Thứ sáu 09/05/2025 16:20

Sầu riêng Ri6 của Việt Nam 'phủ sóng' thị trường Australia

Công ty Bato Ausales, có trụ sở tại bang Victoria, vừa thông báo đã bán hết 7 tấn sầu riêng Ri6 đông lạnh nguyên quả của Việt Nam, chỉ vài giờ sau khi sản phẩm thông quan.

Sau hơn hai năm liên tục quảng bá và phát triển thị trường, sầu riêng của Việt Nam đang "gặt quả ngọt" tại Australia, được người tiêu dùng ưa chuộng và tìm kiếm.

Công ty Bato Ausales, có trụ sở tại bang Victoria, vừa thông báo đã bán hết 7 tấn sầu riêng Ri6 đông lạnh nguyên quả của Việt Nam, chỉ vài giờ sau khi sản phẩm thông quan.

Ông Phúc Trương, Giám đốc công ty Bato Ausales, cho biết sẽ nhanh chóng lên đơn hàng, nhập khẩu thêm 200 tấn sầu riêng nữa, để đáp ứng yêu cầu của các nhà phân phối sản phẩm nông sản "xứ chuột túi."

Một nhà nhập khẩu khác là Công ty Ưu Đàm Australia mới đây nhất cũng ghi nhận tiêu thụ thành công 80 tấn sầu riêng Ri6 đông lạnh nguyên quả của Việt Nam và đang chuẩn bị nhận thêm 49 tấn hàng khác, sắp sửa cập bến Australia.

Trước thành công quá lớn tại thị trường châu Đại dương, đại diện Công ty Ưu Đàm Việt Nam tiết lộ sẽ triển khai đầu tư mạnh mẽ hơn nữa cơ sở sản xuất trong nước, cố gắng nâng cao chất lượng và đẩy mạnh số lượng xuất khẩu mặt hàng sầu riêng mang thương hiệu Ưu Đàm sang thị trường Australia, với dự kiến tổng sản lượng xuất khẩu lên đến hàng trăm tấn một năm.

Cách đây vài năm, ngoài sầu riêng trồng trong nước, thị trường Australia chủ yếu phổ biến các loại sầu riêng mang thương hiệu của Thái Lan và Malaysia. Sầu riêng Việt Nam gần như vắng bóng.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, sầu riêng Việt Nam đang ngày càng thể hiện vị trí "thống lĩnh" trên thị trường lớn nhất châu Đại Dương, với hàng loạt thương hiệu đặc trưng riêng như Asean Produce, Vin Eni, Basel, Ưu Đàm, No1...

Khảo sát qua một vòng các siêu thị và cửa hàng thực phẩm tại thành phố Sydney, thuộc bang New South Wales - địa phương đông dân nhất của Australia, không khó để có thể bắt gặp sầu riêng Ri6 Việt Nam được bày bán trên các kệ hàng bắt mắt nhất.

Trong các khu chợ châu Á, thuộc những khu vực sầm uất như Marickville, Banktown và Cabramatta, sầu riêng Ri6 Việt Nam được quảng bá và bán rộng rãi với mức giá từ 17-20 AUD/kg (270.000-340.000 đ/kg).

Đặc biệt, do dịch COVID-19 lây lan khiến các thành phố lớn của Australia đang lâm vào tình trạng phong tỏa, tại các diễn đàn mua bán trên mạng xã hội dành riêng cho cộng đồng người Việt, sầu riêng Ri6 Ưu Đàm trở thành sản phẩm "hot", được nhiều người tiêu dùng đặt mua và bàn luận.

Ông Nguyễn Phú Hòa, Trưởng cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Australia, cho biết Thương vụ đã thực hiện khảo sát thị trường và xây dựng chiến lược xúc tiến thương hiệu dài hạn cho sầu riêng bắt đầu vào năm 2019.

