Hà Giang: Phát triển các sản phẩm OCOP gắn với thị trường tiêu thụ Lễ hội cà phê Sơn La lần thứ nhất diễn ra vào tháng 10/2023 Longform | Sản phẩm OCOP Sơn La: Vươn ra thế giới |
Khai thác những tiềm năng lợi thế sẵn có, thời gian qua huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La đã chú trọng phát triển sản phẩm thuộc Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP). Qua đó, đa dạng các sản phẩm nông nghiệp, giúp người sản xuất có điều kiện nâng cao chất lượng nông sản, từ đó nâng cao thu nhập, thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
Rượu từ cao sâm Ngọc Linh Sơn La đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao |
Đơn cử, Hợp tác xã ARA - Tay Coffee, xã Chiềng Chung được thành lập tháng 3/2020, gồm 14 thành viên với tổng diện tích 50 ha, hoạt động chủ lực trồng, chế biến cà phê đặc sản. Là một trong những đơn vị đăng ký xây dựng sản phẩm OCOP, HTX Ara-Tay coffee, được các đơn vị chuyên môn của huyện và tỉnh tư vấn hoàn thiện phương án kinh doanh, bộ nhận diện thương hiệu sản phẩm; hỗ trợ đánh giá sản phẩm, hoàn thiện hồ sơ sản phẩm. Tham gia chương trình OCOP, HTX đăng ký sản phẩm cà phê nhân xanh Natural, cà phê Honey nhân xanh với mong muốn các sản phẩm của HTX được chứng minh về chất lượng, nguồn gốc xuất xứ, được quảng bá rộng rãi hơn, tạo lợi thế để nâng cao giá trị và tính cạnh tranh trên thị trường.
Hoặc, ông Nguyễn Chí Long, Giám đốc Công ty TNHH một thành viên đầu tư xây dựng Thành Long chia sẻ, mới đây, 3 sản phẩm chế xuất từ sâm, gồm: Cao sâm, rượu cao sâm và rượu sâm Ngọc Linh của Công ty TNHH một thành viên đầu tư xây dựng Thành Long đã đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP 4 sao.
Kết quả này có được do các sản phẩm có sự vượt trội về chất lượng. Theo kết quả phân tích hàm lượng 17 acid amin có trong cao sâm Ngọc Linh Thành Long Sơn La và các loại cao sâm khác có mặt trên thị trường, do Trung tâm phân tích và giám định thực phẩm quốc gia - Viện Công nghiệp thực phẩm thực hiện, các acid amin quan trọng như acid aspartic, serine, glutaminc acid, glycine... trong cao sâm Ngọc Linh Thành Long Sơn La đều có giá trị vượt trội.
Đặc biệt, tháng 4/2023 vừa qua, kết quả của Viện Dược liệu cho thấy, hoạt chất majonosid R2 (hợp chất chính đặc trưng cho sâm Việt Nam) trong mẫu sâm Ngọc Linh của công ty đạt tới 5,74%.
Sau gần 1 năm, 3 sản phẩm từ cao và rượu sâm Ngọc Linh được UBND tỉnh công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao đã giúp nâng cao giá trị sản phẩm cho doanh nghiệp. Hiện nay, công ty đang trồng, chăm sóc khoảng 9.000 m2 sâm (trong đó có 6.000 m2 trồng tập trung); khoảng 20.000 cây sâm 4-5 năm tuổi, 40.000 cây 2 năm tuổi, 100.000 cây giống mới trồng. Sâm có tuổi đời lâu nhất là hơn 10 năm. Tổng giá trị từ cây sâm khoảng 100 tỷ đồng.
Theo UBND huyện Mai Sơn, nhìn chung, các sản phẩm sau khi được công nhận OCOP đều có tăng trưởng về doanh thu, lợi nhuận, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập của người dân. Các doanh nghiệp, HTX có sản phẩm đạt OCOP cũng quan tâm đến việc chế biến sâu, tạo ra sản phẩm chất lượng cao hơn, có năng lực, quy mô sản xuất lớn, đáp ứng nhu cầu thị trường... Đến nay, huyện đã có 12 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao, 4 sao.
Hiện nay, huyện Mai Sơn đã hoàn thiện kế hoạch chuẩn hóa và đánh giá, phân hạng các sản phẩm tham gia chương trình OCOP trên địa bàn huyện Mai Sơn năm 2023, từ đó, lan tỏa mạnh mẽ chương trình đến các chủ thể, các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện. Tạo cơ hội các chủ thể có sản phẩm được sử dụng nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm OCOP có logo gắn sao để in, dán trên bao bì, nhãn mác các sản phẩm khi tiêu thụ tại thị trường trong và ngoài nước.
Huyện Mai Sơn sẽ hỗ trợ xây dựng hồ sơ sản phẩm, gồm hồ sơ tự công bố chất lượng sản phẩm, tem truy xuất nguồn gốc, kế hoạch bảo vệ môi trường, kế hoạch kiểm soát chất lượng sản phẩm, câu chuyện sản phẩm... Hỗ trợ củng cố, thiết kế, in bao bì, nhãn mác sản phẩm; hỗ trợ truyền thông, quảng cáo, xúc tiến thương mại theo chương trình OCOP, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, phát huy tiềm năng, lợi thế, đổi mới tư duy, phương thức sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân.