Tọa đàm Giải pháp nhân rộng mô hình chợ an toàn thực phẩm Hà Nội: Nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm an toàn thực phẩm tại chợ |
Phân cấp công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm
Theo phân cấp công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm (ATTP) lĩnh vực sản xuất thuộc quản lý ngành Công Thương quy định:
Cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thực phẩm chuyên ngành công thương như: bia, rượu, cồn và đồ uống có cồn (không bao gồm sản phẩm rượu bổ do ngành y tế quản lý); nước giải khát (không bao gồm nước khoáng, nước tinh khiết do ngành y tế quản lý); sữa chế biến, dầu thực vật, bột, tinh bột, bánh mứt kẹo (không bao gồm các sản phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng do ngành y tế quản lý); dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
Cơ sở sản xuất nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 02 cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên có sản phẩm thuộc ngành công thương quản lý có sản lượng lớn nhất.
Cơ sở không thực hiện công đoạn sản xuất nhưng kinh doanh hỗn hợp nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 02 cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên.
Cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh nhiều loại sản phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 02 cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên tự chọn ngành Công Thương quản lý.
Thực hiện tốt công tác an toàn thực phẩm thuộc quản lý của ngành Công Thương
Hiện nay, an toàn thực phẩm là vấn đề được cả xã hội quan tâm. Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm an toàn của người dân ngày càng gia tăng, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phát triển ngày càng nhiều. Việc cắt giảm, đơn giản hóa các điều kiện đầu tư kinh doanh đã đem lại nhiều lợi ích. Đối với doanh nghiệp, các Nghị định đã khắc phục các thủ tục hành chính còn nhiều rườm rà, giảm thời gian, chi phí của doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục hành chính, góp phần tạo điều kiện cho sự phát triển của doanh nghiệp; ngày càng có nhiều doanh nghiệp điều chỉnh dây chuyền sản xuất của nhà máy và đào tạo lại lực lượng lao động để nâng cao trình độ, tập trung đầu tư máy móc, công nghệ sản xuất hiện đại, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Hiện nay có khoảng gần 300 doanh nghiệp sản xuất thuộc lĩnh vực Công Thương, trong đó chủ yếu là các sản phẩm từ bột, tinh bột, đồ uống giải khát chiếm ưu thế.
Công tác quản lý đảm bảo ATTP luôn có sự chỉ đạo quyết liệt của toàn bộ hệ thống chính trị. Thành phố đã có những chỉ đạo sát sao, quyết liệt đối với công tác quản lý ATTP trên địa bàn, các cơ quan quản lý chuyên ngành về ATTP và các cơ quan liên quan đã có sự phân công, phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý; giải quyết, tháo gỡ khó khăn kịp thời cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm trên địa bàn. Bên cạnh đó, nhận thức của người dân, người sản xuất/kinh doanh thực phẩm trong thời gian qua cũng được nâng lên rõ rệt; sự vào cuộc của các cơ quan thông tấn báo chí, sự tham gia tích cực của người dân trong giám sát, phản ánh tình hình an toàn thực phẩm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý ATTP trên địa bàn.
Quy định của Chính phủ về công tác đảm bảo ATTP được quy định tại các Nghị định, theo sự phù hợp với thực tế: Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 hướng dẫn thi hành 1 số điều của Luật ATTP (thay thế Nghị định 38/2012/NĐ-CP); Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 05/02/2020 về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương; Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực ATTP (thay thế Nghị định 178); Nghị định số 124/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm và Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2022; Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 sửa đổi bổ sung một số quy định liên quan đến đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế (trong đó chương I là lĩnh vực ATTP)… Các Nghị định mới này đã thể hiện quan điểm quản lý theo hướng “mở”, thể hiện:
Chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, trao quyền tự chủ nhiều hơn cho doanh nghiệp; mở rộng đối tượng không phải cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP (từ 4 lên 10 đối tượng); quy định tự công bố sản phẩm đối với sản phẩm thực phẩm thông thường.
Đồng thời nâng mức xử phạt vi phạm hành chính (có lỗi tăng từ 5 – 10 lần), tạo sức răn đe đối với các cơ sở vi phạm ATTP.
