SCG chung tay cùng giải quyết khủng hoảng toàn cầu thông qua hội nghị ESG 2022

SCG đã liên kết với các liên minh bao gồm khối công – tư tổ chức hội nghị chuyên đề ESG 2022, để chung tay cùng giải quyết các khủng hoảng toàn cầu.
SCG chia sẻ mô hình kinh tế tuần hoàn, hướng đến mục tiêu phát triển xanh Cuộc khủng hoảng toàn cầu và tầm nhìn chiến lược của Chính phủ Tuân thủ tiêu chí môi trường, xã hội để xuất khẩu bền vững Đầu tư vào ESG: Thế giới đang sôi sục, nhà đầu tư Việt đã hiểu đến đâu?

Hội nghị chuyên đề ESG (Môi trường, Xã hội, Quản trị) 2022 với chủ đề “Hướng đến mục tiêu ESG và Phát triển bền vững” đã diễn ra thành công vào ngày 19/7 vừa qua tại Bangkok, Thái Lan với sự tham gia của các khối công - tư, cộng đồng, các liên minh toàn cầu, các tổ chức về phụ nữ và thế hệ trẻ.

Ông Roongrote Rangsiyopash - Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Tập đoàn SCG phát biểu biểu khai mạc: “ESG, chìa khóa thành công cho tương lai bền vững”
Ông Roongrote Rangsiyopash - Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Tập đoàn SCG phát biểu biểu khai mạc: “ESG, chìa khóa thành công cho tương lai bền vững”

Sự kiện nhằm thúc đẩy các giải pháp cho các cuộc khủng hoảng liên tiếp bao gồm hiện tượng nóng lên toàn cầu, hệ lụy từ COVID -19, lạm phát và chi phí năng lượng tăng cao.

Kết quả từ Hội nghị là một loạt các giải pháp, trong đó có các kế hoạch gấp rút thiết lập liên minh đầu tiên của Thái Lan nhằm phát triển các giải pháp đổi mới, công nghệ hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng không. Đây là nền tảng để tìm kiếm và tận dụng các nguồn kiến thức thực tiễn và công nghệ từ các đối tác quốc tế và hoạt động này dự kiến sẽ được triển khai vào cuối năm nay. Bên cạnh đó, các tổ chức tư nhân cũng tuyên bố sẽ chủ động mở rộng mạng lưới vì một nền kinh tế xanh trong toàn bộ chuỗi giá trị. 10 sáng kiến về hợp tác hình thành cộng đồng carbon thấp sẽ được đưa ra thảo luận với chính phủ. Một số ví dụ có thể kể đến như xây dựng các cơ sở hạ tầng tạo điều kiện sử dụng năng lượng sạchnăng lượng tái tạo, hỗ trợ tài chính xanh, hệ thống quản lý chất thải hiệu quả, thúc đẩy thói quen phân loại chất thải và thiết kế bền vững.

Ông Roongrote Rangsiyopash - Chủ tịch kiêm Giám đốc Điều hành của tập đoàn SCG chia sẻ: “Hội nghị chuyên đề ESG năm nay là bước tiến nhảy vọt, kế thừa từ thành công của Hội nghị Chuyên đề Phát triển bền vững (SD Symposium) SCG đã tổ chức thường niên xuyên suốt 11 năm qua. SCG đang tìm cách mở rộng hợp tác theo các tiêu chuẩn ESG vì đây là lộ trình duy nhất để giảm bớt các khủng hoảng liên tiếp đang lần lượt xảy đến với chúng ta. Trước đây, sự kiện đã góp phần thúc đẩy nhiều hợp tác toàn cầu để giải quyết các vấn đề địa phương, tạo ra nhiều thay đổi tích cực và đưa ra các giải pháp hữu hình.

