Sẽ có hơn 1.400 tỷ đồng để trùng tu các di tích xuống cấp

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang trình cấp có thẩm quyền phân bổ 1.428 tỷ đồng để chống xuống cấp di tích.
"Đánh thức" di tích Chăm Phong Lệ bị quên lãng Hội An: Bảo vệ di tích trước nguy cơ bị xuống cấp do mối mọt Chiều 10/8, chất vấn Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng

Đại biểu Dương Khắc Mai - đoàn Đắk Nông đặt vấn đề, tình trạng di tích bị biến dạng, trẻ hóa sau trùng tu, tôn tạo ngày càng trở nên phổ biến tại nhiều địa phương trong cả nước. Bên cạnh đó, nhiều di tích lịch sử văn hóa không được bảo vệ, quan tâm đúng mức nên bị xuống cấp nghiêm trọng.

Sẽ có hơn 1.400 tỷ đồng để trùng tu các di tích xuống cấp
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng trả lời chất vấn

Đại biểu đề nghị Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng nêu giải pháp căn cơ nhằm khắc phục trước mắt và định hướng lâu dài để giải quyết vấn đề này.

Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết theo thống kê, cả nước có 40.000 di tích, những di tích này đang được rà soát để có phương án bảo tồn, phát triển. Gần 3.600 di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia và quốc gia đặc biệt, 8 di sản được UNESCO ghi nhận và nhiều di sản được cấp tỉnh ghi nhận. Trách nhiệm về quản lý, phân tích, xếp hạng là do địa phương sở tại quản lý.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nêu rõ, ở nhiệm kỳ Quốc hội trước đã có nguồn kinh phí khoảng 245 tỷ đồng phục vụ bảo tồn, trùng tu di tích. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã điều tiết số tiền này cho khoảng 400 di tích. Tuy nhiên, nguồn ngân sách này cũng chưa đủ sức để phục hồi tất cả di tích của cả nước.

Thời gian tới, Bộ tham mưu Chính phủ, trình Quốc hội tập hợp nguồn lực của Trung ương và địa phương để chống xuống cấp các di tích. Các địa phương đề xuất phải trên 5.000 tỷ để thực hiện công việc này, nhưng nguồn lực của Trung ương là không đủ.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang trình cấp có thẩm quyền phân bổ 1.428 tỷ đồng để chống xuống cấp di tích. Khi nhận được nguồn lực này, Bộ sẽ chuyển xuống cho các địa phương trùng tu, tôn tạo.

Về việc trùng tu di tích, "tư lệnh" ngành văn hoá cho biết, trách nhiệm của chính quyền địa phương cấp tỉnh là lập dự án, thẩm định, thiết kế, thi công, Bộ chỉ tham gia phần đầu thẩm định chung và trình cấp có thẩm quyền để thẩm định dự án.

Khi được giao, các cơ quan phải thực hiện đúng phương án đã được phê chuẩn, phát huy vai trò giám sát của cộng đồng để phát hiện việc làm sai mục đích tôn tạo, phục dựng trùng tu di tích.

Theo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Đảng và Nhà nước đã ưu tiên các nguồn lực, để tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng, nhưng do nguồn lực có hạn nên cũng không thể trùng tu, tôn tạo hết. Địa phương tự chủ được ngân sách thì việc tôn tạo thuận lợi, còn địa phương phải nhận trợ cấp từ trung ương thì việc tôn tạo gặp nhiều khó khăn.

Việc xã hội hóa cũng khó khăn do các doanh nghiệp chưa tha thiết đầu tư vào hoạt động trùng tu di tích vì không đem lại nhiều nguồn lợi. Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng đề nghị Đảng, Nhà nước dành nguồn lực đầu tư để đất nước có những di tích xứng tầm với lịch sử văn hóa.

Sau phần trả lời của Bộ trưởng, đại biểu Dương Khắc Mai giơ biển tranh luận. Ông đánh giá cao và chia sẻ những khó khăn của ngành văn hóa, thể thao và du lịch trong thời gian qua, đặc biệt là trong lĩnh vực bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử dân tộc.

Tuy nhiên, đại biểu chỉ ra rằng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chưa thông tin cụ thể về tình trạng di tích bị biến dạng được làm mới sau khi trùng tu, cải tạo. Do đó, đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết, tới đây Bộ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ có quản lý, giám sát, kiểm tra và xử lý như nào với những trường hợp trên?

Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho hay, trong vấn đề tôn tạo, phát huy các giá trị di tích, đầu tư cho di tích đã phân cấp nguyên tắc đầu tư, nguyên tắc tôn tạo thì do chính quyền địa phương sở tại làm chủ đầu tư. Các dự án này đều xuất phát từ địa phương và địa phương lập và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Bộ chỉ thẩm định về tính xâm hại di tích.

