Sáu giải pháp phát triển nguồn lực tài chính cho Vùng đồng bằng sông Hồng

TS. Cấn Văn Lực và Nhóm chuyên gia Viện Đào tạo & Nghiên cứu BIDV đưa ra sáu giải pháp nhằm phát triển nguồn lực tài chính cho Vùng đồng bằng sông Hồng.
Xúc tiến thương mại vùng Đồng bằng sông Hồng: Đồng bộ các nguồn lực Vùng Đồng bằng sông Hồng: Liên kết tạo sức bật cho du lịch phát triển Khai thác và phát huy thế mạnh của vùng Đồng bằng sông Hồng

Phát triển chưa tương xứng

TS. Cấn Văn Lực và Nhóm chuyên gia Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV đánh giá, để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Vùng đồng bằng sông Hồng, thời gian qua các nguồn lực tài chính đã được huy động khá hiệu quả, đa dạng bao gồm: Vốn ngân sách, vốn đầu tư của khu vực tư nhân, vốn FDI, vốn tín dụng ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân và các nguồn vốn huy động khác theo xu hướng phát triển ngày càng hiện đại của thị trường tài chính Việt Nam và Vùng đồng bằng sông Hồng như cổ phiếu, trái phiếu, các quỹ đầu tư, Fintech, các nền tảng tài chính số...

Theo Cục Thống kê các tỉnh, thành phố, vốn của khu vực ngoài Nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội của Vùng đồng bằng sông Hồng là 60,1%, tiếp theo là vốn FDI là 24,1%, vốn ngân sách chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội của cả Vùng là 15,7%.

Dù nguồn lực tài chính đã được huy động khá hiệu quả, tuy nhiên, TS. Cấn Văn Lực và Nhóm chuyên gia Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV vẫn cho rằng, nguồn lực này còn nhiều hạn chế và chưa tương xứng với tiềm năng của Vùng.

Các chuyên gia nêu ví dụ: Hiệu quả vốn ngân sách còn hạn chế. Thể thiện ở tỷ lệ chi chuyển nguồn từ năm trước sang năm sau còn cao: Tỷ trọng chi chuyển nguồn/tổng chi ngân sách địa phương tăng từ mức 18,1% năm 2016 lên 22,3% năm 2021, phản ánh bất cập trong công tác sử dụng ngân sách của Vùng. Bên cạnh đó, nhiều mục chi đã dự toán, song không thực hiện được, trong khi nhiều nhiệm vụ quan trọng khác không được bố trí ngân sách để triển khai, gây lãng phí nguồn lực; việc triển khai các kế hoạch, nhiệm vụ chậm so với kế hoạch của Trung ương giao và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. “Chẳng hạn, đến nay vẫn còn có tỉnh chưa triển khai phân bổ dự toán ngân sách năm 2021 hoặc chưa có quyết toán chính thức ngân sách năm 2019, 2020); công tác chuyển giao vốn bổ sung từ Trung ương chậm” - các chuyên gia nêu dẫn chứng.

Cùng với đó, nhiều khoản chi kết dư, tồn đọng từ nhiều năm chưa được giải quyết triệt để đã và đang giảm hiệu quả chi ngân sách trong bối cảnh cân đối ngân sách còn khó khăn; chi đầu tư phát triển vẫn tăng chậm ở nhiều địa phương chủ yếu do tiến độ giải ngân đầu tư công chậm, các khó khăn, vướng mắc liên quan đến giải phóng mặt bằng, thủ tục hành chính, xử lý vi phạm về đầu tư công... còn chưa thực sự được giải quyết triệt để và hiệu quả;

Sáu giải pháp phát triển nguồn lực tài chính cho Vùng đồng bằng sông Hồng
Vốn FDI là một trong những nguồn lực tài chính mạnh của Vùng đồng bằng sông Hồng

Việc thu ngân sách địa phương đang bộc lộ một số yếu tố kém bền vững như: Phụ thuộc của nguồn thu ngân sách vào doanh nghiệp FDI, một số doanh nghiệp, tập đoàn lớn. Chẳng hạn thu ngân sách của Hưng Yên tăng mạnh vượt dự toán trong 6 tháng năm 2022 là do số thuế của hai dự án lớn của Vinhomes) điều này tiềm ẩn rủi ro khi tốc độ tăng trưởng thu ngân sách của khối doanh nghiệp FDI có xu hướng chậm lại năm 2020-2021 do ảnh hưởng của dịch bệnh, sự gián đoạn các chuỗi cung ứng; thu tiền sử dụng đất chiếm tỷ trọng khoảng 13-15% tổng thu ngân sách địa phương, cao hơn mức trung bình cả nước là 8-10%, đồng thời, có thời điểm tăng đột biến 40-50% (thậm chí 80-90%) ở nhiều địa phương có thể là dấu hiệu của tình trạng tăng nóng, đầu cơ bất động sản.

