Khai thác và phát huy thế mạnh của vùng Đồng bằng sông Hồng

Chính phủ tạo điều kiện để vùng Đồng bằng sông Hồng phát triển nhanh, dẫn dắt quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng của cả nước.
Đưa vùng Đồng bằng sông Hồng đi đầu trong phát triển khoa học và công nghệ Vùng Đồng bằng sông Hồng: Liên kết tạo sức bật cho du lịch phát triển

Khẳng định vai trò vùng kinh tế động lực

Vùng Đồng bằng sông Hồng được coi là cửa ngõ phía Bắc của Việt Nam và ASEAN về kết nối phát triển kinh tế, thương mại với Trung Quốc - thị trường rộng lớn nhất thế giới và ngược lại; có hệ thống hạ tầng giao thông kết nối đồng bộ và tốt nhất cả nước về cả đường bộ, đường biển, đường sông, đường hàng không, đường sắt. Vùng gồm 11 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, được phân thành hai tiểu vùng: Tiểu vùng Bắc Đồng bằng sông Hồng gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên và Tiểu vùng Nam Đồng bằng sông Hồng gồm: Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình.

Khai thác và phát huy thế mạnh của vùng Đồng bằng sông Hồng

Lãnh đạo tỉnh Thái Bình giới thiệu các sản phẩm tiêu biểu của địa phương tại Hội nghị kết nối cung - cầu đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp tiêu biểu năm 2022

Tổng giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 cả vùng ước đạt 251.000 tỷ đồng; đến năm 2015 đạt 319.180 tỷ đồng, tăng bình quân 4,9%/năm trong giai đoạn 2011-2015 và đến năm 2020 đạt 551.770 tỷ đồng, tăng bình quân 11,75%/năm trong giai đoạn 2016-2020.

Đáng chú ý, ngành công nghiệp-xây dựng tiếp tục duy trì vai trò trụ cột tăng trưởng của vùng. Tỷ trọng GDP ngành công nghiệp-xây dựng của vùng Đồng bằng sông Hồng so với cả nước đã tăng từ 28,6% (năm 2016) lên 30,7% (năm 2020), tập trung chủ yếu ở các ngành công nghiệp mũi nhọn như: Điện, điện tử, lắp ráp ôtô, đóng tàu, dệt may, công nghiệp phụ trợ.

Ngoài ra, Đồng bằng sông Hồng còn là vùng có khu vực kinh tế tư nhân phát triển mạnh, năng động với số lượng doanh nghiệp đứng thứ hai cả nước; địa bàn thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đứng thứ hai, chiếm 31,4% tổng vốn FDI cả nước... Tại khu vực Đồng bằng sông Hồng tập trung các dự án lớn như: Samsung, LG từ Hàn Quốc hay các dự án chất lượng cao đến từ Nhật Bản, đóng góp lớn cho nền kinh tế trong nước.

Đơn cử như tại tỉnh Bắc Ninh, hiện trở thành trung tâm công nghiệp điện tử, công nghiệp công nghệ cao của cả nước. Năm 2021, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh đạt 1.500 nghìn tỷ đồng, gấp 91,1 lần so với năm 2005. Với quy mô này, sản xuất công nghiệp của Bắc Ninh đã vươn lên vị trí thứ nhất cả nước.

Hay như tỉnh Thái Bình, từ một tỉnh thuần nông đến nay đã có khoảng 34.000 cơ sở sản xuất công nghiệp; trong đó số cơ sở ngoài nhà nước chiếm đến 99,8% và có tới 96,4% số cơ sở công nghiệp thuộc lĩnh vực chế biến, chế tạo. Năm 2020, giá trị sản xuất công nghiệp đã đạt 69.075 tỷ đồng, gấp 1,9 lần so với năm 2015 và chiếm 26,6% GRDP của tỉnh.

Đánh giá về vùng Đồng bằng sông Hồng, PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn - Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương - nhìn nhận, vùng có hạ tầng kinh tế - xã hội tương đối đầy đủ, hệ thống đô thị phát triển nhanh, mạng lưới giao thông tốt nhất cả nước; có ba tuyến hành lang kinh tế kết nối với Trung Quốc, Đông Bắc Á và hướng ra biển; là nơi tập trung nhiều khu công nghiệp, khu công nghệ cao, các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước; nơi đặt trụ sở của nhiều tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện nước ngoài. Vùng có 7/11 tỉnh, thành phố đã tự chủ tài chính và có điều tiết về ngân sách Trung ương; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ở mức cao hơn bình quân cả nước.

