Số hóa toàn diện tạo đột phá cho tương lai

Xác định chuyển đổi số là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, Lạng Sơn đã huy động toàn bộ hệ thống chính trị, mọi nguồn lực xã hội để triển khai đồng bộ.
Lạng Sơn phấn đấu đến cuối năm 2023 tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 5,92% Tỉnh Lạng Sơn: Đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử, tìm đầu ra cho nông sản

Xác định chuyển đổi số là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, Lạng Sơn đã huy động toàn bộ hệ thống chính trị, mọi nguồn lực xã hội để triển khai đồng bộ, toàn diện trên mọi lĩnh vực, nhằm tạo đà cho địa phương tăng trưởng bứt phá trong tương lai.

Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi các địa phương phải đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ để phát triển theo hướng văn minh, hiện đại. Cùng với cả nước, tỉnh Lạng Sơn đang tập trung thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số và phát triển kinh tế số. Xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm đặc biệt, những năm qua, tỉnh Lạng Sơn đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, với sự quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị, chính quyền các cấp, mọi nguồn lực xã hội.

Số hóa toàn diện tạo đột phá cho tương lai
Ông Nguyễn Trọng Hùng – Phó giám đốc phụ trách Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lạng Sơn

Trao đổi về vấn đề này, Ông Nguyễn Trọng Hùng – Phó giám đốc phụ trách Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh cho biết, năm 2022, tỉnh Lạng Sơn đã triển khai chuyển đổi số tổng thể và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực và đạt được những kết quả quan trọng.

Theo đó, các nhiệm vụ trên 5 trụ cột chuyển đổi số đã hoàn thành tương đối đồng bộ, hoàn chỉnh, rõ nét mô hình chuyển đổi số tỉnh Lạng Sơn. Nhận thức của các cấp, các ngành và người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh về chuyển đổi số được nâng lên rõ rệt. 11/11 huyện, thành phố đã kiện toàn Ban Chỉ đạo về chuyển đổi số cấp huyện. Trên toàn tỉnh đã kiện toàn 1.676 Tổ công nghệ số cộng đồng với 7.856 thành viên, là cánh tay nối dài của Ban Chỉ đạo về chuyển đổi số các cấp, đóng vai trò then chốt đưa công nghệ số, kỹ năng số đến với người dân.

Hiện nay tại Lạng Sơn,100% người dân và doanh nghiệp có trợ lý ảo hỗ trợ thực hiện thủ tục hành chính; 100% cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh hoạt động trên nền tảng Lạng Sơn Cloud Make-in-VietNam; 100% hoạt động của chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã đưa lên trên nền tảng số; 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên trực tuyến mức độ 4 phục vụ người dân và doanh nghiệp trên nền tảng số. Tỉnh đã khai trương và đưa vào sử dụng Cổng thông tin dữ liệu đất đai, Trung tâm thông tin chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh; Triển khai xây dựng giải pháp nền tảng số ATM mềm; An toàn, an ninh mạng là then chốt trong công cuộc chuyển đổi số của tỉnh được đảm bảo.

Số hóa toàn diện tạo đột phá cho tương lai
Thực hiện Lễ ký kết giữa Viettel Lạng Sơn với UBND xã Điềm He, huyện Văn Quan

Để thực hiện nhiệm vụ Chuyển đổi số, điều đầu tiên là đảm bảo hạ tầng công nghệ. Là một trong những đối tác cùng tham gia, Viettel Lạng Sơn đã đẩy mạnh đầu tư hạ tầng mạng viễn thông, hạ tầng Internet vạn vật, hạ tầng băng thông rộng, cơ sở dữ liệu... Ưu tiên triển khai các công nghệ mới nhất, mở rộng vùng phủ và nâng cao chất lượng dịch vụ. Đơn vị này đã triển khai hơn 600 trạm phát sóng 4G, là nhà mạng có số lượng trạm phát sóng 4G nhiều nhất trên địa bàn.

Cùng chung tay với địa phương thực hiện CĐS, Tập đoàn VNPT đã xây dựng và triển khai những sản phẩm tiên phong tại Lạng Sơn. Tiêu biểu, trong lĩnh vực chính quyền số, VNPT đã tư vấn và triển khai rất nhiều các giải pháp cho tỉnh như: Trung tâm thông tin và chỉ đạo điều hành tỉnh (IOC), Trợ lý ảo cho người dân về các thủ tục hành chính (iSee), Công dân số xứ Lạng… Trong đó, Trung tâm IOC được xem là “bộ não số” của tỉnh với các giải pháp công nghệ kết hợp nhịp nhàng với các sáng kiến về mô hình quản trị vận hành đô thị và sự tham gia tích cực của người dân, doanh nghiệp.

