Sóc Trăng thu hút đầu tư nhờ chính sách linh hoạt Sóc Trăng: Kim ngạch xuất khẩu lập kỷ lục mới Sóc Trăng: Giá lúa tươi tăng, nông dân phấn khởi thu hoạch |
Sản phẩm chủ lực tăng trưởng ấn tượng
Theo Sở Thống kê tỉnh Sóc Trăng, trong tháng 1/2025, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh Sóc Trăng ước tính tăng 2,25% so với tháng trước. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 1,91%, sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 6,69%, cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 4,72%. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm trước, chỉ số sản xuất công nghiệp giảm 1,25% do kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ rơi vào cuối tháng 1, khiến thời gian sản xuất trong tháng giảm.
![]() |
Chỉ số sản xuất công nghiệp của Sóc Trăng tăng nhẹ trong tháng đầu năm. Ảnh minh họa |
Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực của tỉnh ghi nhận mức tăng trưởng tích cực so với tháng trước như tôm đông lạnh đạt 6.584 tấn, tăng 7,23%, điện gió đạt 26 triệu kWh, tăng 34,67%, nước đá đạt 34.310 tấn, tăng 4,16% và nước sinh hoạt đạt 2,4 triệu m³, tăng 5,59%.
Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính tháng 1/2025 tăng 4,48% so với tháng trước, trong đó tiêu thụ ngành chế biến thực phẩm tăng 6,23% và sản xuất hóa chất, sản phẩm hóa chất tăng 24%. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm trước, chỉ số tiêu thụ giảm 9,25%. Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 0,68% so với tháng trước nhưng giảm 9,49% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, tồn kho chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản giảm 9,5%, sản xuất đồ uống tăng gấp ba lần, sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất giảm 43,38%.
Ngành nông nghiệp tiếp tục phát triển
Trong lĩnh vực nông nghiệp, diện tích gieo trồng cây hàng năm của tỉnh Sóc Trăng trong tháng 1/2025 đạt 198.204 ha, tăng 0,83% so với cùng kỳ năm trước. Diện tích gieo trồng lúa đạt 183.545 ha, tăng 0,4% so với cùng kỳ, với diện tích thu hoạch ước tính đạt 58.390 ha, tăng 13,48%. Việc diện tích thu hoạch lúa tăng mạnh chủ yếu do tiến độ gieo trồng từ đầu vụ lúa đông xuân sớm và vụ mùa năm 2025 tăng cao. Tuy nhiên, một số diện tích lúa đông xuân sớm bị ảnh hưởng bởi mưa trái mùa, khiến khoảng 1.102 ha bị ngập nước, đổ ngã, có nguy cơ giảm năng suất.
Diện tích gieo trồng các loại cây hàng năm khác đạt 14.659 ha, tăng 6,49% so với cùng kỳ. Trong đó, diện tích trồng bắp đạt 162 ha, tăng 3,18%, khoai lang đạt 39 ha, tăng 2,63%, cây mía đạt 3.370 ha, tăng 16,85% do giá cả ổn địnSh và doanh nghiệp hỗ trợ kỹ thuật cũng như hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Diện tích rau các loại đạt 3.098 ha, tăng 0,42%, trong đó diện tích trồng củ hành tím đạt 4.014 ha, tăng 5,35%. Giá các loại rau màu như bắp lai, cải thảo, cải bông, ớt, rau thơm và hành tím giảm từ 500 - 3.000 đồng/kg so với tháng trước.
Tình hình chăn nuôi trên địa bàn tỉnh nhìn chung ổn định. Đàn trâu toàn tỉnh hiện có 2.325 con, giảm 1,27% so với cùng kỳ năm trước. Đàn bò đạt 53.010 con, giảm 1,12%, trong đó bò sữa đạt 5.408 con, giảm 2,17%. Tổng đàn heo hiện có 203.230 con, tăng 3,8%, đàn gia cầm đạt 7,57 triệu con, tăng 3,91%. Trong đó, đàn gà đạt 5,34 triệu con, chiếm 70,54% tổng đàn, tăng 4,09%. Tuy nhiên, dịch tả heo châu Phi vẫn xuất hiện trên địa bàn khi một ổ dịch được ghi nhận tại xã Viên An, huyện Trần Đề với 11 con heo bị tiêu hủy, tổng trọng lượng tiêu hủy 443 kg.
Trong lĩnh vực lâm nghiệp, sản lượng gỗ khai thác trong tháng 1/2025 đạt 5.350 m³, tăng 0,47% so với cùng kỳ năm trước. Số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 95.000 cây, giảm 1,04%. Trong tháng không xảy ra vụ cháy rừng nào trên địa bàn tỉnh.
Sản xuất thủy sản tiếp tục duy trì tăng trưởng ổn định. Tổng sản lượng thủy sản tháng 1/2025 ước đạt 11.705 tấn, tăng 0,96% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, sản lượng khai thác biển đạt 4.965 tấn, tăng 0,07%; Sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 6.740 tấn, tăng 1,62%.
Nhìn chung, trong tháng 1/2025, mặc dù bị ảnh hưởng bởi thời gian sản xuất ngắn do kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, tình hình sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và thủy sản tại Sóc Trăng vẫn duy trì được mức tăng trưởng nhất định. Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, điện gió và nuôi trồng thủy sản tiếp tục là những lĩnh vực có sự phát triển đáng chú ý, trong khi ngành chăn nuôi vẫn đối mặt với rủi ro dịch bệnh. |