Sẽ giám sát các tỉnh, thành phố lớn có nhiều đơn vị sự nghiệp công lập
Thời sự 18/08/2023 11:02 Theo dõi Congthuong.vn trên
Tiếp tục Phiên họp thứ 25, sáng 18/8, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Kế hoạch giám sát và đề cương báo cáo của Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018 - 2023”.
![]() |
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng tại phiên họp |
Trình bày dự thảo Kế hoạch giám sát, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, hoạt động giám sát tập trung vào các nội dung chính sau: Thứ nhất, đánh giá kết quả đạt được; hạn chế, khó khăn, vướng mắc; xác định nguyên nhân, chỉ rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc: Xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để thể chế hóa chủ trương của Đảng về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.
Đồng thời, thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, tập trung vào các nội dung về sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập; quản lý biên chế (số lượng người làm việc tối đa trong đơn vị sự nghiệp công lập và hưởng lương từ ngân sách nhà nước).
Tiếp đó, về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của các đơn vị sự nghiệp công lập; đẩy mạnh cung ứng dịch vụ sự nghiệp công theo cơ chế thị trường, thực hiện xã hội hóa dịch vụ sự nghiệp công; nâng cao năng lực quản trị của đơn vị sự nghiệp công lập; hoàn thiện cơ chế tài chính, thực hiện cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
Thứ hai, đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp để tiếp tục đẩy mạnh, thực hiện có hiệu quả chủ trương của Đảng, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu Nghị quyết số 19-NQ/TW đã đề ra đến năm 2025 và 2030.
Đối tượng giám sát được chia làm 2 nhóm: Đối với nhóm các cơ quan chịu sự giám sát là nhóm trọng tâm, bao gồm: Chính phủ; các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thực hiện giám sát đối với tất cả các nội dung trên.
Đối với nhóm các cơ quan tổ chức có liên quan, bao gồm: Các cơ quan Đảng ở Trung ương, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng Quốc hội, Viện nghiên cứu lập pháp, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội chỉ báo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới tổ chức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý gắn với việc thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW và các văn bản pháp luật có liên quan.
Về phạm vi giám sát: Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập từ ngày 25/10/2017 (từ khi ban hành Nghị quyết số 19-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII) đến hết ngày 31/12/2023 trên phạm vi cả nước.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu các báo cáo của các cơ quan, địa phương, Đoàn giám sát tổ chức làm việc với một số Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan tại Nhà Quốc hội. Đồng thời, tổ chức Đoàn công tác làm việc với một số đơn vị sự nghiệp công lập điển hình, quy mô lớn trong một số ngành, lĩnh vực để trao đổi sâu, làm rõ các vấn đề có liên quan.
"Đoàn giám sát tổ chức giám sát, làm việc với một số địa phương là các tỉnh, thành phố lớn, có nhiều đơn vị sự nghiệp công lập, có đặc thù, đại diện các khu vực, vùng miền... (khoảng 10 - 12 tỉnh, thành phố, dự kiến gồm: Hà Nội, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thanh Hóa, Quảng Bình, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Long An)" - ông Hoàng Thanh Tùng cho biết.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XIII ra mắt Đại hội

Ủy ban Thương mại của Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu họp lần 3

COP28 đánh giá tiến trình thực hiện Thỏa thuận Paris

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch WEF và Tổng giám đốc HSBC

Ông Phan Văn Bản - Chủ tịch Công đoàn Công Thương Việt Nam trúng cử BCH Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XIII
Tin cùng chuyên mục

Bài 2: Bản lĩnh, trách nhiệm người đứng đầu

Bài 1: Giám sát tới cùng các lời hứa, cam kết

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp Phó Chủ tịch thứ nhất Thượng viện Bỉ, Chủ tịch Liên minh Bỉ Việt

Việt Nam là điểm đến tin cậy để đầu tư, thúc đẩy chuyển đổi xanh

Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn vững mạnh, toàn diện

Thái Bình tổ chức hội nghị Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch Thái Bình – Hàn Quốc năm 2023

Dấu ấn của Công đoàn ngành Công Thương tại Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tới dự ngày hội lớn của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam

Thúc đẩy làm sâu sắc và nâng tầm hơn nữa Quan hệ song phương Việt Nam-Trung Quốc

Các đối tác cam kết hỗ trợ Việt Nam 15,5 tỷ USD để chuyển đổi năng lượng

Hôm nay (2/12) diễn ra phiên trọng thể Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 – 2028

Công đoàn Công Thương Việt Nam đề xuất tới Đại hội 4 vấn đề về công tác đối ngoại

Thái Bình: Khai mạc Chương trình Giao lưu văn hóa – kết nối doanh nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc

Thủ tướng chính thức dự Lễ khai mạc Hội nghị thượng đỉnh COP28

Hơn 500 nhà Lãnh đạo và CEO tham dự Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis châu Á 2023 tại Bình Dương

Hàng triệu đoàn viên công đoàn, người lao động cả nước hướng về Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức tập huấn ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất tin, bài báo chí

Khai mạc Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028

Việt Nam tạo thuận lợi nhất cho nhà đầu tư Thổ Nhĩ Kỳ