Một minh chứng điển hình là lộ trình phát thải khí nhà kính ròng bằng không giữa các ngành công nghiệp xi măng và bê tông ở Thái Lan đã được triển khai khá thành công cùng với Hiệp hội Xi măng và Bê tông Toàn cầu (Global Cement and Concrete Association - GCCA). Dự án này định hướng cho nền công nghiệp xi măng của Thái Lan theo mục tiêu phát thải khí nhà kính ròng bằng không vào năm 2050, phù hợp với các cột mốc quan trọng toàn cầu. Ngoài ra, kế hoạch này cũng dự kiến sẽ được trình bày tại Hội nghị COP27 diễn ra vào tháng 11 tại Ai Cập. Một ví dụ khác về hợp tác bền vững để xử lý vấn đề rác thải nhựa đại dương với Liên minh chấm dứt rác thải nhựa (Alliance to End Plastic Waste - AEPW), một tổ chức phi lợi nhuận nổi tiếng thế giới bao gồm các công ty trong chuỗi giá trị ngành nhựa, từ các nhà sản xuất, nhà cung cấp và người tiêu dùng đến những cơ quan quản lý rác thải nhựa”.

Ông Roongrote cho biết thêm: “Với nhận thức và hành động tại các hộ gia đình, cộng đồng, cấp địa phương và sự hợp tác toàn cầu trong thời gian vừa qua, chúng ta vẫn chưa bắt kịp với các cuộc khủng hoảng thế giới đang gia tăng theo cấp số nhân và tiến gần hơn đến con người. Điều này sẽ dẫn đến các tình trạng khí hậu biến đổi khó lường, hạn hán nghiêm trọng, lũ lụt, thiếu hụt tài nguyên, khủng hoảng lương thực và khan hiếm năng lượng trên toàn thế giới. Vấn đề trở nên trầm trọng hơn khi các làn sóng mới của dịch COVID-19 xảy đến, các bệnh truyền nhiễm mới nổi cũng như lạm phát và nghèo đói, làm gia tăng khoảng cách và sự bất bình đẳng trong xã hội".

Theo ông Roongrote, hiện nay, nhiệt độ trái đất đã tăng 1,1°C và nếu chúng ta không hợp tác ngay lập tức để tìm ra các giải pháp, nếu trái đất nóng lên trên ngưỡng 1,5°C, nhân loại sẽ không thể tồn tại được với những tiêu chuẩn như hiện tại. Do đó, đây là nhiệm vụ bức thiết của tất cả mọi người và cần có hành động và sự tham gia của tất cả các khu vực. Chúng ta có thể bắt đầu thay đổi ngay từ những hành động đơn giản, trước khi mở rộng sang các quan hệ hợp tác nhằm mục đích sửa đổi nhanh chóng. Do đó, Hội nghị Chuyên đề ESG 2022 đang nỗ lực tăng tốc để thúc đẩy hợp tác, và cùng nhau vượt qua các cuộc khủng hoảng trên thế giới. Điều này bao gồm tất cả các khía cạnh của môi trường, xã hội và quản trị, làm nền tảng cho mọi hoạt động.

10 diễn giả tham dự và phát biểu tại Hội nghị Chuyên đề ESG 2022
10 diễn giả tham dự và phát biểu tại Hội nghị Chuyên đề ESG 2022

Ngoài ra, Hội nghị Chuyên đề ESG 2022 đã nhấn mạnh sự cần thiết của việc giảm bất bình đẳng xã hội. Điều này được thể hiện bằng việc khuyến khích phụ nữ và thế hệ trẻ đóng vai trò chung trong việc thúc đẩy nền kinh tế và giải quyết khủng hoảng. Phụ nữ có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc và đảm bảo kinh tế cho gia đình. Do đó, phụ nữ cũng được xem là động lực kinh tế thiết yếu cho cả cộng đồng và quốc gia. Sự kiện có nhiều buổi chia sẻ nhằm truyền cảm hứng cho phụ nữ đồng thời nêu cao tiềm năng của họ trong tổ chức. Đây là cơ hội để chuẩn bị cho phụ nữ kiến thức và kỹ năng, trang bị cho họ những công cụ để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống thông qua các nguồn thu nhập, nghề nghiệp ổn định và khả năng tự cung tự cấp, phục vụ bản thân. Quan điểm này cũng thống nhất với các mục tiêu hướng tới thúc đẩy trao quyền kinh tế cho phụ nữ của APEC 2022 tại Thái Lan.