Cùng với đó, tùy quy mô mà còn có sự tham gia của nhiều cơ quan thẩm định như lĩnh vực xây dựng, kiến trúc. Sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì trách nhiệm chính thuộc về cấp lãnh đạo cấp quyết định đầu tư phải tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện.

Với trách nhiệm của của mình, khi phát hiện sai phạm, Bộ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có chấn chỉnh, cử đoàn công tác của Cục Di sản kiểm tra thực địa. Qua kiểm tra, làm việc với chủ đầu tư phát hiện, uốn nắn, sửa chữa nếu như sai phạm nhỏ. Nếu sai phạm lớn thì kiến nghị cấp có thẩm quyền để có xử lý và yêu cầu phải cam kết khắc phục trở lại đúng nguyên trạng.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nêu rõ, trách nhiệm chính của cấp ra quyết định đầu tư tôn tạo, sửa chữa. Tuy nhiên Bộ cũng sẽ tăng cường hơn nữa trách nhiệm giám sát và cam kết nếu những địa phương làm sai sẽ xử lý theo quy định.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Du lịch

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hà Nội trang nghiêm đón xá lợi Phật về chùa Quán Sứ

Hà Nội trang nghiêm đón xá lợi Phật về chùa Quán Sứ

Chiều 13/5, xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã được cung rước và an vị tại chùa Quán Sứ (Hà Nội), trong khuôn khổ Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc.
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung đảm nhận vai trò Đại sứ âm nhạc

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung đảm nhận vai trò Đại sứ âm nhạc

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung trở thành Đại sứ âm nhạc đầu tiên của Quỹ Vì trẻ em khuyết tật Việt Nam, lan tỏa yêu thương bằng âm nhạc và hành động nhân văn.
Tổ chức nhiều triển lãm, trưng bày mừng sinh nhật Bác

Tổ chức nhiều triển lãm, trưng bày mừng sinh nhật Bác

Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhiều bảo tàng đồng loạt tổ chức triển lãm, trưng bày thể hiện lòng tri ân sâu sắc đối với Bác Hồ kính yêu.
‘Quà tháng 5 dâng Người’: Giai điệu tri ân sâu nặng

‘Quà tháng 5 dâng Người’: Giai điệu tri ân sâu nặng

Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Quà tháng 5 dâng Người” nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ diễn ra vào tối ngày 14/5 tại Hà Nội.
Sửa đổi nghị định về quản lý hoạt động thông tin đối ngoại

Sửa đổi nghị định về quản lý hoạt động thông tin đối ngoại

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều về quản lý hoạt động thông tin đối ngoại.

Tin cùng chuyên mục

Vinh danh 35 cá nhân, tập thể phát triển văn hóa đọc

Vinh danh 35 cá nhân, tập thể phát triển văn hóa đọc

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vinh danh 35 cá nhân, tập thể tiêu biểu có đóng góp tích cực đối với công tác phát triển văn hóa đọc năm 2024.
Những lá cờ kể chuyện hào hùng tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Những lá cờ kể chuyện hào hùng tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Những lá cờ lịch sử được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam là biểu tượng sống động, kể lại ký ức hào hùng của dân tộc Việt Nam.
Nếu con là họa sĩ, xin hai lần vẽ Bác Hồ xem diễu binh

Nếu con là họa sĩ, xin hai lần vẽ Bác Hồ xem diễu binh

Từ ánh mắt đượm buồn tại Quảng trường Đỏ năm 1957 đến ngày hội non sông 30/4/2025, Bác vẫn hiện diện trong từng bước chân Việt Nam trên ‘đường lên phía trước’.
Người Anh hùng trên lễ đài lịch sử rơi lệ khi nghe một câu hát

Người Anh hùng trên lễ đài lịch sử rơi lệ khi nghe một câu hát

Trên lễ đài đại lễ kỷ niệm 30/4, ống kính truyền hình bắt đúng lúc người lính già lau nước mắt khi hai ca sĩ cất tiếng hát. Câu hát kỳ lạ như gói cả đời ông
Cảnh kết phim

Cảnh kết phim 'Địa đạo' rực rỡ trong đại lễ 30/4

Diễn viên phim "Địa đạo" sải bước trong lễ diễu binh 30/4, không chỉ là vai diễn, họ hiện thân cho ký ức, cho màn kết đẹp là hòa bình hôm nay.
Những ô cửa nhỏ kể chuyện tình yêu đất nước

Những ô cửa nhỏ kể chuyện tình yêu đất nước

Tình yêu nước đôi khi chỉ hiện lên giản dị từ những ô ban công tầng cao, nơi các cư dân đô thị treo lên lá cờ Tổ quốc trong những ngày lễ trọng đại.
Bài 2:

