diễn “Nghệ thuật dệt lanh và vẽ sáp ong” của phụ nữ dân tộc Hmong hoa ở xã Chế Cu Nha nhằm lan tỏa nghề thủ công độc đáo.
Yên Bái: 66.200 lượt hộ nghèo địa phương đã thoát nghèo

Yên Bái: 66.200 lượt hộ nghèo địa phương đã thoát nghèo

Tỷ lệ hộ nghèo ở Yên Bái giảm nhanh, bình quân 4,6%/năm giai đoạn 2016-2021. Từ năm 2016 đến nay, có 66.200 lượt hộ nghèo địa phương đã thoát nghèo.
Tuyên Quang: Huy động mọi nguồn lực trong xã hội để giảm nghèo bền vững

Tuyên Quang: Huy động mọi nguồn lực trong xã hội để giảm nghèo bền vững

Tỉnh Tuyên Quang tiếp tục tập trung huy động nguồn lực trong xã hội để thực hiện công tác giảm nghèo, hạn chế tái nghèo, tiến tới mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Cần có Nghị quyết mới về bảo vệ rừng và phát triển lâm nghiệp bền vững

Cần có Nghị quyết mới về bảo vệ rừng và phát triển lâm nghiệp bền vững

Cần có Nghị quyết mới của Bộ Chính trị về công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và phát triển lâm nghiệp bền vững.
Cần nhiều hơn chính sách ưu tiên cho phát triển tiểu thủ công nghiệp

Cần nhiều hơn chính sách ưu tiên cho phát triển tiểu thủ công nghiệp

Dù đã có nhiều sách hỗ trợ nhưng ông Trần Việt Thế- Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Giang cho rằng cần nhiều hơn nữa ưu tiên cho phát triển tiểu thủ công nghiệp.
Cải thiện sinh kế, bảo tồn văn hóa truyền thống cho đồng bào dân tộc thiểu số

Cải thiện sinh kế, bảo tồn văn hóa truyền thống cho đồng bào dân tộc thiểu số

Khôi phục nghề truyền thống gắn với cải thiện sinh kế là phương thức tốt bảo tồn phát triển văn hóa truyền thống cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Cargill khánh thành và bàn giao năm điểm trường mới tại khu vực miền núi phía Bắc

Cargill khánh thành và bàn giao năm điểm trường mới tại khu vực miền núi phía Bắc

Ngày 16/3, Quỹ Từ thiện Cargill Cares hoàn thành và bàn giao thêm năm điểm trường mới tại các khu vực vùng cao, vùng sâu thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc.
Khởi động dự án “Ngôi làng hy vọng” năm 2023 cho người dân tộc khó khăn tại Hòa Bình

Khởi động dự án “Ngôi làng hy vọng” năm 2023 cho người dân tộc khó khăn tại Hòa Bình

Dự án “Ngôi làng hy vọng” 2023 sẽ tài trợ xây mới, nâng cao điều kiện sống cho những hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Tử Nê, tỉnh Hòa Bình.
Cao Bằng: Phát triển mô hình hợp tác xã giúp đồng bào dân tộc thiểu số giảm nghèo bền vững

Cao Bằng: Phát triển mô hình hợp tác xã giúp đồng bào dân tộc thiểu số giảm nghèo bền vững

Tỉnh Cao Bằng đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho đồng bào các DTTS, trong đó đặc biệt chú trọng các hoạt động hỗ trợ cho hộ nghèo vươn lên giảm nghèo bền vững.
Chương trình “góp cây tạo sinh kế” hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số

Chương trình “góp cây tạo sinh kế” hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số

Chương trình “góp cây tạo sinh kế” được kỳ vọng tạo thêm động lực hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số.
Tỉnh Hà Giang: Hành trình hiện thực hoá giấc mơ an cư cho 6.700 gia đình

Tỉnh Hà Giang: Hành trình hiện thực hoá giấc mơ an cư cho 6.700 gia đình

Trong 3 năm, 6.700 ngôi nhà cho gia đình chính sách, cựu chiến binh nghèo được xây dựng tại tỉnh Hà Giang - mảnh đất xa xôi, khó khăn nơi địa đầu Tổ quốc.
Nghệ An: Hơn 2,6 nghìn tỷ đồng phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Nghệ An: Hơn 2,6 nghìn tỷ đồng phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Nghệ An được Trung ương phân bổ hơn 2,6 nghìn tỷ đồng phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025.
Ban hành quy chế Hội đồng điều phối vùng trung du và miền núi phía Bắc

Ban hành quy chế Hội đồng điều phối vùng trung du và miền núi phía Bắc

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh vừa ký quyết định ban hành quy chế hoạt động Hội đồng điều phối vùng trung du và miền núi phía Bắc giai đoạn 2021 – 2025.
Đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững

Đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững

Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong những năm qua đã góp phần quan trọng trong xóa đói giảm nghèo.
Tỉnh Điện Biên: nhận chuyển giao công nghệ trồng sâm từ Hàn Quốc

Tỉnh Điện Biên: nhận chuyển giao công nghệ trồng sâm từ Hàn Quốc

Tỉnh Điện Biên vừa nhận chuyển giao công nghệ trồng sâm từ Hiệp hội nghệ nhân Nhân sâm Hàn Quốc vào chiều ngày 25/6.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động