Sạt lở lịch sử trên đèo Bảo Lộc đâu chỉ do mưa lớn?

Liên tiếp xảy ra ngập lụt, sạt lở đất, làm nhiều người thương vong. Nguyên nhân xác định do mưa lớn. Đồng ý! Song cái gốc của vấn đề này là do mất rừng…
Lâm Đồng: Mưa liên tục, Đèo Bảo Lộc bị sạt lở, gây ảnh hưởng nghiêm trọng Vụ đèo Bảo Lộc bị sạt lở: Lâm Đồng hướng dẫn tuyến đường lưu thông an toàn Sạt lở đèo Bảo Lộc làm chết 4 người, làm rõ trách nhiệm của địa phương

“3 sĩ quan Cảnh sát giao thông hy sinh, 1 người dân thiệt mạng” – những dòng tin đau xót trên khắp các mặt báo, về vụ sạt lở nhất lịch sử trong 20 năm trở lại đây trên tuyến đèo Bảo Lộc, chiều 30/7.

Vụ sạt lở còn có 37 học sinh tiểu học cùng phụ huynh, giáo viên đi du lịch ở Đà Lạt trở về TP Hồ Chí Minh trên chiếc xe khách 45 chỗ thoát chết trong gang tấc, khi bị hàng trăm tấn đất đá trút xuống, xô đuôi xe húc đổ giải phân cách trước vực sâu hơn 200m.

Theo ông Trần Đức Quận, Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng, toàn tỉnh hiện có tới 163 điểm sạt lở và có nguy cơ sạt lở. Thống kê cho thấy, từ tháng cuối tháng 6/2023 tới nay, Lâm Đồng đã xảy ra 3 vụ sạt lở gây hậu quả nghiêm trọng, làm 6 người chết.

Nguyên nhân ban đầu của các vụ sạt lở được các ngành chức năng xác định, như: Mưa lớn kéo dài, biến đổi khí hậu, kết cấu đất bazan…

Nhìn vào hình ảnh điểm sạt lở trên đèo Bảo Lộc lần này, nguyên nhân được xác định như trên là không sai, song có lẽ chưa đủ. Còn một nguyên nhân khác các ngành chức năng tỉnh Lâm Đồng không dám, hoặc chưa dám nhìn thẳng vào, đó là để mất rừng.

Là bởi, bằng cảm quan, ai cũng thấy có một sự trùng hợp: Điểm sạt lở bị cạo trọc để trồng cây sầu riêng, trong khi những điểm khác cùng tuyến còn rừng thì bình an.

Sạt lở lịch sử trên đèo Bảo Lộc đâu chỉ do mưa lớn?
Khu vực sạt lở trên đèo Bảo Lộc được cạo trọc để trồng sầu riêng

Trên thực tế, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chỉ có rừng nguyên sinh, đa tầng mới góp phần giữ đất, giữ nước. Nếu mất rừng, khi mưa xuống, nước sẽ chảy tràn trên mặt. Nước tràn nhanh sau mưa sẽ gây lũ, sạt lở đất…

Khu vực bị cạo trọc để trồng sầu riêng trên đèo Bảo Lộc là một điển hình và các ngành chức năng tỉnh Lâm Đồng cũng đánh giá là không an toàn, cần di dời như tiết lộ của Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, Phó trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai Nguyễn Hoàng Hiệp.

Ông Hiệp bày tỏ sự đáng tiếc vì Trạm Cảnh sát giao thông chưa kịp di dời đã xảy ra sạt lở; đồng thời gọi đó là một bài học mới, nguy cơ mới cần phải quyết liệt hơn và giải pháp tích cực hơn trong ứng phó với sạt lở đất.

Ông Triệu Văn Lực, Phó cục trưởng Cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT), cũng gián tiếp khẳng định, một trong những nguyên nhân dẫn tới sạt lở trên đèo Bảo Lộc là do mất rừng.

“Chúng tôi chắc chắn đây là rừng phòng hộ, mà rừng phòng hộ trên cạn thì theo quy định phải trồng cây bản địa, có bộ rễ phát triển, lá không rụng theo mùa… Chuyện này chắc chắn có trách nhiệm của địa phương trong thực hiện quy hoạch", ông Lực nói.