Bài 2: 'Bản giao hưởng' văn hóa Việt trên bản đồ thời trang thế giới

Thời trang Việt đang chuyển mình trở thành ngôn ngữ kể chuyện văn hóa, đưa di sản dân tộc vào nhịp sống hiện đại bằng những sáng tạo mang tinh thần thời đại.
20 ấn phẩm sách - chứng nhân của lịch sử và khát vọng thống nhất

20 ấn phẩm sách - chứng nhân của lịch sử và khát vọng thống nhất

Sau 50 năm, âm vang của đại thắng mùa Xuân 1975 vẫn chưa bao giờ lắng xuống và ký ức hào hùng ấy đang tiếp tục được 'thắp lửa' qua những trang sách.
Thành phố Huế: Rực rỡ cờ hoa dịp lễ 30/4

Thành phố Huế: Rực rỡ cờ hoa dịp lễ 30/4

Khắp các tuyến phố, đơn vị, trường học ở Huế rực sắc cờ đỏ, thể hiện khí thế hào hùng và niềm tự hào trong dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước.
10 xu hướng mạng xã hội nổi bật dịp 30/4

10 xu hướng mạng xã hội nổi bật dịp 30/4

10 xu hướng mạng xã hội nổi bật dịp 30/4 xoay quanh các chủ đề về tinh thần yêu nước của người dân Việt Nam, chào mừng Ngày Giải phóng miền Nam...
Triển lãm du lịch và di sản văn hóa Việt tại Huế

Triển lãm du lịch và di sản văn hóa Việt tại Huế

Triển lãm giới thiệu không gian di sản văn hóa, danh thắng, sản phẩm thủ công truyền thống của 29 tỉnh, thành được tổ chức ở thành phố Huế.
Phú Thọ tổ chức chương trình

Phú Thọ tổ chức chương trình '50 năm bản hùng ca mùa xuân'

Ngày 29/4, tỉnh Phú Thọ sẽ tổ chức chương trình nghệ thuật với chủ đề '50 năm bản hùng ca mùa xuân' chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam.
Những hình ảnh ấn tượng tại Lăng Bác trong không khí 30/4

Những hình ảnh ấn tượng tại Lăng Bác trong không khí 30/4

Trong dịp kỷ niệm Thống nhất đất nước 30/4, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh thu hút du khách đến thăm, cũng là dịp để người dân hiểu sâu hơn về lịch sử đất nước.
‘Nổi lửa lên em’ – ca khúc có đóng góp của phóng viên Báo Công Thương trên tuyến lửa

‘Nổi lửa lên em’ – ca khúc có đóng góp của phóng viên Báo Công Thương trên tuyến lửa

'Nổi lửa lên em' của nhạc sĩ Huy Du – nhạc sĩ của bản tình ca người lính được ví như là bản giao hưởng hậu phương, của tình thương thầm lặng, đi cùng năm tháng.
Bảo tàng Côn Đảo: Nơi lưu giữ những giá trị lịch sử

Bảo tàng Côn Đảo: Nơi lưu giữ những giá trị lịch sử

Với khoảng 2.000 tư liệu, hiện vật trưng bày, Bảo tàng Côn Đảo không chỉ là nơi lưu giữ những chứng tích lịch sử mà còn là nơi giáo dục tinh thần yêu nước.
Điện Biên:

Điện Biên: 'Đại tiệc' Festival Tinh hoa Tây Bắc có gì hấp dẫn?

UBND tỉnh Điện Biên vừa ban hành kế hoạch tổ chức Festival Tinh hoa Tây Bắc 2025, tôn vinh bản sắc dân tộc, thúc đẩy du lịch liên kết vùng, thu hút du khách.
Chiếu phim kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chiếu phim kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định số 1151/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức Tuần phim kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Cựu chiến binh 76 tuổi chạy xe máy 1.300km để xem diễu binh dịp 30/4

Cựu chiến binh 76 tuổi chạy xe máy 1.300km để xem diễu binh dịp 30/4

Cựu chiến binh Trần Văn Thanh (76 tuổi), chạy xe máy vượt 1.300km vào TP. Hồ Chí Minh để được xem diễu binh, diễu hành trong dịp lễ 30/4.
Thành lập Ban Giám đốc Trung tâm Báo chí tuyên truyền các hoạt động kỷ niệm 30/4

Thành lập Ban Giám đốc Trung tâm Báo chí tuyên truyền các hoạt động kỷ niệm 30/4

Quyết định về thành lập Ban Giám đốc Trung tâm Báo chí tuyên truyền các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước được ban hành.
Khát vọng vượt ngưỡng, sáng tạo vì tầm vóc dân tộc

Khát vọng vượt ngưỡng, sáng tạo vì tầm vóc dân tộc

Thứ trưởng Tạ Quang Đông chia sẻ định hướng chiến lược, kỳ vọng vào thế hệ trẻ có bản lĩnh văn hóa, góp phần đưa Việt Nam tỏa sáng trên bản đồ văn hóa toàn cầu.
Mobile VerionPhiên bản di động