Sẽ sửa đổi, bổ sung quy định kinh doanh trên thương mại điện tử để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Sự phát triển nhanh chóng của hoạt động thương mại điện tử đã đặt ra những thách thức đối với công tác quản lý, giám sát, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Bộ Công Thương đẩy mạnh công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cảnh báo giả mạo phê duyệt thanh toán xử lý đơn hàng online Hơn 31.500 người livestream bán hàng vào ''tầm ngắm'' của ngành Thuế

Gỡ bỏ/khóa 6.254 gian hàng với 23.359 sản phẩm vi phạm

Những năm qua, thương mại điện tử đã và đang phát triển mạnh mẽ, trở thành xu hướng lớn trong thương mại toàn cầu. Tại Việt Nam, hoạt động thương mại điện tử cũng đã phát triển tích cực, trở thành kênh phân phối quan trọng phục vụ các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của người dân và góp phần phát triển các dịch vụ tài chính, thanh toán hiện đại.

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, năm 2023, hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam tiếp tục tăng trưởng mạnh với tốc độ tăng 25% so với năm 2022, được xếp vào nhóm 5 quốc gia có tốc độ tăng trưởng hàng đầu thế giới. Dự báo, trong những năm tới, hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng khả quan.

Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của hoạt động thương mại điện tử cũng đặt ra những thách thức đối với công tác quản lý, giám sát, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trước tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng,…

Trước tình hình đó, nhằm phát triển hoạt động thương mại điện tử lành mạnh, bền vững, Bộ Công Thương đã chú trọng triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, giám sát, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử:

Một là, công tác hoàn thiện pháp luật, thời gian qua Bộ Công Thương chủ trì xây dựng Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) và đã được Quốc hội thông qua năm 2023. Bộ Công Thương cũng đã chủ trì xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định số 55/2024/NĐ-CP ngày 16/5/2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

“Hai văn bản trên đã bổ sung trách nhiệm của các nền tảng số, đặc biệt là các nền tảng số có số lượng lớn người dùng tại Việt Nam trong việc kiểm duyệt nội dung, minh bạch hoạt động quảng cáo…; đồng thời bổ sung trách nhiệm liên đới của người có ảnh hưởng trong việc giới thiệu hàng hóa, dịch vụ đến tay người tiêu dùng” - đại diện Bộ Công Thương cho hay.

Sẽ sửa đổi, bổ sung quy định kinh doanh trên thương mại điện tử để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Người tiêu dùng nhận diện hàng thật - hàng giả, hàng vi phạm

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương đã tham mưu, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 319/QĐ-TTg ngày 29/3/2023 phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025. Theo đó, một số mục tiêu cụ thể được đề ra tại Đề án như: 100% các sàn giao dịch thương mại điện tử lớn ký cam kết không kinh doanh hàng giả; 100% các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên sàn giao dịch thương mại điện tử lớn được tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về thương mại điện tử, pháp luật chuyên ngành đối với các hàng hóa do tổ chức, cá nhân kinh doanh; 100% người tiêu dùng được tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ quyền lợi của mình.

Hai là, công tác tiếp nhận, xử lý khiếu nại từ người tiêu dùng, Bộ Công Thương đã xây dựng, vận hành cơ chế tiếp nhận kiến nghị và phản hồi trực tuyến đối với người tiêu dùng thông qua Cổng Thông tin quản lý hoạt động thương mại điện tử tại địa chỉ www.online.gov.vn và Tổng đài bảo vệ người tiêu dùng tại Bộ Công Thương và 52 tỉnh, thành phố theo đầu số miễn cước 1800.6838 từ năm 2015 để tư vấn, hỗ trợ trực tiếp các vấn đề phát sinh của người tiêu dùng; riêng tại Bộ Công Thương hàng năm tiếp nhận hơn 11.000 cuộc gọi tới.

