Sơn La: Hiệu quả từ trồng dứa theo chuỗi liên kết
Vùng cao đổi mới 28/11/2022 15:27 Theo dõi Congthuong.vn trên
Cây cà phê, cây công nghiệp chủ lực của tỉnh Sơn La Sơn La: Tìm giải pháp cho tiêu thụ nông sản nhanh và bền vững |
Tại các huyện Quỳnh Nhai, Sông Mã, Sốp Cộp, Thuận Châu... đã hình thành những vùng nguyên liệu dứa bạt ngàn. Đây là mô hình trồng dứa theo chuỗi liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm với Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao.
Tại xã Chiềng Khương, huyện Sông Mã, từ tờ mờ sáng, những người nông dân đã có mặt trên nương để thu hoạch dứa. Trước đây, hầu hết bà con trong xã chỉ trồng ngô, sắn. Đầu năm 2021, được xã, bản vận động chuyển đổi sang trồng dứa, nhiều hộ đồng bào đã đăng ký trồng với diện tích trung bình khoảng 1 ha. Bà con được huyện hỗ trợ 100% tiền giống; được tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc. Sau 16 tháng trồng, dứa đã cho thu hoạch; sau khi trừ chi phí, mỗi hộ gia đình thu lãi khoảng 80 triệu đồng/1 ha.
![]() |
Thu hoạch dứa |
Huyện Quỳnh Nhai là địa phương có diện tích dứa nguyên liệu lớn nhất cung cấp cho Trung tâm chế biến rau quả Doveco. Năm đầu tiên triển khai trồng, Trung tâm đã cử cán bộ kỹ thuật xuống từng bản, vào từng hộ dân, đồng hành, hướng dẫn bà con trong tất cả các công đoạn chăm sóc, thu hái. Đồng thời, thường xuyên liên lạc, trao đổi về thời gian thu mua để bà con chủ động thu hái. Dứa thu hoạch bán cho nhà máy đảm bảo yêu cầu về độ chín, thời gian từ thời điểm thu hoạch đến khi vận chuyển về nhà máy không quá 24h. Để đảm bảo quyền lợi cho bà con, việc bao tiêu dứa cũng được thực hiện theo chuỗi liên kết thông qua vai trò HTX. Toàn bộ dứa sau thu hoạch được chở về các điểm tập kết của HTX, sau đó xe của công ty sẽ đến tận nơi thu mua toàn bộ cho bà con. Tiền sẽ được trả cho HTX theo từng đợt thu mua, HTX sẽ có trách nhiệm thanh toán đến người dân.
Tại huyện Thuận Châu, mô hình trồng dứa Queen với 7 ha được triển khai tại xã Co Mạ vừa được nghiệm thu và đánh giá. Triển khai mô hình, Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp huyện phối hợp với Công ty CP Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao khảo sát vùng trồng, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho các hộ dân về quy trình trồng và chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại; lựa chọn các đơn vị cung ứng giống, thuốc BVTV đảm bảo về chất lượng và nguồn gốc xuất xứ, tổ chức cung ứng cho các hộ dân đảm bảo theo quy định. Sau 1 năm, 2 ha dứa cây dứa đã cho thu hoạch đồng bộ với sản lượng 25-30 tấn quả/ha, trừ chi phí lãi khoảng 50 triệu đồng/ha. Theo đánh giá, cây dứa Queen trồng đơn giản, dễ chăm sóc, chống xói mòn đất dốc, phù hợp với điều kiện thời tiết nóng ẩm và thổ nhưỡng đất dốc, đồi núi của các xã trên địa bàn huyện.
![]() |
Bà con mở rộng vùng nguyên liệu dứa |
Ở huyện biên giới Sốp Cộp, Hợp tác xã nông nghiệp Nam Phượng đã triển khai trồng dứa nguyên liệu theo chuỗi liên kết. Quả dứa thu hoạch được xuất bán cho Trung tâm chế biến rau quả Doveco Sơn La. Sau hơn 1 năm, dứa đã cho thu hoạch với năng suất từ 35-40 tấn quả/ha. Với giá 4.800 đồng/kg, trừ chi phí đầu tư, người trồng dứa nơi đây có thể thu lãi từ 100 - 120 triệu đồng/ha trở lên, cao hơn so với trồng ngô, trồng sắn từ 3 đến 4 lần.
Năm 2021, Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao đã ký kết hợp đồng với 21 HTX trồng 264 ha dứa nguyên liệu tại 9 huyện trên địa bàn tỉnh Sơn La. Để đảm bảo vùng nguyên liệu bền vững, năm 2022, công ty dự kiến trồng mới 1.000 ha dứa, nâng tổng diện tích dứa toàn tỉnh lên gần 1.300 ha.
Việc trồng trọt, canh tác và xuất bán theo chuỗi liên kết từ sản xuất đến chế biến là những bước đi vững chắc giúp bà con không phải lo lắng cho đầu ra của sản phẩm, từng bước nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. |
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Tin mới nhất

Tươi mới sức xuân Bảo Thắng

Lào Cai: Điện về bừng sáng bản xa

Huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai: Xuân biên giới ấm tình dân, nghĩa Đảng

Năm 2022: Huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai thu 304 tỷ đồng từ sản phẩm quế

Cao Bằng: Triển khai chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc
Tin cùng chuyên mục

Quảng Trị: Đồng bào dân tộc liên kết trồng ngô sinh khối

Xây dựng câu lạc bộ văn hóa dân gian vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Bình Thuận: Giao khoán bảo vệ rừng và hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất cho đồng bào

Thừa Thiên Huế: Đưa nước sạch về với bà con vùng cao huyện A Lưới

Tam Dương - Vĩnh Phúc: Thành công từ đột phá trên vùng đất thuần nông

Đạ Tẻh - Lâm Đồng: Liên kết xây dựng vùng nguyên liệu điều hữu cơ

Ninh Thuận: Triển khai mô hình chuyên canh cây nha đam

Đồng bào dân tộc Xơ Đăng nâng cao thu nhập từ trồng dược liệu

Thái Nguyên: Bảo tồn và phát triển nghề dệt mành cọ ở huyện miền núi

Hỗ trợ học sinh vùng cao học tiếng Anh theo chương trình giáo dục phổ thông mới

Quảng Nam: Chè dây Ra Zéh - sản vật của đồng bào Cơ Tu

Ninh Thuận: Xây dựng thương hiệu sản phẩm “Chuối hột mồ côi Phước Bình”

Cao Bằng: Hiệu quả cho đồng bào dân tộc từ trồng gừng hữu cơ xuất khẩu

Lâm Đồng: Nhân rộng mô hình trồng dâu nuôi tằm tại vùng đồng bào dân tộc

Đắk Nông: Phấn đấu đến năm 2025 giá trị xuất khẩu nông sản đạt trên 1,2 tỷ USD

Ia H’Drai - Kon Tum: Khơi thông nguồn lực phát triển kinh tế biên giới

Chương trình “góp cây tạo sinh kế” hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số

Quản Bạ - Hà Giang: Phát triển các sản phẩm OCOP thúc đẩy quá trình xóa đói, giảm nghèo

Hà Giang: Mật ong bạc hà – sản phẩm OCOP chủ lực của cao nguyên đá