"Vùng Đồng bằng sông Hồng đóng vai trò dẫn đầu và là một trong những vùng động lực phát triển chính của cả nước. Điều này được thể hiện rõ nét trong các Nghị quyết của Đảng về vùng, nhất là Nghị quyết số 30-NQ/TW, ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị về "Phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045"- PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn nhấn mạnh.

Kỳ vọng trở thành vùng phát triển nhanh, bền vững

Đồng bằng sông Hồng được kỳ vọng trở thành vùng phát triển nhanh, bền vững, có cơ cấu kinh tế hợp lý, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc; công nghiệp, dịch vụ hiện đại và nông nghiệp công nghệ cao, hữu cơ, xanh, tuần hoàn có giá trị kinh tế cao...

Tuy nhiên, PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn cũng nêu thực tế, đó là quy mô kinh tế của vùng còn nhỏ. Năng suất, chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. Các ngành sản xuất với công nghệ hiện đại chiếm tỷ lệ thấp. Sản xuất nông nghiệp thiếu bền vững, manh mún, nhỏ lẻ. Các doanh nghiệp trong nước hoạt động tại vùng chủ yếu có quy mô nhỏ và vừa. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông, mặc dù đã được cải thiện nhiều, tuy nhiên còn chưa đồng bộ, hiện đại và chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới. Công tác quản lý và sử dụng đất đai, tài nguyên còn nhiều bất cập. Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề nóng ở tất cả các địa phương trong vùng và diễn biến ngày càng phức tạp.

"Nhận thức của một số bộ, ngành Trung ương và địa phương về vị trí, tiềm năng, lợi thế của vùng chưa thực sự đầy đủ; công tác phối hợp giải quyết các khó khăn, thách thức mang tính vùng chưa được chú trọng"- PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn chỉ rõ.

Với thực trạng đó, Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị về "Phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" đã nêu những định hướng rất quan trọng, cơ bản.

Chính phủ đề ra 21 mục tiêu cụ thể và 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, bao gồm quán triệt, tuyên truyền, phổ biến thông tin, tạo sự thống nhất, đồng thuận của xã hội trong xây dựng, tổ chức thực hiện và triển khai các chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW; hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển và liên kết vùng; phát triển kinh tế vùng; phát triển bền vững hệ thống đô thị bền vững và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực...

Để tập trung các giải pháp thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW, theo Ban Kinh tế Trung ương, cần chú trọng các tiềm năng, lợi thế vượt trội của vùng để phát huy ở mức cao nhất, tạo ra sự đột phá trong phát triển kinh tế vùng Đồng bằng sông Hồng. "Đây còn là cơ hội để vùng nâng cao khả năng kết nối hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông, tạo động lực liên kết, lan tỏa, thúc đẩy hợp tác và phát triển giữa các địa phương trong vùng và với các vùng lân cận"- lãnh đạo Ban kinh tế Trung ương nói.

Chương trình hành động của Chính phủ đã cụ thể hóa bằng những nhiệm vụ, giải pháp thiết thực gắn với kế hoạch tổ chức thực hiện theo lộ trình cụ thể nhằm đạt được các mục tiêu của Nghị quyết. Đây là căn cứ để các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố thuộc vùng xây dựng chương trình, kế hoạch hành động của từng bộ, cơ quan và địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao và tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả, phấn đấu đạt được cao nhất các mục tiêu đã đề ra.

Vùng Đồng bằng sông Hồng đóng vai trò dẫn đầu và là một trong những vùng động lực phát triển chính của cả nước. Điều này được thể hiện rõ nét trong các Nghị quyết của Đảng, nhất là Nghị quyết số 30-NQ/TW, ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị về "Phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045".