Bên cạnh đó, sự kiện còn nhấn mạnh về tiềm năng của thế hệ trẻ và vai trò của các bạn trong việc thúc đẩy ESG. Các bạn trẻ có thể đóng góp các ý tưởng và những kỹ năng đa dạng để thu hẹp khoảng cách bất bình đẳng và nâng cao chất lượng cuộc sống cho các nhóm yếu thế của ASEAN. Câu chuyện về nhóm các bạn trẻ đến từ Indonesia, những người đã nghiên cứu và phát triển các tấm pin năng lượng mặt trời cho những hộ đình có thu nhập thấp; dự án phát triển chương trình dịch thuật ngôn ngữ ký hiệu để thuận tiện hơn cho hoạt động giao tiếp của người khuyết tật từ các bạn trẻ Thái Lan… là những minh chứng rõ nét cho nhận định trên.

Phiên thảo luận “Chúng ta làm gì để giải cứu thế giới trong tình trạng khủng hoảng?”
Phiên thảo luận “Chúng ta làm gì để giải cứu thế giới trong tình trạng khủng hoảng?”

“Giải quyết khủng hoảng nên được xem là vấn đề quan trọng ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự của mọi cá nhân và tổ chức trên mọi lĩnh vực. Chúng ta cần phải hành động ngay bây giờ và hợp tác để cùng chung tay tạo ra những kết quả cụ thể. Tôi thực sự tin tưởng rằng các kết quả từ Hội nghị Chuyên đề ESG 2022 là thiết thực và có thể thuận lợi mở rộng theo kế hoạch đã đề ra. SCG cam kết sẽ nỗ lực phối hợp triển khai với tất cả các bên liên quan và theo dõi sát sao tiến độ thực hiện. Chúng tôi tin rằng kết quả cho mọi hoạt động liên quan chỉ có thể đạt được khi những sáng kiến đưa ra phải mang lại lợi ích chung cho tất cả các thành tố của chuỗi giá trị. Điều này sẽ góp phần xây dựng Nền kinh tế Xanh, phù hợp với khái niệm BCG (Bioeconomy - Kinh tế Sinh học, Circular economy - Kinh tế Tuần hoàn, Green economy - Kinh tế Xanh) nhằm mang lại một thế giới bền vững cho các thế hệ mai sau.” - Ông Roongrote kết luận.

Mỹ Phụng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

ADB dành 9,8 tỷ USD giúp châu Á và Thái Bình Dương phát triển bền vững

ADB dành 9,8 tỷ USD giúp châu Á và Thái Bình Dương phát triển bền vững

ADB đã cam kết dành 9,8 tỷ USD cho hành động khí hậu để giúp châu Á và Thái Bình Dương đạt được tiến bộ về phát triển bền vững.
Kiểm soát phát thải khí nhà kính theo tiêu chuẩn ISO, Thép Hòa Phát rộng đường xuất khẩu

Kiểm soát phát thải khí nhà kính theo tiêu chuẩn ISO, Thép Hòa Phát rộng đường xuất khẩu

Việc thực hiện kiểm soát phát thải khí nhà kính theo tiêu chuẩn ISO 14064-1:2018 và ISO 14067:2018 đã giúp cho sản phẩm của Thép Hòa Phát rộng đường xuất khẩu.
Tuyên Quang: Không đánh đổi tài nguyên rừng để phát triển du lịch

Tuyên Quang: Không đánh đổi tài nguyên rừng để phát triển du lịch

Với mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, Tuyên Quang luôn xác định, khai thác tiềm năng phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo vệ rừng.
Nhọc nhằn chuyển đổi xanh

Nhọc nhằn chuyển đổi xanh

Các doanh nghiệp FDI đưa ra cam kết mạnh mẽ chuyển đổi xanh trong sản xuất, kinh doanh nhưng từ mục tiêu đến hành động là một chặng đường dài, khó khăn.
Đại sứ Australia về biến đổi khí hậu thăm Việt Nam nhằm thúc đẩy hợp tác về khí hậu và năng lượng

Đại sứ Australia về biến đổi khí hậu thăm Việt Nam nhằm thúc đẩy hợp tác về khí hậu và năng lượng

Đại sứ Australia về biến đổi khí hậu Kristin Tilley có chuyến thăm Việt Nam trong tuần này để thúc đẩy hợp tác song phương về khí hậu và năng lượng.