Bên cạnh đó, hoạt động tín dụng ngân hàng còn nhiều bất cập. Cụ thể: Một số tỉnh có số lượng chi nhánh thấp so với trung bình của Vùng (26 chi nhánh ngân hàng thương mại) và cả nước (22 chi nhánh), chủ yếu là các tỉnh Nam đồng bằng sông Hồng như Hà Nam và Thái Bình (chỉ có 18 chi nhánh), Nam Định và Ninh Bình (17 chi nhánh) do quy mô, năng lực kinh tế, thu nhập bình quân/người thấp hơn so với các tỉnh Bắc đồng bằng sông Hồng.

Ngoài ra, quy mô dư nợ Vùng còn thấp so với cả nước: Quy mô dư nợ của Vùng chỉ chiếm khoảng 8,45% tổng dư nợ toàn nền kinh tế trong giai đoạn 2016-2021, thấp hơn nhiều nhu cầu vốn cho phát triển của địa bàn chiến lược, nhiều lợi thế và năng động này. Dư nợ tín dụng, huy động vốn tập trung chủ yếu tại Hà Nội (chiếm khoảng 80% tổng dư nợ và huy động vốn toàn Vùng), 10 tỉnh còn lại chỉ chiếm khoảng 22% tổng dư nợ tín dụng của Vùng; hơn nữa, tỷ trọng vốn ngắn hạn/tổng dư nợ tín dụng còn cao (khoảng 70-80%), chưa đáp ứng nhu cầu vốn trung dài hạn.

Quy mô và năng lực, mức độ lành mạnh của một số tổ chức tín dụng, quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn còn hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, khả năng tiếp cận vốn ngân hàng của người dân và doanh nghiệp; thách thức khả năng phát triển các dịch vụ ngân hàng số, thanh toán không dùng tiền mặt. Hơn hết, ngành ngân hàng trên địa bàn đồng bằng sông Hồng cũng đối diện với nhiều thách thức chung của ngành ngân hàng Việt Nam như khung pháp lý cho các mô hình kinh doanh mới còn chậm, cơ cấu lại các tổ chức tín dụng yếu kém còn chậm, nợ xấu tiềm ẩn gia tăng, tội phạm tài chính gia tăng...

Về thu hút vốn FDI cũng chưa tương xứng với tiềm năng của Vùng. Vốn bình quân/dự án ở mức thấp (chỉ 14,2 triệu USD/dự án), thấp hơn so với mức 26-27 triệu USD của Vùng Đông Nam bộ, Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung, Đồng bằng sông Cửu Long; một số tỉnh thu hút đầu tư FDI thấp hơn so với lợi thế, chưa phát huy hiệu quả các chính sách ưu đãi (Quảng Ninh, Vĩnh Phúc chỉ chiếm 5-6% tổng FDI của Vùng); tỷ trọng vốn FDI thực hiện so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội của nhiều tỉnh còn thấp so với mức bình quân toàn vùng (chẳng hạn, Hà Nội có tỷ lệ thu hút FDI chiếm tỷ trọng cao nhất toàn vùng 29,8% song vốn FDI thực hiện chỉ chiếm 12% tổng vốn đầu tư toàn xã hội); quy mô vốn/dự án FDI của các tỉnh Nam đồng bằng sông Hồng (Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình) là 10,5 triệu USD, thấp hơn mức bình quân của Vùng là 14,2 triệu USD. Cùng với đó số liệu về giải ngân vốn FDI chưa được thống kê đầy đủ, điều này ảnh hưởng đến việc đánh giá chính xác tỷ trọng, mức đóng góp của vốn FDI trong các hoạt động kinh tế, xã hội của địa phương.