Việt Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Liên kết vùng Đồng bằng sông Hồng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đã có gần 100 tấn vải thiều xuất khẩu đến các thị trường giá trị cao

Đã có gần 100 tấn vải thiều xuất khẩu đến các thị trường giá trị cao

Từ 3-7/6 đã có gần 100 tấn vải thiều xuất khẩu đi thị trường khó tính. Ngày 15/6, 3 tấn vải thiều Bắc Giang lần đầu tiên xuất khẩu sang thị trường Australia.
Cảnh báo nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại sản phẩm liên quan tới mặt đá thạch anh nhập khẩu

Cảnh báo nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại sản phẩm liên quan tới mặt đá thạch anh nhập khẩu

Bộ Công Thương vừa có cảnh báo nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại đối với sản phẩm liên quan tới mặt đá thạch anh nhập khẩu.
Xuất khẩu qua thương mại điện tử có thể đạt 296,3 nghìn tỷ đồng vào năm 2027

Xuất khẩu qua thương mại điện tử có thể đạt 296,3 nghìn tỷ đồng vào năm 2027

Dự báo doanh thu xuất khẩu qua thương mại điện tử của Việt Nam có thể đạt 296.300 tỷ đồng vào năm 2027, nếu các doanh nghiệp tăng ứng dụng thương mại điện tử.
Hà Nội: Xúc tiến thương mại sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm OCOP năm 2023

Hà Nội: Xúc tiến thương mại sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm OCOP năm 2023

Trên 120 sản phẩm thủ công mỹ nghệ, sản phẩm OCOP,… tham dự Triển lãm chuyên đề diễn ra trong suốt tháng 6/2023 nhằm quảng bá, xúc tiến đến khách hàng.
Khai mạc Hội chợ xúc tiến thương mại nông nghiệp, sản phẩm OCOP Hà Nội 2023

Khai mạc Hội chợ xúc tiến thương mại nông nghiệp, sản phẩm OCOP Hà Nội 2023

Tối 8/6 tại Trung tâm thương mại AEON MALL Hà Đông đã khai mạc Hội chợ xúc tiến thương mại nông nghiệp, sản phẩm OCOP Hà Nội 2023.

Tin cùng chuyên mục

Rào cản nào đang “níu chân” doanh nghiệp tiếp cận thương mại điện tử?

Rào cản nào đang “níu chân” doanh nghiệp tiếp cận thương mại điện tử?

Chi phí, thông tin, quy định tại thị trường nhập khẩu và năng lực là những yếu tố đang “níu chân” doanh nghiệp tiếp cận sâu hơn với thương mại điện tử.
5 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ giảm sâu

5 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ giảm sâu

5 tháng năm 2023 chỉ đạt 4,7 tỷ USD, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ giảm gần 30% so với cùng kỳ, doanh nghiệp gỗ đang trải qua thời kỳ rất khó khăn.
Xuất khẩu hải sản sang EU tụt giảm mạnh do “thẻ vàng” IUU

Xuất khẩu hải sản sang EU tụt giảm mạnh do “thẻ vàng” IUU

Từ sau khi bị cảnh báo “thẻ vàng” IUU, tỷ trọng xuất khẩu hải sản của Việt Nam sang thị trường EU giảm dần qua từng năm.
Triển lãm HanoiPlasPrintPack: Quy tụ hơn 200 doanh nghiệp ngành nhựa, in ấn, đóng gói

Triển lãm HanoiPlasPrintPack: Quy tụ hơn 200 doanh nghiệp ngành nhựa, in ấn, đóng gói

Triển lãm HanoiPlasPrintPack với qua mô hơn 200 doanh nghiệp trong và ngoài nước về thiết bị máy móc công nghiệp nhựa, in ấn, đóng gói diễn ra từ ngày 8-11/6.
Hoàn thiện hệ sinh thái logistics cho thương mại điện tử

Hoàn thiện hệ sinh thái logistics cho thương mại điện tử

Một số trung tâm logistics đặt tại các khu công nghiệp gần đại đô thị đã giải quyết bài toán khó cho thương mại điện tử, nhờ hình thành hệ sinh thái hoàn chỉnh.
Lấy lại đà tăng, xuất nhập khẩu dần khởi sắc

Lấy lại đà tăng, xuất nhập khẩu dần khởi sắc

Theo thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, trong tháng 5, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam ước đạt 55,86 tỷ USD.
Hoa Kỳ gia hạn thời gian điều tra xem xét phạm vi sản phẩm đối với tủ gỗ từ Việt Nam

Hoa Kỳ gia hạn thời gian điều tra xem xét phạm vi sản phẩm đối với tủ gỗ từ Việt Nam

Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) tiếp tục gia hạn thời gian ban hành kết luận cuối cùng về điều tra xem xét phạm vi sản phẩm đối với tủ gỗ nhập khẩu từ Việt Nam.
Thương mại điện tử của Việt Nam có thể cán mốc 300.000 tỷ đồng