Từ chỗ là một sản phẩm ít người biết tới (nhiều người mua sầu riêng Việt Nam nhưng vẫn cho rằng đó là sầu riêng của nước khác, do sản phẩm Việt Nam không có thương hiệu riêng), cho đến nay sầu riêng Việt Nam đã trở thành đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ nhất trên thị trường Australia, tạo lập được nhiều thương hiệu đặc trưng, có sức lan tỏa cao, khẳng định là loại "quả vua" trong các dòng sầu riêng bày bán ở thị trường này.

Trưởng cơ quan Thương vụ nhận định: "Việc xúc tiến sản phẩm cần phải được thực hiện trên cả một quá trình khép kín, hướng tới mục tiêu cuối cùng là xây dựng thàng công thương hiệu riêng. Có như vậy, sản phẩm Việt Nam mới tạo được chỗ đứng vững bền tại một trong những thị trường khó tính nhất thế giới."

Qua đánh giá về thị trường và thích ứng với các thách thức xảy ra do nền kinh tế bị tác động bởi đại dịch, Thương vụ đã đề ra kế hoạch hành động giai đoạn 1 gồm ba trụ cột chính là số hóa Thương vụ, đẩy mạnh nghiên cứu thị trường, tận dụng thời cơ, khai thác dự địa và trụ cột quan trọng chính là Chương trình thúc đẩy xây dựng thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm Việt Nam trong tình hình mới.

Ngoài sầu riêng, đến nay, rất nhiều các sản phẩm nông sản thế mạnh khác của Việt Nam xuất khẩu vào Australia, như chè, gạo, gừng đông lạnh, vải, nhãn, xoài, thanh long, cũng đang ghi nhận kết quả tăng trưởng hết sức ấn tượng.

Mặc dù đại dịch đã đẩy chi phí vận chuyển lên cao và gây khó khăn cho công tác hậu cần, phân phối, nhưng thanh long Việt Nam xuất khẩu sang Australia trong 6 tháng đầu năm 2021 đã tăng trưởng bứt phá gần 84%, vải tăng cao hơn đến 90%, nhãn tăng hơn 133% so với cùng kỳ năm trước.

Ông Nguyễn Phú Hòa cho biết: "Có thương hiệu thì sẽ có cạnh tranh về chất lượng, Thương vụ sẽ tiếp tục đồng hành cùng các nhà nhập khẩu phát triển thương hiệu.

Trong thời gian tới, Thương vụ sẽ liên tục chạy quảng cáo định hướng người tiêu dùng chọn mua sản phẩm có thương hiệu, tem nhãn và cam kết cho đổi trả để người tiêu dùng có thể thưởng thức được đúng sầu riêng Ri6 thơm ngon của Việt Nam".

Theo TTXVN
Bài viết cùng chủ đề: Giá sầu riêng hôm nay

Tin cùng chuyên mục

Loạt giải pháp giữ vị thế ngành sầu riêng Việt Nam

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Xuất nhập khẩu vượt 276 tỷ USD sau 4 tháng

Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD

Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Infographic | Xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt 545,5 triệu USD trong quý 1/2025

Từ 5/5/2025, cấp C/O không ưu đãi, CNM và đăng ký mã số REX chuyển về Bộ Công Thương

Giải mã nguyên nhân khiến giá dừa xuất khẩu lập đỉnh

EC lùi thời gian thanh tra 'thẻ vàng' IUU đến cuối năm

Đề xuất mở rộng ưu đãi thuế VAT cho dịch vụ xuất khẩu

Sầu riêng Việt thêm đối thủ cạnh tranh tại thị trường tỷ dân

Doanh nghiệp Việt nửa thế kỷ vươn mình: Bài 2: Cần 'cuộc cách mạng' để kinh tế tư nhân bứt phá

Xuất khẩu nông sản sang EU: Không phải lượng mà là chất

Chinh phục thị trường Nhật Bản: Cơ hội nâng cao giá trị gạo Việt

Từ nhập siêu tới xuất siêu: Dấu ấn nửa thế kỷ hàng Việt hội nhập

Bộ Công Thương thu hồi 10 giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo

Quy định hạn ngạch nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu năm 2025