Từ khi triển khai thực hiện Nghị định 105/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu, giúp cho cơ quan quản lý nhà nước các cấp triển khai thuận tiện việc quản lý, cấp giấy phép đối với thương nhân bán buôn, bán lẻ rượu, bán rượu tiêu dùng tại chỗ (Lấy rượu từ các nhà cung cấp là sản xuất, nhập khẩu, phân phối, bán buôn có giấy phép theo quy đinh). Trên địa bàn các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này đánh giá, phải hồi tích cực các quy định của Nghị định 105/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017 của Chính phủ vì đã bỏ nhiều điều kiện không cần thiết tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện, triển khai thuận lợi nhanh chóng, giảm chi phí, thời gian, dễ dàng thực hiện hơn so với quy định cũ.
Sở Công Thương Hà Nội đã thường xuyên thực hiện kết nối, hướng dẫn các cơ sở sản xuất thực phẩm trên địa bàn đưa sản phẩm an toàn vào hệ thống các siêu thị, trung tâm thương mại, chuỗi kinh doanh thực phẩm (các sản phẩm nông sản: miến, phở; các sản phẩm bánh mứt kẹo, sữa chế biến,…) tạo thành chuỗi khép kín từ nhà sản xuất - nhà phân phối - người tiêu dùng. Phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã trong việc duy trì và phát triển các chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thực phẩm an toàn; đẩy mạnh quản lý, phát triển hệ thống kinh doanh theo chuỗi đáp ứng mô hình kinh doanh, phục vụ theo hướng văn minh hiện đại tại các siêu thị, cửa hàng tiện ích…trên địa bàn Thành phố.
Văn bản chỉ đạo tham mưu về công tác an toàn thực phẩm thuộc Sở Công thương quản lý trong thời gian qua đã được ban hành tương đối đầy đủ và được tổ chức, triển khai một cách toàn diện, kịp thời, hiệu quả từng bước đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về ATTP và đảm bảo ATTP trong đời sống xã hội, phù hợp các quy định của pháp luật về An toàn thực phẩm.
Nội dung các văn bản pháp luật ban hành, về cơ bản đã thể chế hóa được các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về ATTP; Các quy định pháp luật ATTP được ban hành đúng thẩm quyền, bám sát yêu cầu quản lý nhà nước về ATTP, bảo đảm tính khả thi, khá thuận lợi cho sản xuất kinh doanh thực phẩm, có sự phân công, phân cấp trách nhiệm giữa các bộ ngành, địa phương nên đã phát huy hiệu lực và hiệu quả trong công tác quản lý ATTP nói chung và quản lý ATTP của Sở Công Thương nói riêng.
Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cùng đoàn kiểm tra công tác an toàn thực phẩm tại các chợ trên địa bàn Hà Nội |
Qua số liệu quản lý, Sở Công thương đã quan tâm chú trọng triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền giáo dục về ATTP cho các đối tượng, đặc biệt đối tượng sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm. Hầu hết các cơ sở đều có ý thức chấp hành các quy định về ATTP. Bên cạnh đó, vẫn còn một số tồn tại và vi phạm chủ yếu như việc bảo quản thực phẩm không đúng quy định, hàng hóa thực phẩm để lẫn với các sản phẩm khác không phải là thực phẩm; vẫn còn thực phẩm hết hạn hạn sử dụng; người trực tiếp chế biến thực phẩm không mặc trang phục bảo hộ lao động... Do đó Sở Công Thương tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo đối với công tác đảm bảo ATTP, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thực hiện về đảm bảo ATTP, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát ATTP trên địa bàn.
Văn bản chỉ đạo tham mưu về công tác ATTP thuộc Sở Công Thương quản lý trong thời gian qua đã được ban hành tương đối đầy đủ và được tổ chức, triển khai một cách toàn diện, kịp thời, hiệu quả từng bước đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về ATTP và đảm bảo ATTP trong đời sống xã hội, phù hợp các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm.
Trong giai đoạn 2016-2020, Sở Công Thương đã triển khai 76 lớp tập huấn về an toàn thực phẩm tại các quận/ huyện (trong đó triển khai 30 lớp tập huấn trong lĩnh vực sản xuất); cấp 743 Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP trong sản xuất, phân cấp quản lý về an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố Hà Nội), cấp 10 giấy phép sản xuất rượu công nghiệp dưới 03 triệu lít/ năm. Tỷ lệ đạt 100% hồ sơ được giải quyết đúng hạn, không có hồ sơ quá hạn giải quyết; tiếp nhận và đăng tải 7144 hồ sơ công bố cho khoảng 900 cơ sơ sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc ngành Công Thương quản lý. |