Thực tế, tình trạng mất rừng không chỉ diễn ra ở Lâm Đồng hay một số địa phương thuộc Tây Nguyên. Dù công tác bảo vệ rừng hiện khá nghiêm ngặt, song năm 2022, cả nước vẫn mất 1.121 ha rừng, trong đó diện tích rừng bị chặt, phá là 1.080,5 ha.

Công bố hiện trạng rừng cho thấy, diện tích rừng toàn quốc năm 2021, bao gồm cả rừng trồng chưa khép tán là 14.745.201 ha; trong đó, rừng tự nhiên là 10.171.757 ha; rừng trồng là 4.573.444 ha.

Rừng trồng, dù được phủ xanh nhiều, nhưng không thể có khả năng giữ nước, giữ đất như rừng nguyên sinh đa tầng.

Vì thế, hễ cứ mưa lớn, cực đoan đều xuất hiện lũ. Khu vực đồi núi, có độ chênh cao, lũ ống, lũ quét cuốn theo đất đá đổ xuống tàn phá khu vực hạ lưu, cuốn phăng nhà cửa, cướp đi sinh mệnh bao người vô tội.

Những bài học “mới nhưng không mới” như khu vực miền núi Trà My, Phước Sơn của Quảng Nam; khu vực Rào Trăng, Thừa Thiên - Huế, Hướng Hóa, Quảng Trị, Tu Mơ Rông và Kon Plong, Kon Tum... từ năm 2018 đến nay.

Sau mỗi sự cố, các cấp, các ngành lại rốt ráo vào cuộc khắc phục hậu quả; thực hiện các biện pháp phòng, chống lũ lụt, sạt lở trong mùa mưa bão.

Nhưng đó chỉ là giải pháp tình thế.

Để giữ ổn định lâu dài, bền vững, không cách nào khác là trồng rừng, là cải tạo thảm thực vật, phủ xanh đồi trọc. Đặc biệt, phải hạn chế thấp nhất sự xâm hại đến đất rừng để đầu tư phát triển kinh tế, xã hội.

Cổ nhân đâu phải nghiễm nhiên có câu: "Ăn của rừng rưng rưng nước mắt"!

Hoàng Hải
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: cảnh báo lũ quét, sạt lở đất

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ Công Thương ban hành công điện về chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ

Bộ Công Thương ban hành công điện về chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện 9611/CĐ-BCT ngày 26/11 về việc chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ.
Từ ‘cơn sốt’ vé ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’: Âm nhạc chất lượng sẽ thắng trên ‘sân nhà’

Từ ‘cơn sốt’ vé ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’: Âm nhạc chất lượng sẽ thắng trên ‘sân nhà’

‘Cơn sốt’ vé 'Anh trai vượt ngàn chông gai' cho thấy, âm nhạc chất lượng sẽ thắng trên ‘sân nhà’ khi thị trường trong nước đang có nhu cầu và chịu chi lớn.
Để ngành công nghiệp ô tô Việt Nam hòa vào

Để ngành công nghiệp ô tô Việt Nam hòa vào 'dòng chảy' cung ứng toàn cầu

Các sản phẩm mới tại thị trường trong nước đã chứng minh ngành công nghiệp ô tô Việt Nam có thể hòa vào chuỗi cung ứng thế giới, giúp phát triển nền kinh tế.

'Dẹp loạn' quảng cáo sai sự thật: 'Cuộc chiến' chưa hồi kết trên không gian mạng

"Dẹp loạn" quảng cáo sai sự thật đang là "cuộc chiến" nhức nhối trên không gian mạng, gây ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội, môi trường kinh doanh.
Thành phố Hà Nội sẽ làm gì để chống “mùa” bụi mịn?

Thành phố Hà Nội sẽ làm gì để chống “mùa” bụi mịn?

Hà Nội từ nhiều năm nay vẫn đang loay hoay với việc giải bài toán chống ô nhiễm bụi mịn trong không khí nhưng xem ra tình hình có vẻ ít chuyển biến.