Tin cùng chuyên mục

Thúc đẩy sản xuất dừa bền vững với tín dụng xanh

Thúc đẩy sản xuất dừa bền vững với tín dụng xanh

Dừa được công nhận là cây công nghiệp mũi nhọn với kim ngạch gần 1 tỷ USD/năm. Việc được hỗ trợ tài chính xanh sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất dừa bền vững.
Doanh nghiệp làm gì để sẵn sàng đón làn sóng đầu tư xanh?

Doanh nghiệp làm gì để sẵn sàng đón làn sóng đầu tư xanh?

Phát triển bền vững đã trở thành mục tiêu chung của nhiều nền kinh tế, việc doanh nghiệp cần làm là nâng cao năng lực để sẵn sàng đón làn sóng đầu tư xanh.
Cần nhanh chóng hiện thực hoá các chủ trương về chuyển đổi xanh

Cần nhanh chóng hiện thực hoá các chủ trương về chuyển đổi xanh

Quốc hội, Chính phủ đã định hướng chủ trương, ban hành chiến lược liên quan đến chuyển đổi xanh nhưng để thành công cần sớm hiện thực hoá vào cuộc sống.
Chuyển đổi xanh, tài chính xanh hướng đến Net Zero trong doanh nghiệp

Chuyển đổi xanh, tài chính xanh hướng đến Net Zero trong doanh nghiệp

Sáng 11/4 tại Hà Nội, đã diễn ra Hội thảo Doanh nghiệp về chuyển đổi xanh, tài chính xanh hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.
Thủ tướng yêu cầu tập trung bảo đảm cấp nước sinh hoạt cho người dân Đồng bằng sông Cửu Long

Thủ tướng yêu cầu tập trung bảo đảm cấp nước sinh hoạt cho người dân Đồng bằng sông Cửu Long

Thủ tướng ký Công điện số 34/CĐ-TTg ngày 8/4/2024 về việc tập trung bảo đảm cấp nước sinh hoạt cho người dân trong các đợt xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long.
Phát triển “Dự án phương tiện điện thông minh Selex” theo Tiêu chuẩn vàng cho mục tiêu toàn cầu

Phát triển “Dự án phương tiện điện thông minh Selex” theo Tiêu chuẩn vàng cho mục tiêu toàn cầu

Chiều 5/4 tại Hà Nội diễn ra Hội thảo tham vấn ý kiến cộng đồng về tác động kinh tế-xã hội và môi trường đối với “Dự án phương tiện điện thông minh Selex”.
Việt Nam - Canada trao đổi kinh nghiệm trong giảm phát thải khí nhà kính

Việt Nam - Canada trao đổi kinh nghiệm trong giảm phát thải khí nhà kính

Chiều 28/3, tại TP.HCM, Đại sứ quán Canada tại Việt Nam và Bộ TN&MT tổ chức Hội thảo “Hướng tới mục tiêu Net Zezo: Trao đổi kinh nghiệm Việt Nam – Canada".
Sản xuất bền vững hướng đến tăng trưởng xanh: Yêu cầu cấp bách

Sản xuất bền vững hướng đến tăng trưởng xanh: Yêu cầu cấp bách

Việt Nam đang đối mặt với những thách thức về biến đổi khí hậu, việc chuyển đổi sang mô hình sản xuất bền vững hướng đến tăng trưởng xanh là yêu cầu cấp bách.
3 kiến nghị của doanh nghiệp Nhật Bản vì mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam

3 kiến nghị của doanh nghiệp Nhật Bản vì mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam

Để hỗ trợ Việt Nam đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2025, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam đưa ra 3 kiến nghị quan trọng.
Phát huy vai trò của thanh niên trong ứng phó biến đổi khí hậu