Đặc biệt, quy mô của doanh nghiệp còn nhỏ, hoạt động kinh doanh còn khó khăn. Mặc dù số lượng doanh nghiệp tương đối lớn so với các vùng và cả nước song quy mô doanh nghiệp nhỏ (hơn 90% là doanh nghiệp vừa và nhỏ), vốn đăng ký bình quân/doanh nghiệp thành lập mới chỉ khoảng 12,9 tỷ đồng/doanh nghiệp, thấp hơn mức bình quân của cả nước (16,6 tỷ đồng/doanh nghiệp), thấp hơn so với Đông Nam bộ (23,3 tỷ đồng/doanh nghiệp); tỷ lệ doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có lãi thấp hơn so với hầu hết các Vùng khác (tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh có lãi đạt 43,5% trong tổng số doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả kinh doanh, thấp hơn Vùng Trung du miền núi phía Bắc (51,3%) và Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (60,6%); tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp còn thấp (trung bình chỉ 2,3%/năm); ROA, ROE sụt giảm trong giai đoạn 2015-2019.

Sáu giải pháp đột phá

Để tăng cường nguồn lực tài chính, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Vùng đồng bằng sông Hồng nhằm hiện thực hóa các định hướng, mục tiêu trong giai đoạn 2022-2030, tầm nhìn đến năm 2045, TS. Cấn Văn Lực và Nhóm chuyên gia Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV đề xuất 6 nhóm giải pháp trọng tâm, đột phá.

Thứ nhất, sớm hoàn thiện các quy hoạch quan trọng của Vùng: “Quy hoạch tổng thể phát triển bền vững đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050” tạo điều kiện cho 11 địa phương xây dựng quy hoạch tỉnh/thành phố, đảm bảo tính liên kết, đồng bộ, hỗ trợ nhau cùng phát triển; trong đó chú trọng ứng dụng phương pháp đánh giá SWOT (thế mạnh - điểm yếu; cơ hộI - thách thức), các phương pháp đánh giá định lượng trong phân tích, đánh giá về tiềm năng, lợi thế, thực trạng và triển vọng của Vùng;

Ban hành chiến lược/quy hoạch phát triển từng tiểu vùng trong Vùng đồng bằng sông Hồng như tiểu vùng Bắc đồng bằng sông Hồng, tiểu vùng Nam đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế Đông Bắc bộ (tam giác Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh) với các định hướng nhất quán, phù hợp với Quy hoạch tổng thể Vùng đồng bằng sông Hồng; xây dựng các chỉ tiêu có tính định lượng, khả thi, phát huy được vai trò, vị thế của từng tiểu vùng trong sự phát triển chung của Vùng đồng bằng sông Hồng.

Sáu giải pháp phát triển nguồn lực tài chính cho Vùng đồng bằng sông Hồng
Phát triển hoạt động ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân phù hợp với thế mạnh của Vùng đồng bằng sông Hồng

Thứ hai, tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư - kinh doanh; nâng tầm quy mô và hiệu quả thực chất của cơ chế liên kết Vùng để thu hút và phát triển các nguồn lực tài chính: Cải thiện chỉ số PCI (nhất là các địa phương có sự sụt giảm PCI trong giai đoạn 2016-2021), triển khai các cơ chế, chính sách ưu đãi mang tính đột phá về thu hút vốn FDI và vốn trong nước phù hợp đối với các định hướng phát triển chủ đạo của từng địa phương như: Nam Định thành “hạt nhân” của tiểu vùng Nam đồng bằng sông Hồng, là trung tâm công nghiệp, giáo dục - đào tạo nghề; Hà Nội thành trung tâm tài chính - ngân hàng đẳng cấp quốc tế; Hải Phòng - Quảng Ninh trở thành trung tâm kinh tế biển của Vùng;

Xây dựng kế hoạch, cơ chế liên kết vùng rõ ràng và khả thi trong phát triển kinh tế - xã hội, tập trung vào liên kết cơ sở hạ tầng, khoa học - công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, du lịch, logistics, chế biến - chế tạo, giáo dục - y tế...v.v.; Xây dựng bộ phận điều phối, cơ quan chuyên trách thúc đẩy điều phối vùng.