Là một trọng tâm trong CĐS, phát triển kinh tế số được Lạng Sơn đẩy mạnh và triển khai rộng khắp các lĩnh vực. Số hóa nông nghiệp nông thôn tiếp tục duy trì phát triển nhanh và bền vững trên sàn thương mại điện tử Portmart.vn và Voso.vn. Hiện, Lạng Sơn có 19.835 sản phẩm trên sàn thương mại điện tử, tăng 66,8%, đứng thứ 02 toàn quốc; có 45.445 giao dịch thành công, tăng 400% so với thời điểm 31/12/ 2021, đứng thứ 04 toàn quốc. Việc phát triển kinh tế số đã thay đổi hoàn toàn nhận thức, cách làm truyền thống của người dân, hộ gia đình về tiêu thụ sản phẩm trên không gian số, sàn thương mại điện tử, mở rộng không gian tiêu thụ sản phẩm ra toàn quốc.

Một trong những điểm nhấn lớn về CĐS tại Lạng Sơn là việc triển khai thí điểm Nền tảng cửa khẩu số đã thành công. Đến cuối năm 2022, 100% các doanh nghiệp đã khai báo trực tuyến trên nền tảng này trước khi phương tiện đến cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, cửa khẩu Tân Thanh và được xử lý trên Nền tảng cửa khẩu số. Đến nay, Nền tảng cửa khẩu số đã chạy ổn định, đa số các doanh nghiệp thành thạo khai báo thông tin trực tuyến và đã có hơn 1.400 doanh nghiệp đăng ký tài khoản trên đây.

‘’Nền tảng cửa khẩu số đã giúp Lạng Sơn đẩy mạnh cải cách TTHC, tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu; giúp minh bạch hóa, hạn chế các tiêu cực, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong hoạt động xuất nhập khẩu...”- đại diện Sở đánh giá.

Với những kết quả đã đạt được, Lạng Sơn được xếp thứ 5/63 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số. Cùng đó, nền tảng cửa khẩu số của tỉnh đã được nhận giải thưởng Viet Solutions 2022 cho bài toán chuyển đổi số xuất sắc cho địa phương; Lạng Sơn cũng vinh dự là 1 trong 7 đơn vị trong toàn quốc đạt giải thưởng “Cơ quan nhà nước chuyển đổi số xuất sắc”. Ngoài ra, Lạng Sơn là 01 trong 05 tỉnh, thành phố trên cả nước được Hội truyền thông số và Bộ Thông tin và Truyền thông tôn vinh về cung cấp dịch vụ công trực tuyến tốt nhất, thu hút được sự tham gia rộng rãi của người dân và doanh nghiệp.

Số hóa toàn diện tạo đột phá cho tương lai
Tập huấn cho thanh niên trên địa bàn thành phố Lạng Sơn

Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, Lạng Sơn cũng đối mặt với những khó khăn nhất định. ‘’Đặc biệt là nguồn nhân lực về công nghệ thông tin, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao còn hạn chế. Thêm nữa, Lạng Sơn có địa hình đồi núi phức tạp, chia cắt, toàn tỉnh trước năm 2022 còn có 268 thôn trắng sóng hoặc sóng yếu là những nguyên nhân có tác động không nhỏ trong quá trình thực hiện chuyển đổi số đến từng người dân’’- ông Hùng cho hay.

Trước thực tế đó, Lạng Sơn đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan hỗ trợ kết nối, chia sẻ dữ liệu chuyên ngành với cửa khẩu số. Đồng thời quan tâm hỗ trợ tỉnh Lạng Sơn thực hiện phủ sóng di động ở các thôn chưa có sóng hoặc sóng yếu, đảm bảo đến hết năm 2023 có 100% thôn trên địa bàn tỉnh được phủ sóng di động 3G/4G.