Ba là, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, Bộ Công Thương thường xuyên theo dõi, giám sát, phát hiện, xử lý các vi phạm thông qua bán hàng online, livestream. Năm 2023, Bộ đã yêu cầu các sàn, các website tiến hành rà soát, ngăn chặn và gỡ bỏ/khóa 6.254 gian hàng với 23.359 sản phẩm vi phạm. Lực lượng quản lý thị trường đã kiểm tra 834 vụ, xử lý 764 vụ, phạt tiền 12 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Bộ đã phối hợp chặt chẽ với Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, Bộ Công an, Bộ Y tế và các lực lượng chức năng rà soát, xử lý hàng trăm website/ứng dụng vi phạm mỗi năm, chuyển cơ quan Công an xử lý nhiều vụ việc, ngăn chặn nguy cơ gây thiệt hại quy mô lớn cho người dân.

“Nhiều vụ việc bán hàng giả/hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên mạng xã hội nổi cộm, đã bị triệt phá như: Ansan Cosmetics - TP. Hồ Chí Minh - thu giữ 7.678 đơn vị sản phẩm; TS Việt Nam - Hà Nội - thu giữ 14.000 sản phẩm với với tổng trị giá ước tính trên 11 tỷ đồng; Menshop79 - Hà Nội - thu giữ 2.000 sản phẩm có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu Gucci, Louis Vuitton,… giá trị hơn 20 tỷ đồng; 145 Hoàng Diệu - Lào Cai - thu giữ 237 mặt hàng với 158.014 sản phẩm; Vụ bản - Nam Định - thu giữ gần 30.000 sản phẩm nhái nhãn hiệu Hermès; chuyển cơ quan điều tra vụ việc Mailystyle ở Hà Đông, Hà Nội - thu giữ hơn 126.000 sản phẩm không hóa đơn, chứng từ trị giá trên 20 tỷ đồng,...” - Bộ Công Thương thông tin.

Bốn là, công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, Bộ Công Thương đã tổ chức các Cuộc thi “Người tiêu dùng trẻ trong thương mại điện tử” trong các năm 2022 và 2023 thu hút hơn 10.000 người tham gia mỗi năm; Cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng” năm 2022 và 2023 hướng tới nhóm đối tượng là sinh viên, người lao động tại các khu công nghiệp, thu hút gần 15.000 người chơi mỗi năm; đăng tải trên 30 video clips tuyên truyền lên các tài khoản mạng xã hội và được hơn 200.000 lượt xem/thích.

Đồng thời, tổ chức ký cam kết với một số sàn thương mại điện tử lớn nhằm nâng cao ý thức của doanh nghiệp trong việc nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, như các cam kết về “Nói không với hàng giả trong thương mại điện tử” từ năm 2019 cho tới nay.

Thái Bình: Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm hàng hóa thông qua các nền tảng thương mại điện tử
Thương mại điện tử phát triển bền vững khi quyền lợi người tiêu dùng được đảm bảo

Năm là, công tác cảnh báo, phòng ngừa vi phạm, Bộ Công Thương thường xuyên phối hợp với các đơn vị chức năng thuộc Bộ Công an, Bộ Y Tế, Bộ Thông tin và truyền thông,… đăng tải các thông tin, bài viết bao gồm các hướng dẫn về các quy định mới, các thông báo, yêu cầu rà soát, gỡ bỏ sản phẩm, thông tin cảnh báo tới người tiêu dùng, các bài báo tuyên truyền, phổ biến về hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong việc nắm bắt và phòng tránh các nguy cơ lừa đảo và bảo vệ mình trước thủ đoạn của các đối tượng vi phạm pháp luật như: “Cảnh báo giả mạo Bộ Công Thương về việc phê duyệt dự án tham gia kiếm tiền online; cảnh báo giả mạo Bộ Công Thương về việc phê duyệt dự án tham gia nhận quà online; Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mới về “tuyển mẫu nhí chụp ảnh làm đại diện thương hiệu”;…

Tăng chế tài xử phạt với các hành vi vi phạm pháp luật

Mặc dù đã triển khai nhiều giải pháp, song Bộ Công Thương vẫn phải nhìn nhận, công tác quản lý, giám sát, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử vẫn còn các tồn tại, hạn chế như: Tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng còn diễn biến phức tạp; thương mại điện tử đang ngày càng có tác động lớn, đặc biệt đối với nhóm đối tượng trẻ, người cao tuổi, người dân sinh sống ở vùng nông thôn, vùng cao, vùng xa,... trong đó đã phát sinh một số hệ lụy tiêu cực như vấn đề lừa đảo trên không gian mạng, “nghiện mua hàng”.