Thứ ba, chú trọng phát triển doanh nghiệp hiệu quả, bền vững, thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp, đối mới sáng tạo: Tăng cường phối hợp giữa Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số và Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), các trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo hàng đầu cả nước (trong đó có Hà Nội) trong hỗ trợ hệ sinh thái startups về vốn, công nghệ, thị trường; kỹ năng kinh doanh, truyền thông quảng bá, thương mại hóa sản phẩm...; hình thành các doanh nghiệp số, doanh nghiệp đã chuyển đổi số thành công, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin có quy mô lớn, có năng lực và khả năng dẫn dắt, thúc đẩy chuyển đổi số của các doanh nghiệp trong các ngành có tiềm năng, lợi thế của Vùng như điện tử, viễn thông, sản xuất phần mềm, trí tuệ nhân tạo, sản xuất ô tô, công nghiệp hỗ trợ, tài chính ngân hàng, du lịch, các dịch vụ thương mại, logistics, nông nghiệp công nghệ cao, y tế chuyên sâu và dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao...

Ban hành kịp thời các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt các doanh nghiệp phụ trợ, tham gia chuỗi liên kết, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu; đầu mối chuyển giao công nghệ giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước; nâng tầm quy mô và chất lượng của hệ thống doanh nghiệp, góp phần tạo nguồn thu ngân sách địa phương bền vững hơn (tốc độ tăng trưởng số lượng doanh nghiệp khoảng 10- 15%/năm, quy mô vốn bình quân/doanh nghiệp thành lập mới gấp 1,5-2 lần mức hiện tại và cao hơn so với mức trung bình cả nước; đồng thời gắn kết chặt chẽ giữa giáo dục - đào tạo và các cơ hội việc làm, gia tăng thu nhập; nâng cao kỹ năng mềm và khả năng thích nghi và làm chủ công nghệ mới của Cách mạng công nghiệp 4.0;

Tiên phong, thí điểm trong phát triển mô hình hợp tác xã hiện đại theo Nghị quyết 19/NĐ-TW ngày 16/6/2022 và phát triển kinh tế tập thể theo Nghị quyết 20/NQ-TW ngày 16/6/2022 (tối thiểu 20% dân số tham gia hợp tác xã và tổ chức kinh tế tập thể; ít nhất 70% hợp tác xã tham gia các chuỗi liên kết, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất và tiêu thụ nông sản; thu nhập bình quân người dân nông thôn gấp 2-3 lần năm 2021).

Thứ tư, tăng cường nguồn lực ngân sách địa phương: Sớm ban hành Luật Ngân sách Nhà nước sửa đổi và Nghị định 163/2016/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước 2015 nhằm tạo thuận lợi, chủ động cho Vùng đồng bằng sông Hồng tự chủ ngân sách để thúc đẩy phát triển, phối hợp giữa các chính quyền địa phương, chú trọng các quy định mới về bội chi ngân sách địa phương; công khai dự toán, quyết toán ngân sách địa phương, báo cáo thuyết minh về tình hình thực hiện ngân sách;

Nghiên cứu xây dựng cơ chế ưu đãi về thu - chi tài chính, ngân sách cho một số địa phương thuộc Vùng đồng bằng sông Hồng như Vĩnh Phúc, Bắc Ninh… Chú trọng hiện đại hóa tài chính công như nộp thuế điện tử, hải quan điện tử; dịch vụ công trực tuyến, thu phí lệ phí trực tuyến; tăng thu - chi ngân sách thông qua kết nối trực tuyến giữa kho bạc nhà nước và các ngân hàng thương mại; tăng cường chia sẻ kinh nghiệm, sáng kiến về chuyển đổi số tài chính công, phát triển Chính phủ số; hiện đại hóa thủ tục hành chính giữa các địa phương trong vùng và với các Vùng của cả nước; thí điểm thu thuế bất động sản, triển khai mạnh giải pháp chống chuyển giá, thất thu thuế, nợ đọng thuế, nhất là tại các địa phương nhiều doanh nghiệp FDI...v.v.; đẩy mạnh hợp tác công tư (PPP) thực chất, hiệu quả; đi đầu về giải ngân đầu tư công, quy hoạch và phát triển kết cấu hạ tầng.