Thương mại điện tử của Việt Nam có thể cán mốc 300.000 tỷ đồng

Đó là thông tin đưa ra tại buổi họp báo bên lề Hội nghị Thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam “Tinh hoa châu Á, Bứt phá toàn cầu” diễn ra ngày 7/6.
Đưa vải thiều Bắc Giang vào Hệ thống phân phối của Central Retail

Đưa vải thiều Bắc Giang vào Hệ thống phân phối của Central Retail

Ngày 7/6, tại Bắc Giang, đã diễn ra lễ xuất hành nhiều chuyến container vải thiều chính vụ của địa phương này vào hệ thống phân phối của Central Retail.
Mời tham dự webinar khám phá hệ sinh thái khởi nghiệp và công nghệ thông tin giữa Ấn Độ và Việt Nam

Mời tham dự webinar khám phá hệ sinh thái khởi nghiệp và công nghệ thông tin giữa Ấn Độ và Việt Nam

Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ tổ chức webinar “Khám phá hệ sinh thái khởi nghiệp và lĩnh vực CNTT, truyền thông giữa bang Karnataka - Ấn Độ và Việt Nam".
Hội nghị giao ban công tác xúc tiến thương mại khu vực miền Nam 2023

Hội nghị giao ban công tác xúc tiến thương mại khu vực miền Nam 2023

Sáng ngày 7/6, Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị giao ban công tác xúc tiến thương mại khu vực miền Nam năm 2023 tại An Giang.
Liên minh châu Âu (EU) tiếp tục gia hạn biện pháp tự vệ đối với thép nhập khẩu

Liên minh châu Âu (EU) tiếp tục gia hạn biện pháp tự vệ đối với thép nhập khẩu

Liên minh châu Âu (EU) tiếp tục gia hạn biện pháp tự vệ đối với thép nhập khẩu theo hình thức hạn ngạch thuế quan đối với một số sản phẩm thép nhập khẩu.
Doanh nghiệp Việt Nam - Ấn Độ gia tăng cơ hội xúc tiến thương mại

Doanh nghiệp Việt Nam - Ấn Độ gia tăng cơ hội xúc tiến thương mại

Công ty Xuất nhập khẩu phát triển Xanh VT cho biết, hiện DN đang tìm kiếm nhà cung cấp dầu ăn của Ấn Độ để xuất khẩu sang một đối tác thứ 3 do được yêu cầu.
Canada là thị trường xuất khẩu quan trọng thứ 5 của Việt Nam

Canada là thị trường xuất khẩu quan trọng thứ 5 của Việt Nam

Trong Top 10 đối tác thương mại hàng đầu của Canada, Việt Nam ghi nhận tốc độ tăng trưởng xuất khẩu lớn nhất nhưng tụt hạng vị trí đối tác xuất khẩu xuống thứ 8
Khai mạc Hội chợ Công Thương vùng Đồng bằng sông Cửu Long - An Giang năm 2023

Khai mạc Hội chợ Công Thương vùng Đồng bằng sông Cửu Long - An Giang năm 2023

Tối 6/6/2023, Bộ Công Thương, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang khai mạc Hội chợ Công thương vùng đồng bằng sông Cửu Long - An Giang 2023
Gần 200 giảng viên đại học được đào tạo về thương mại điện tử và kinh tế số

Gần 200 giảng viên đại học được đào tạo về thương mại điện tử và kinh tế số

Gần 200 giảng viên đến từ các trường đại học khu vực miền Bắc lần đầu tiên được tham gia tập huấn, nâng cao kiến thức về thương mại điện tử và kinh tế số.
Lô vải u hồng với thương hiệu nhận diện cờ Việt Nam cập bến nước Anh

Lô vải u hồng với thương hiệu nhận diện cờ Việt Nam cập bến nước Anh

Lô vải u hồng sẽ được phân phối cho các siêu thị châu Á và bản địa. Dự kiến, mỗi tuần công ty sẽ nhập từ 3-5 tấn vải sang Anh tùy theo nhu cầu tiêu thụ.
Brazil là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Mỹ La tinh

Brazil là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Mỹ La tinh

Brazil là đối tác thương mại lớn nhất tại khu vực Mỹ La tinh của Việt Nam và nằm trong Top 3 thị trường lớn nhất của Việt Nam tại thị trường châu Mỹ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động