Nguyễn Phương - Nguyễn Hoàng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Lạng Sơn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sở Công Thương Gia Lai đồng hành cùng doanh nghiệp xăng dầu

Sở Công Thương Gia Lai đồng hành cùng doanh nghiệp xăng dầu

Việc đồng hành cùng doanh nghiệp sẽ góp phần phát triển thị trường kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Gia Lai ổn định, minh bạch và bền vững.
Triển khai Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Không chờ sáp nhập

Triển khai Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Không chờ sáp nhập

Thành phố Đà Nẵng sẽ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng trong tháng 4/2025 và triển khai ngay, không chờ đợi.
Cử tri Đà Nẵng đề nghị xử lý nghiêm việc sản xuất, kinh doanh sữa giả, thuốc giả

Cử tri Đà Nẵng đề nghị xử lý nghiêm việc sản xuất, kinh doanh sữa giả, thuốc giả

Cử tri Hòa Vang (thành phố Đà Nẵng) bức xúc về tình trạng sữa, thuốc giả ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng, đề nghị Quốc hội và Chính phủ xử lý dứt điểm.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Thành lập Hiệp hội Logistics và Cảng biển

Bà Rịa - Vũng Tàu: Thành lập Hiệp hội Logistics và Cảng biển

Hiệp hội Logistics và Cảng biển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ trở thành cầu nối giữa doanh nghiệp, cơ quan quản lý và chính quyền hướng tới sự phát triển bền vững.
Đào Bắc Hà mất mùa: Sản lượng giảm, giá không tăng

Đào Bắc Hà mất mùa: Sản lượng giảm, giá không tăng

Do diễn biến thời tiết phức tạp, rét đậm, rét hại, hạn hán kéo dài đầu năm, mưa to vào thời kỳ đậu quả khiến hoa và trái nhỏ bị thối, đào Bắc Hà mất mùa.

Tin cùng chuyên mục

Điện Biên và các tỉnh Bắc Lào thúc đẩy hợp tác thương mại

Điện Biên và các tỉnh Bắc Lào thúc đẩy hợp tác thương mại

Điện Biên và các tỉnh Bắc Lào đẩy mạnh hợp tác đa lĩnh vực: Kinh tế, văn hóa, giáo dục, quốc phòng, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, phát triển.
Sáp nhập tỉnh Thái Nguyên - Bắc Kạn: Hợp lực để bứt phá

Sáp nhập tỉnh Thái Nguyên - Bắc Kạn: Hợp lực để bứt phá

Sáp nhập tỉnh Thái Nguyên - Bắc Kạn sẽ tạo không gian phát triển, để tỉnh Thái Nguyên mới có động lực để bứt phá, phát triển vững chắc hơn về mọi mặt...
TP. Hồ Chí Minh hậu kiểm hơn 2.100 hồ sơ tự công bố

TP. Hồ Chí Minh hậu kiểm hơn 2.100 hồ sơ tự công bố

Từ đầu năm đến nay, Sở An toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh đã hậu kiểm 2.174 hồ sơ tự công bố sản phẩm.
Bến Tre tổ chức kỷ niệm 50 ngày giải phóng tỉnh

Bến Tre tổ chức kỷ niệm 50 ngày giải phóng tỉnh

Tỉnh Bến Tre long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 50 năm ngày Giải phóng tỉnh Bến Tre (1/5/1975 - 1/5/2025).
Phú Thọ: 3 người bị bỏng nghi do nổ pháo tự chế

Phú Thọ: 3 người bị bỏng nghi do nổ pháo tự chế

Vụ nổ xảy ra tại thị xã Phú Thọ (tỉnh Phú Thọ) đã khiến 3 người bị bỏng nặng phải vào viện cấp cứu. Nguyên nhân vụ việc đang được điều tra, làm rõ.
Hà Nội xử lý tài sản là đất công, trụ sở làm việc thế nào?

Hà Nội xử lý tài sản là đất công, trụ sở làm việc thế nào?

UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch xử lý đất công, nhà không sử dụng, sử dụng kém hiệu quả hoặc không đúng mục đích trên địa bàn.
Hà Giang thông qua đề án sắp xếp đơn vị hành chính

Hà Giang thông qua đề án sắp xếp đơn vị hành chính

Tỉnh Hà Giang vừa tổ chức Hội nghị lần thứ 32 nhằm đánh giá thực hiện nhiệm vụ quý I; xem xét đề án sắp xếp đơn vị hành chính các cấp.
Đà Nẵng: Triển lãm “Vọng” - Dấu ấn 50 năm một chặng đường

Đà Nẵng: Triển lãm “Vọng” - Dấu ấn 50 năm một chặng đường

Không gian tương tác “Vọng cảnh AR” tại Bảo tàng Đà Nẵng mở ra hướng tiếp cận mới trong hoạt động trưng bày, quảng bá di sản văn hóa địa phương.
Kỳ vọng khi sáp nhập tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn

Kỳ vọng khi sáp nhập tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn

Việc sáp nhập tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên được kỳ vọng sẽ kiến tạo một không gian phát triển mới, mang tính đột phá cho cả hai địa phương.
TP.Hồ Chí Minh: Ngầm hóa lưới điện, hiện thực hóa đô thị thông minh

