Thứ sáu 09/05/2025 14:37

Shoppertainment sẽ là xu hướng trong mùa siêu mua sắm

Chuyển đổi số, sự lên ngôi của video dạng ngắn và nhu cầu giải trí gia tăng của người tiêu dùng là 3 yếu tố sẽ tái định hình mùa siêu mua sắm trong năm 2021.

Trong bối cảnh thị trường Việt Nam xuất hiện ngày càng nhiều đợt mua sắm lớn, TikTok dự đoán Shoppertainment (mua sắm kết hợp giải trí) sẽ là xu hướng nửa cuối năm 2021. Cụ thể, trong báo cáo tổng hợp các yếu tố quan trọng tác động đến hành vi tiêu dùng mùa mua sắm, TikTok cũng nhấn mạnh video dạng ngắn sẽ trở thành công cụ quan trọng, giúp doanh nghiệp tìm kiếm và tương tác với khách hàng. Tại Việt Nam, mùa siêu mua sắm (Mega Sales) được coi là cơ hội kinh doanh đầy tiềm năng, diễn ra vào các dịp cụ thể như 9.9, 10.10, 11.11, 12.12 hoặc mùa lễ hội cuối năm.

Những dữ liệu, dự đoán xu hướng thị trường trong nghiên cứu của TikTok và các đối tác sẽ giúp thương hiệu bắt đầu lập kế hoạch chiến lược tiếp thị và bán hàng, từ đó kích thích nhu cầu mua sắm của người dùng và tạo được dấu ấn thương hiệu trong dịp Mega Sales sắp tới.

Theo đó, video dạng ngắn giúp đẩy nhanh quá trình mua hàng. Một nghiên cứu của Neilsen gần đây có chỉ ra rằng, 83% người dùng thích xem quảng cáo dưới định dạng video hơn ảnh GIF hoặc văn bản. Nhờ quá trình chuyển đổi số và sự ưa chuộng của người tiêu dùng, video dạng ngắn đang là định dạng được nhiều thương hiệu lựa chọn để tiếp cận và thu hút khách hàng.

Bên cạnh đó, người tiêu dùng sẵn sàng khám phá thương hiệu mới và đưa ra quyết định mùa hàng ngoài kế hoạch. Đây là dự báo dựa trên khảo sát năm 2021 của TikTok được thực hiện vào tháng 3/2021 với hơn 1.800 người dùng Đông Nam Á, trong đó 82% cho biết đã mua sản phẩm từ nhãn hàng họ ít khi sử dụng trong các đợt mua sắm lớn. Đáng chú ý hơn, 55% người dùng đã đưa ra các quyết định mua hàng nằm ngoài kế hoạch. Dữ liệu của TikTok cũng cho thấy trong các đợt mùa siêu mua sắm, người dùng mua sắm nhiều hơn ở tất cả các danh mục hàng hóa. Điều này chứng minh mùa siêu mua sắm chính là cơ hội tốt để thương hiệu tiếp cận khách hàng mới, đặc biệt là khi 67% người dùng cảm thấy vui vẻ hoặc hào hứng khi tham gia ngày hội mua sắm.

Ngoài các yếu tố trên người dùng cũng kỳ vọng nhiều hơn vào trải nghiệm mua sắm thú vị. Do đó bên cạnh sự chuyển dịch nhanh chóng sang thương mại điện tử, xu hướng Shoppertainment cũng ghi nhận sự tăng trưởng đáng kể. Dưới tác động của Covid-19, người dùng hạn chế di chuyển và phải trì hoãn nhiều kế hoạch. Vì vậy, với nhiều người, mua sắm đã trở thành hoạt động giải trí tại nhà. Theo kết quả khảo sát của TikTok, cứ 3 người thì có 1 người nói rằng họ muốn mua sắm và việc mua sắm khiến họ cảm thấy vui vẻ.

Mai Ca
Bài viết cùng chủ đề: Mua sắm

Tin cùng chuyên mục

Thương mại điện tử nội địa cần làm gì để không bị “lép vế”?

Thêm cơ hội ‘thực chiến’ thương mại điện tử cho sinh viên

AI giúp doanh nghiệp thương mại điện tử bứt phá

Quản chặt chất lượng hàng hóa trên sàn thương mại điện tử

Vì sao AI là trợ thủ đắc lực của doanh nghiệp thương mại điện tử?

Thái Nguyên bứt phá trên hành trình số hóa thương mại điện tử

Vá 'lỗ hổng' thương mại điện tử để nâng cao hiệu quả bảo vệ người tiêu dùng

Lazada hỗ trợ nhà bán hàng chuyển đổi số bằng AI

Bỏ phố, lên sàn: Bước ngoặt của các cửa hàng bán lẻ

Quảng bá sản phẩm 'made in Vietnam' trên thương mại điện tử

Định hình luật chơi mới cho thương mại điện tử Việt Nam

Trách nhiệm đơn vị dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử

Quản lý chặt các chủ thể tham gia thương mại điện tử

Tận dụng ưu đãi thuế De minimis từ Mỹ tăng xuất khẩu

Cơ bản nhất trí với đề xuất xây dựng, ban hành Luật Thương mại điện tử

Shopee - người bán: Cuộc đối thoại chính thức quanh phí PiShip

Cách thế giới thay đổi logistics trong thương mại điện tử

Không có nhân sự giỏi, thương mại điện tử khó vươn xa

Lan tỏa giá trị di sản Việt Nam qua không gian số

Lùi thời hạn nộp thuế: Người bán hàng trên sàn thương mại điện tử 'thở phào'