Thứ năm, phát triển hoạt động ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân vừa phù hợp với thế mạnh của Vùng vừa đảm bảo an toàn, lành mạnh. Cụ thể, cơ cấu lại hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn, đảm bảo thực hiện tốt tôn chỉ hoạt động, nâng cao chất lượng - hiệu quả; ngăn ngừa rủi ro, sai phạm. Kết hợp phát triển ngân hàng số với ngân hàng truyền thống trong điều kiện tốc độ chuyển đổi số của nhiều địa phương, nhiều ngân hàng thương mại trên địa bàn còn chậm hơn so với mặt bằng chung của Vùng và cả nước. Phát triển các hình thức cho vay hợp vốn, đồng tài trợ để đáp ứng nhu cầu tín dụng của các dự án lớn trên địa bàn trong điều kiện quy mô, năng lực của các tổ chức tín dụng còn nhỏ;

Chú trọng đa dạng sản phẩm - dịch vụ tài chính phù hợp với nhiều loại hình doanh nghiệp, mô hình kinh doanh, đặc trưng văn hóa, thị hiếu tiêu dùng, mức độ ứng dụng công nghệ. Theo đó, với các địa phương phát triển công nghiệp, xuất khẩu trọng điểm của cả nước như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh... nên tập trung phát triển các sản phẩm, dịch vụ tài chính phục vụ các doanh nghiệp công nghiệp chế biến chế tạo, xuất khẩu; sản phẩm khách hàng cá nhân cao cấp phục vụ tầng lớp trung lưu. Với các địa phương có thế mạnh về phát triển nông - lâm - ngư nghiệp (Thái Bình, Hà Nam, Hưng Yên, Nam Định), chú trọng vốn các sản phẩm theo chuỗi nông nghiệp, tín dụng xanh, bảo hiểm nông nghiệp; huy động vốn và phát triển có chọn lọc một số dịch vụ ngân hàng số phù hợp. Với những địa bàn có hoạt động thương mại với quốc tế lớn như Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nội, nên tăng cường các sản phẩm tài trợ thương mại, thanh toán quốc tế, thanh toán không dùng tiền mặt...

Thứ sáu, tăng cường chuyển đổi số và phát triển tài chính xanh: Xây dựng Trung tâm ngân hàng số, Fintech (nên đặt tại Hà Nội) để hỗ trợ Ngân hàng Nhà nước, Ban chỉ đạo Fintech, các tổ chức tín dụng nói chung và các tổ chức tín dụng trên địa bàn đồng bằng sông Hồng trong quá trình vận hành cơ chế quản lý thử nghiệm với các mô hình kinh doanh mới như Fintech, cho vay ngang hàng, huy động vốn cộng đồng, Proptech (Bất động sản số), Insurtech (Bảo hiểm số) và an ninh mạng; các tổ chức tín dụng trên địa bàn trên cơ sở chủ trương, hướng dẫn của Hội sở chính xây dựng lộ trình và kế hoạch cụ thể, phù hợp trong việc triển khai chuyển đổi số (tập trung vào giao dịch khách hàng và tác nghiệp), kế hoạch, chương trình phối hợp các Fintech, Bigtechs, các ví điện tử để tăng năng lực cạnh tranh trên địa bàn, phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại, tăng trải nghiệm của khách hàng;

Phát triển tài chính, tín dụng xanh với lộ trình và cơ chế hỗ trợ phù hợp như thành lập bộ phận/nhóm tín dụng xanh (theo ngành dọc tại các ngân hàng thương mại); hỗ trợ về vốn dài hạn thông qua các chương trình ưu đãi lãi suất, không tính phần cho vay tín dụng xanh vào phần vốn để tính tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, cơ chế chia sẻ lãi suất cho vay...

Hoàng Lan
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Đồng bằng sông Hồng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Cổ phiếu CTC đứng trước nguy cơ

Cổ phiếu CTC đứng trước nguy cơ 'xóa sổ'

Một năm qua, cổ phiếu CTC của Tập đoàn Hoàng Kim Tây Nguyên không xuất hiện bất cứ giao dịch nào và đang dừng ở mức giá 1.300 đồng/cổ phiếu.
Cổ phiếu HHV: Nhiều triển vọng bứt phá năm 2025