TP.Hồ Chí Minh: Ngầm hóa lưới điện, hiện thực hóa đô thị thông minh

Ngầm hóa lưới điện giúp TP. Hồ Chí Minh đảm bảo an toàn cung cấp điện, nâng cao mỹ quan đô thị, phát triển hạ tầng bền vững và tạo môi trường sống hiện đại.
Sáp nhập Yên Bái và Lào Cai: Cộng hưởng lợi thế, tạo đà phát triển

Sáp nhập Yên Bái và Lào Cai: Cộng hưởng lợi thế, tạo đà phát triển

Sáp nhập Lào Cai và Yên Bái sẽ tạo động lực phát triển. Hai địa phương có lịch sử gắn bó lâu đời, điều kiện tự nhiên thuận lợi, giàu tài nguyên khoáng sản...
Yên Bái - Lào Cai: Hợp lực để bứt phá trong kỷ nguyên số

Yên Bái - Lào Cai: Hợp lực để bứt phá trong kỷ nguyên số

Yên Bái đồng loạt lấy ý kiến nhân dân về đề án sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái, bước quan trọng mở không gian phát triển mới.
Chi tiết dự kiến tên 97 xã, phường của Đồng Nai và Bình Phước sau sắp xếp

Chi tiết dự kiến tên 97 xã, phường của Đồng Nai và Bình Phước sau sắp xếp

Trung ương dự kiến hợp nhất tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Phước, lấy tên là Đồng Nai, dự kiến sau sắp xếp đơn vị này sẽ còn 97 xã, phường.
Hải Phòng: Tạm dừng ô tô sang Cát Bà giờ cao điểm

Hải Phòng: Tạm dừng ô tô sang Cát Bà giờ cao điểm

Ngày 23/4, TP. Hải Phòng có văn bản tạm dừng chuyên chở xe ô tô con, xe ô tô tải qua phà Đồng Bài, huyện Cát Hải, từ ngày 26/4 - 4/5; thời gian từ 9 - 13 giờ.
Thanh Hóa hoàn thành lấy ý kiến nhân dân về sáp nhập xã

Thanh Hóa hoàn thành lấy ý kiến nhân dân về sáp nhập xã

Tỉnh Thanh Hóa đã hoàn thành lấy ý kiến nhân dân về đề án sáp nhập xã, qua đó đã đạt được sự đồng thuận, thống nhất cao của cử tri và nhân dân.
Đà Nẵng giảm còn 15 phường xã, 1 đặc khu sau sắp xếp

Đà Nẵng giảm còn 15 phường xã, 1 đặc khu sau sắp xếp

Thành phố Đà Nẵng điều chỉnh số lượng đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp gồm 12 phường, 3 xã và 1 đặc khu, giảm 3 đơn vị so với phương án trước đó.
Nam Định còn bao nhiêu xã phường và tên gọi ra sao sau sắp xếp?

Nam Định còn bao nhiêu xã phường và tên gọi ra sao sau sắp xếp?

Nam Định đang đứng trước một dấu mốc lịch sử quan trọng khi tiến hành sắp xếp, sáp nhập hàng loạt đơn vị hành chính cấp xã, phường với tên gọi mới.
Hà Nội đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế ngành năm 2025

Hà Nội đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế ngành năm 2025

Thành phố Hà Nội đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP đạt và vượt 8% trong năm 2025 thông qua các giải pháp quyết liệt phát triển lĩnh vực kinh tế ngành.
Hà Nội: Xử lý nghiêm vi phạm đất đai trong giai đoạn sáp nhập

Hà Nội: Xử lý nghiêm vi phạm đất đai trong giai đoạn sáp nhập

UBND TP Hà Nội yêu cầu xử lý nghiêm tình trạng lợi dụng giai đoạn sáp nhập đơn vị hành chính để lấn chiếm đất đai, ao hồ, đồng ruộng và xây dựng trái phép.
Điện Biên: Cử tri đồng thuận cao với phương án sắp xếp, sáp nhập 65% cấp xã

Điện Biên: Cử tri đồng thuận cao với phương án sắp xếp, sáp nhập 65% cấp xã

Điện Biên sáp nhập giảm 84 xã, 83% cử tri đồng thuận. Bộ máy tinh gọn, hiệu quả hơn – tạo dư địa phát triển vùng biên và nâng cao chất lượng phục vụ người dân.
Mobile VerionPhiên bản di động