Lý giải nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế Bộ Công Thương cho biết, hiện nay các quy định về trách nhiệm và chế tài đối với hành vi vi phạm về hàng giả, hàng nhái còn thiếu và chưa đủ mạnh. Bên cạnh đó, bán hàng trên môi trường mạng phát triển quá nhanh trên địa bàn rộng, với số lượng giao dịch rất lớn trong khi nguồn nhân lực để giám sát, xử lý còn mỏng. Đồng thời, các thủ đoạn lừa đảo, giả mạo bán hàng trên không gian mạng ngày càng tinh vi; trong khi đó, một bộ phận người tiêu dùng mới tham gia mua hàng online, dễ bị lôi kéo do các thủ đoạn lừa đảo, dụ dỗ mua hàng giá rẻ.

Để thương mại điện tử phát triển bền vững, song hành với quyền lợi người tiêu dùng ngày càng được bảo đảm, Bộ Công Thương chú trọng các giải pháp: Khẩn trương xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 98/2020/NĐ-CP và Nghị định số 17/2022/NĐ-CP, trong đó tăng cường chế tài đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục nghiên cứu, đề xuất sửa đổi các quy định liên quan đến thương mại điện tử như: Bổ sung các khái niệm mới phù hợp với quy định tại Luật giao dịch điện tử năm 2023 và Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sửa đổi năm 2023; bổ sung quy định xác thực tài khoản người bán cá nhân và cung cấp thông tin trên các website, ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử; phân cấp, phân quyền trong công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử cho các địa phương trong việc quản lý, giám sát và giải quyết tranh chấp trực tuyến trong hoạt động thương mại điện tử; tăng cường trách nhiệm của chủ sở hữu nền tảng số/nền tảng số trung gian, người có ảnh hưởng; xác định rõ trách nhiệm của đơn vị cung cấp dịch vụ trung gian hỗ trợ hoạt động thương mại điện tử như logistics, ISP, dịch vụ tiếp thị liên kết; chính sách quản lý mạng xã hội có hoạt động cung cấp dịch vụ thương mại điện tử; quy định quản lý đối với các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cung cấp dịch vụ thương mại điện tử tại Việt Nam;...

Cùng đó là đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn doanh nghiệp nâng cao tinh thần tuân thủ pháp luật và bảo vệ người tiêu dùng trên không gian mạng; tăng cường tuyên truyền, khuyến khích người tiêu dùng cẩn trọng, nghiên cứu kỹ thông tin sản phẩm, thông tin người bán hàng trong giao dịch trên mạng; hướng dẫn, khuyến khích người tiêu dùng kỹ năng kiểm tra, đánh giá thương hiệu, chất lượng sản phẩm, uy tín nhà cung cấp trên không gian mạng, phát hiện, phòng tránh các thủ đoạn lừa đảo, dụ dỗ.

“Bộ Công Thương sẽ tích cực chủ động rà soát các website/ứng dụng thương mại điện tử trong việc tuân thủ pháp luật; chủ động phát hiện, xử lý các trường hợp buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng” - đại diện Bộ Công Thương khẳng định.

Đồng thời, tăng cường kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các Bộ, ngành, địa phương để khai thác thông tin phục vụ cho công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử; phối hợp chặt chẽ với Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, Bộ Công an, Bộ Y tế và các lực lượng chức năng để phát hiện, xử lý triệt để các đường dây, cơ sở, cá nhân vi phạm.

Lê Na
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thương mại điện tử

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nấm Mối Đen Uyên Khang: Khẳng định thương hiệu nhờ sàn thương mại điện tử

Nấm Mối Đen Uyên Khang: Khẳng định thương hiệu nhờ sàn thương mại điện tử

Với mục tiêu đưa Nấm Mối Đen Uyên Khang vươn xa hơn nữa, song song với việc đầu tư vào mở rộng nhà xưởng, đầu tư kỹ thuật theo công nghệ 4.0.
Đúc rút thực tiễn kịp thời để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh

Đúc rút thực tiễn kịp thời để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh

Điểm lại những phát biểu của các đồng chí Thứ trưởng Bộ Công Thương trong năm 2024 về thúc đẩy công nghiệp, thương mại, hội nhập kinh tế quốc tế...
Thương mại điện tử: Khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế số

Thương mại điện tử: Khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế số

Năm 2024, thương mại điện tử Việt Nam vẫn ghi nhận tốc độ tăng trưởng trên 20%, tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế số.
Đà Nẵng: Ứng dụng thương mại điện tử, hướng đi mới cho tiểu thương chợ truyền thống

Đà Nẵng: Ứng dụng thương mại điện tử, hướng đi mới cho tiểu thương chợ truyền thống

Chương trình thúc đẩy ứng dụng thương mại điện tử khuyến khích chuyển đổi kinh tế số trong chợ truyền thống tại các quận, phường TP. Đà Nẵng.
Thương mại điện tử: Đường dài không mấy dễ đi

Thương mại điện tử: Đường dài không mấy dễ đi

Thị trường thương mại điện tử Việt Nam năm 2024 đạt 22 tỷ USD, tăng 25% so với năm 2023. Tăng trưởng thần tốc của thương mại điện tử cũng tạo nhiều cạnh tranh.

Tin cùng chuyên mục

Trung bình 1 người tiêu dùng Việt Nam mua hàng trực tuyến 4 lần/tháng

Trung bình 1 người tiêu dùng Việt Nam mua hàng trực tuyến 4 lần/tháng

Trung bình 1 người tiêu dùng Việt Nam mua hàng trực tuyến tới 4 lần/tháng. Điều này cho thấy tiềm năng lớn của thị trường bán buôn bán lẻ trực tuyến.
Gia Lai: Ngành Công Thương đẩy mạnh xúc tiến thương mại gắn với chuyển đổi số

Gia Lai: Ngành Công Thương đẩy mạnh xúc tiến thương mại gắn với chuyển đổi số

Nhờ đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại góp phần giúp doanh số trong giao dịch thương mại điện tử hàng năm tại Gia Lai đều tăng.
Hà Nội đồng hành, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ

Hà Nội đồng hành, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ

TP. Hà Nội luôn đồng hành, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ để doanh nghiệp có thể tiếp cận được nguồn vốn.
Bộ Công Thương tích cực đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt

Bộ Công Thương tích cực đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt

Bộ Công Thương đã, đang và sẽ có những chính sách thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt nhằm kích thích hoạt động tiêu dùng trong nước phát triển.
Gia Lai: Tăng cơ hội tiếp cận thương mại điện tử cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Gia Lai: Tăng cơ hội tiếp cận thương mại điện tử cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Việc đào tạo kỹ năng và kiến thức kinh doanh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Gia Lai được kỳ vọng sẽ thúc đẩy ngành thương mại điện tử phát triển.
Thương mại điện tử:

Thương mại điện tử: 'Cuộc đua' tiếp tục sôi động

Ngay khi Temu vừa tạm dừng hoạt động để hoàn tất thủ tục đăng ký với Bộ Công Thương thì sàn thương mại điện tử nongsan.buudien.vn cũng đã chính thức ra mắt.
Nước mắm Ngọc Lan: Thương hiệu vươn xa nhờ thương mại điện tử

Nước mắm Ngọc Lan: Thương hiệu vươn xa nhờ thương mại điện tử

Từ làng nghề truyền thống Tam Thanh với hơn 100 năm lịch sử, Nước Mắm Ngọc Lan của Hợp tác xã Ngọc Lan đã và đang vươn mình trỗi dậy nhờ thương mại điện tử.
Hỗ trợ doanh nghiệp Hải Phòng tham gia vào các nền tảng xuất nhập khẩu trực tuyến

Hỗ trợ doanh nghiệp Hải Phòng tham gia vào các nền tảng xuất nhập khẩu trực tuyến

Tại Hải Phòng diễn ra hội thảo ứng dụng thương mại điện tử xuyên biên giới nhằm hỗ trợ hơn 100 doanh nghiệp tham gia vào các nền tảng xuất nhập khẩu trực tuyến.
Người tiêu dùng Việt vào top 11 thế giới về mua hàng online