Cổ phiếu HHV: Nhiều triển vọng bứt phá năm 2025

Với trợ lực từ chính sách, giá mục tiêu của cổ phiếu HHV trong năm 2025 được kỳ vọng đạt 15.000 đồng/cổ phiếu, mở ra cơ hội đầu tư lớn cho nhà đầu tư.
Sang tuần, UPCoM đón thêm

Sang tuần, UPCoM đón thêm 'tân binh' là công ty hóa chất 45 năm tuổi

Điểm hạn chế của doanh nghiệp hóa chất 45 năm tuổi này khi tiến hành lên sàn chứng khoán là kết quả kinh doanh khá thiếu tích cực trong năm gần đây.
Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng GDP hơn 8% trong năm 2025

Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng GDP hơn 8% trong năm 2025

Theo TS. Lương Văn Khôi – Phó Viện trưởng CIEM, tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2024 dự báo đạt 7,25% và năm 2025 dự kiến đạt trên 8%.
Nuôi dưỡng nguồn thu thuế vì nền tài chính lành mạnh của quốc gia

Nuôi dưỡng nguồn thu thuế vì nền tài chính lành mạnh của quốc gia

Đây là nội dung hội thảo “Thuế và nền tài chính lành mạnh cho sự phát triển bền vững" do Tổng cục Thuế và Báo Lao Động tổ chức chiều 18/12/2024, tại Hà Nội.

Tin cùng chuyên mục

LPBank bổ nhiệm thêm thành viên Ban điều hành, tạo động lực cho chiến lược phát triển toàn diện

LPBank bổ nhiệm thêm thành viên Ban điều hành, tạo động lực cho chiến lược phát triển toàn diện

Ngày 16/12/2024, Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) công bố quyết định bổ nhiệm 4 nhân sự cấp cao vào Ban điều hành.

'Cái bắt tay' trị giá 100 tỷ USD giữa ông Donald Trump và tỷ phú Nhật Bản

Tổng thống đắc cử Donald Trump và CEO Tập đoàn SoftBank Masayoshi Son đã công bố kế hoạch đầu tư 100 tỷ USD vào Mỹ trong 4 năm tới.
F88 cung cấp dịch vụ ngân hàng sau ký kết hợp tác chiến lược với MB

F88 cung cấp dịch vụ ngân hàng sau ký kết hợp tác chiến lược với MB

Ngày 16/12/2024, Ngân hàng TMCP Quân đội và F88 ký kết hợp tác toàn diện, hỗ trợ khách hàng cập nhật sinh trắc học tại hơn 850 điểm giao dịch của F88.
Chứng khoán Bảo Việt: đón nhận nhiều giải thưởng uy tín, khẳng định vị thế 25 năm trên thị trường

Chứng khoán Bảo Việt: đón nhận nhiều giải thưởng uy tín, khẳng định vị thế 25 năm trên thị trường

Chứng khoán Bảo Việt đã được vinh danh nhiều giải thưởng uy tín, khẳng định vị thế tiên phong và sự phát triển mạnh mẽ trong ngành tài chính - chứng khoán.
Sớm thành lập các trung tâm tài chính, tạo

Sớm thành lập các trung tâm tài chính, tạo 'cú hích' cho nền kinh tế

Việc xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam là quyết sách chính trị lớn; tạo nguồn lực mới, 'cú hích' mạnh cho nền kinh tế.
D2D dự chi 233 tỷ đồng làm 6 nhà xưởng cho thuê, hoàn vốn sau 10 năm

D2D dự chi 233 tỷ đồng làm 6 nhà xưởng cho thuê, hoàn vốn sau 10 năm

Phát triển Đô thị Công nghiệp số 2 - D2D đang tập trung tìm kiếm, kiến tạo các dự án triển vọng, cố xua tan sự ảm đạm, thiếu vắng triển vọng tăng trưởng.
VietinBank mở rộng thanh toán xuyên biên giới sang Lào

VietinBank mở rộng thanh toán xuyên biên giới sang Lào

Tiếp nối Thái Lan, Lào trở thành điểm đến tiếp theo của dịch vụ thanh toán QR xuyên biên giới do VietinBank tiên phong triển khai.