Phát huy vai trò của thanh niên trong ứng phó biến đổi khí hậu

Báo cáo công tác thanh niên về chính sách biến đổi khí hậu vừa được UNDP và Cục Biến đổi khí hậu công bố tại Hà Nội vào chiều ngày 22/3.
Doanh nghiệp thoả thuận hợp tác thu gom, tái chế bao bì phát triển bền vững

Doanh nghiệp thoả thuận hợp tác thu gom, tái chế bao bì phát triển bền vững

Công ty Mondelez Kinh Đô Việt Nam đã ký Thỏa thuận hợp tác chiến lược với Công ty Giấy Đồng Tiến và Công ty TNHH Vĩnh Xuân nhằm thu gom tái chế bao bì.
Giải pháp vật liệu xanh cho các công trình nhà xưởng tại Việt Nam

Giải pháp vật liệu xanh cho các công trình nhà xưởng tại Việt Nam

Tại Việt Nam, các chủ đầu tư đang tìm kiếm, sử dụng vật liệu xây dựng tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường và có thể tái chế sử dụng.
Hà Giang: Sẽ sớm đầu tư nâng cấp tuyến quốc lộ 4 kết nối với tỉnh Lào Cai

Hà Giang: Sẽ sớm đầu tư nâng cấp tuyến quốc lộ 4 kết nối với tỉnh Lào Cai

Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Hà Giang gửi tới sau Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.
Phát triển du lịch xanh ở Ninh Bình

Phát triển du lịch xanh ở Ninh Bình

Hiện du lịch xanh đang là xu hướng nhận được sự quan tâm của đông đảo du khách. Nhiều địa phương đã xây dựng những điểm đến xanh nhằm thu hút du khách.
Phấn đấu khởi công tuyến đường sắt kết nối Hải Phòng với Vân Nam trước năm 2030

Phấn đấu khởi công tuyến đường sắt kết nối Hải Phòng với Vân Nam trước năm 2030

Việc kết nối Hải Phòng với Vân Nam (Trung Quốc) bằng đường sắt sẽ tạo ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế và thúc đẩy hoạt động logistics trong khu vực.
Đồng bằng sông Cửu Long ứng phó tác động biến đổi khí hậu với dự án 2,9 triệu USD

Đồng bằng sông Cửu Long ứng phó tác động biến đổi khí hậu với dự án 2,9 triệu USD

Với 2,9 triệu USD, dự án sẽ tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu của vùng ven biển tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Công bố chuỗi hoạt động hưởng ứng Đại hội Năng lượng thế giới lần thứ 26 tại Việt Nam

Công bố chuỗi hoạt động hưởng ứng Đại hội Năng lượng thế giới lần thứ 26 tại Việt Nam

Sáng 15/3, tại Hà Nội diễn ra họp báo công bố sự kiện Đại hội Năng lượng thế giới lần thứ 26 tại Việt Nam và chuỗi các hoạt động hưởng ứng sự kiện tại VN.
Xây dựng ứng phó với biến đổi khí hậu ngành Công Thương năm 2025

Xây dựng ứng phó với biến đổi khí hậu ngành Công Thương năm 2025

Bộ Công Thương vừa có văn bản đề nghị các đơn vị xây dựng kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu năm 2025, sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường.
Bài 2: Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì để tham gia vào thị trường các-bon?

Bài 2: Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì để tham gia vào thị trường các-bon?

Để tham gia vào thị trường các-bon doanh nghiệp phải thực hiện khá nhiều việc, trước hết phải kiểm kê khí nhà kính (KNK) và đánh giá được các rủi ro từ KNK.
ADB đề xuất hỗ trợ 2,1 tỷ USD cho Việt Nam để ứng phó biến đổi khí hậu và JETP

ADB đề xuất hỗ trợ 2,1 tỷ USD cho Việt Nam để ứng phó biến đổi khí hậu và JETP

Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) đã đề nghị hỗ trợ tài chính liên quan đến biến đổi khí hậu và chuyển dịch năng lượng công bằng (JETP) tại Việt Nam.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động