Người tiêu dùng Việt vào top 11 thế giới về mua hàng online

Bình quân mỗi 1 người dành ra tới 13 giờ/tuần để xem livestream bán hàng và rút “hầu bao” mua hàng, người tiêu dùng Việt vào top 11 thế giới về mua hàng online.
TET to the TOP 2025: Khai phá tiềm năng kinh doanh từ TikTok

TET to the TOP 2025: Khai phá tiềm năng kinh doanh từ TikTok

TikTok Việt Nam vừa tổ chức sự kiện TET to the TOP 2025 – khai phá tiềm năng kinh doanh từ TikTok cho một mùa Tết bùng nổ tại TP. Hồ Chí Minh.
Cá khoai rim Đầm Sen

Cá khoai rim Đầm Sen 'chiếm sóng' thị trường trong nước nhờ thương mại điện tử

Cá khoai rim Đầm Sen, đặc sản Bình Thuận, ghi dấu ấn mạnh mẽ trên Sàn Việt, nhanh chóng vươn xa toàn quốc với lượng đơn hàng vượt trội.
80% người tiêu dùng trực tuyến đánh giá thương mại điện tử gây ra tác động xấu tới môi trường

80% người tiêu dùng trực tuyến đánh giá thương mại điện tử gây ra tác động xấu tới môi trường

Trong năm 2024, có tới 80% người tiêu dùng trực tuyến đánh giá thương mại điện tử gây ra tác động xấu hoặc rất xấu tới môi trường.
Xây dựng thương hiệu cho nông sản - cách làm mới trong thương mại điện tử

Xây dựng thương hiệu cho nông sản - cách làm mới trong thương mại điện tử

Đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử là cách thức hiệu quả được doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất làm để xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị sản phẩm.
Thương mại điện tử - đưa nông sản của doanh nghiệp nhỏ vào sân chơi lớn

Thương mại điện tử - đưa nông sản của doanh nghiệp nhỏ vào sân chơi lớn

Thương mại điện tử đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế số, mở ra cơ hội cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực nông sản.
Thị trường thương mại điện tử B2C Việt Nam tăng khoảng 20%

Thị trường thương mại điện tử B2C Việt Nam tăng khoảng 20%

10 tháng năm 2024, tăng trưởng thị trường thương mại điện tử B2C Việt Nam đã đạt 18-20%, hoàn thành mục tiêu Chính phủ giao.
Thảo dược Việt Nam  - trà xạ đen ‘lan toả’ trên sàn thương mại điện tử

Thảo dược Việt Nam - trà xạ đen ‘lan toả’ trên sàn thương mại điện tử

Thông qua Sàn thương mại điện tử Sàn Việt, các sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng của An Giang dần khẳng định được thương hiệu, trong đó có Trà xạ đen Thảo An.
Các sàn thương mại điện tử lớn đang nộp bao nhiêu tiền thuế?

Các sàn thương mại điện tử lớn đang nộp bao nhiêu tiền thuế?

Nhóm Meta (Facebook), Google, Microsoft, TikTok, Netflix, Apple... giữ khoảng 90% thị phần doanh thu dịch vụ thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam.
Sàn thương mại điện tử Temu dừng hoạt động để hoàn tất thủ tục đăng ký với Bộ Công Thương

Sàn thương mại điện tử Temu dừng hoạt động để hoàn tất thủ tục đăng ký với Bộ Công Thương

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) thông tin, Sàn thương mại điện tử Temu dừng hoạt động để hoàn tất thủ tục đăng ký.
Online Friday 2024 ghi nhận sự

Online Friday 2024 ghi nhận sự 'bùng nổ' các đơn hàng Việt

Hơn 900 phiên livestream bán hàng; 1,8 tỷ lượt xem gắn hashtag #OnlineFriday; bùng nổ đơn hàng Việt... là những con số ấn tượng trong Online Friday 2024.
Hàng Việt Nam đã tạo sức hút lớn trong Online Friday 2024

Hàng Việt Nam đã tạo sức hút lớn trong Online Friday 2024

Với sự góp mặt của hàng nghìn nhà sáng tạo nội dung và hàng trăm nhãn hàng Việt Nam, đã tạo sức hút lớn trong Online Friday 2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động