Bac A Bank ra mắt giao diện mới của ứng dụng ngân hàng điện tử

BAC A BANK chính thức ra mắt ứng dụng Mobile Banking phiên bản mới với nhiều cải tiến về giao diện và tính năng, đáp ứng tối đa nhu cầu của người dùng
Việt Nam là điểm sáng trong chính sách đầu tư của các tập đoàn toàn cầu

Việt Nam là điểm sáng trong chính sách đầu tư của các tập đoàn toàn cầu

Dòng vốn FDI vào Việt Nam vẫn ổn định và có xu hướng tăng lên, tập trung vào các lĩnh vực có hàm lượng công nghệ cao như sản xuất chip, chất bán dẫn…
Phó Thủ tướng: Ngành ngân hàng triển khai hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp trên tinh thần ‘cả hai cùng thắng’

Phó Thủ tướng: Ngành ngân hàng triển khai hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp trên tinh thần ‘cả hai cùng thắng’

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đề nghị ngành ngân hàng tiếp tục triển khai các giải pháp hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp trên tinh thần “cả hai cùng thắng”.
Ngành ngân hàng tập trung tái cơ cấu trong năm 2025

Ngành ngân hàng tập trung tái cơ cấu trong năm 2025

Sáng 14/12, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2025, trong đó tập trung vào nhiệm vụ tái cơ cấu.
Dòng vốn 3.000 tỷ đồng kỳ vọng vực dậy DIC Corp

Dòng vốn 3.000 tỷ đồng kỳ vọng vực dậy DIC Corp

Dòng vốn 3.000 tỷ đồng từ cổ đông sẽ được DIC Corp bơm vào 2 dự án trọng điểm là Khu phức hợp Cap Saint Jacques và Khu dân cư thương mại Vị Thanh.
Nâng hạng thị trường chứng khoán: Cơ hội để Việt Nam hút vốn ngoại

Nâng hạng thị trường chứng khoán: Cơ hội để Việt Nam hút vốn ngoại

Một trong những giải pháp nhằm phát triển thị trường tài chính là nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam, đây cũng là mục tiêu đã được Chính phủ thiết lập.
Nam A Bank lọt top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam 2024

Nam A Bank lọt top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam 2024

Ngân hàng Thương mại cổ phần Nam Á - Nam A Bank (mã HoSE – NAB) vừa được vinh danh top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam năm 2024.
Nhận diện thách thức, tìm cơ hội cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2025

Nhận diện thách thức, tìm cơ hội cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2025

2025 dự báo là một năm đầy thách thức với kinh tế thế giới, trong đó, có Việt Nam do diễn biến địa chính trị và thay đổi chính sách của một số quốc gia lớn.
Đón

Đón 'sóng' thoái vốn nhà nước của VNSteel, nhà đầu tư trúng đậm

"Game" rút vốn nhà nước của VNSteel tại VCA và TRT đang phả "sức nóng" lên thị trường chứng khoán. Giá trị hai mã này đã tăng rất mạnh trong các tuần qua.
Thêm tổ chức quốc tế nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Thêm tổ chức quốc tế nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Ngân hàng ADB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam lên 6,4% và triển vọng tăng trưởng kinh tế của Đông Nam Á lên 4,7% trong năm 2024.
Cơ cấu nợ cho khách hàng bị thiệt hại bởi bão số 3- chính sách tín dụng đậm ý nghĩa nhân văn

Cơ cấu nợ cho khách hàng bị thiệt hại bởi bão số 3- chính sách tín dụng đậm ý nghĩa nhân văn

Chính phủ luôn có những động thái bảo vệ doanh nghiệp, người dân và chính sách cơ cấu nợ là điều mà cả doanh nghiệp, người dân và ngân hàng đều rất mong chờ.
Đề xuất rút ngắn quy trình niêm yết chứng khoán xuống 30 ngày

Đề xuất rút ngắn quy trình niêm yết chứng khoán xuống 30 ngày

Bộ Tài chính đề xuất rút ngắn quy trình niêm yết chứng khoán, sửa đổi thời hạn tổ chức đăng ký niêm yết phải đưa chứng khoán vào giao dịch từ 90 còn 30 ngày.
Sẽ có 5 ngân hàng được nới room tín dụng?

Sẽ có 5 ngân hàng được nới room tín dụng?

Theo Công ty CP Chứng Khoán Sài Gòn Hà Nội (SHS), ước tính có 5 ngân hàng đủ điều kiện được cấp hạn mức tín dụng (room tín dụng) bổ sung.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động