Tin cùng chuyên mục

Xét tuyển đại học bằng học bạ khó phản ánh năng lực thực chất của học sinh, dễ nảy sinh tiêu cực

Xét tuyển đại học bằng học bạ khó phản ánh năng lực thực chất của học sinh, dễ nảy sinh tiêu cực

Nhiều người đánh giá, giờ để vào học đại học quá dễ dàng thông qua "cánh cửa" xét học bạ, nhưng hệ lụy làm giảm chất lượng sinh viên do hổng kiến thức căn bản.
Quỹ Tấm lòng Việt:

Quỹ Tấm lòng Việt: ''Viết tiếp ước mơ đến trường'' của nhiều học sinh nghèo vượt khó

Với sự đồng hành của Quỹ Tấm lòng Việt, những cô, cậu học trò nơi vùng quê khó khăn đã viết tiếp ước mơ đến trường, vươn lên trong học tập, thay đổi số phận.
Lòng yêu nước

Lòng yêu nước 'cháy rực' trên sân trường: Hiệu ứng tích cực từ 'Anh trai vượt ngàn chông gai'

Qua những bài hát truyền thống được phối lại, nhiều bạn học sinh đã được truyền cảm hứng để bày tỏ lòng yêu nước mạnh mẽ qua tiết mục trên sân trường.
Doanh nghiệp dệt may phát huy sức sáng tạo của người lao động

Doanh nghiệp dệt may phát huy sức sáng tạo của người lao động

Đồng hành cùng người lao động nghiên cứu, cải tiến và ứng dụng các sáng kiến vào sản xuất, doanh nghiệp dệt may thu được nhiều lợi ích.
Câu lạc bộ Máu nóng Gia Lai: 7 năm làm cầu nối trao đi những

Câu lạc bộ Máu nóng Gia Lai: 7 năm làm cầu nối trao đi những 'giọt hồng' yêu thương

Hơn 7 năm qua, các thành viên của Câu lạc bộ Máu nóng Gia Lai không sao đếm xuể số bệnh nhân mình đã cho máu và đã hồi sinh sự sống cho bao người.
Giải pháp để ngành Công Thương tiến nhanh trên hành trình chuyển đổi số

Giải pháp để ngành Công Thương tiến nhanh trên hành trình chuyển đổi số

Diễn đàn chuyển đổi số ngành Công Thương 2024 đã tạo cơ hội để các doanh nghiệp chia sẻ thông tin, các giải pháp chuyển đổi số hiệu quả.
“Cấm” thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng: Có khả thi?

“Cấm” thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng: Có khả thi?

Mỗi năm Việt Nam có hơn 84.500 ca tử vong do hút thuốc chủ động, 18.800 ca tử vong do các bệnh bởi phơi nhiễm khói thuốc thụ động... là những con số nhức nhối!
Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Chiều 21/11, tại Bộ Công Thương, Vụ Thị trường trong nước có buổi làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ (USGC) về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học.
Nhà giáo trong kỷ nguyên số cần biến thách thức thành cơ hội để ngành giáo dục vươn mình

Nhà giáo trong kỷ nguyên số cần biến thách thức thành cơ hội để ngành giáo dục vươn mình

Trong kỷ nguyên số, khoa học, công nghệ phát triển mạnh mẽ là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nhà giáo nắm bắt, thúc đẩy ngành giáo dục vươn mình.
Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công Thương Trung ương tổ chức Lễ kỷ niệm truyền thống 50 năm

Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công Thương Trung ương tổ chức Lễ kỷ niệm truyền thống 50 năm

Sáng 20/11, Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công Thương Trung ương tổ chức Lễ Kỷ niệm 50 năm ngày truyền thống nhà trường và mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam.
Gia Lai: Hỗ trợ cô giáo nghèo vượt qua gia cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống

Gia Lai: Hỗ trợ cô giáo nghèo vượt qua gia cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống

Vượt qua gia cảnh khó khăn, cô giáo Ksor H’Hiền (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) vẫn ngày ngày miệt mài làm tốt công việc chăm lo cho trẻ mầm mon.
Tiếp tục đề xuất giảm 2% thuế: Trợ lực

Tiếp tục đề xuất giảm 2% thuế: Trợ lực 'tiếp sức' cho doanh nghiệp, kích cầu nền kinh tế

Việc tiếp tục giảm 2% thuế sẽ giúp thúc đẩy đầu tư, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, giúp sản xuất - kinh doanh sớm phục hồi.
Bí quyết ‘cơ động’ của thầy Cường ‘động cơ’

Bí quyết ‘cơ động’ của thầy Cường ‘động cơ’

Bí quyết làm nên thành công của Chủ nhiệm Bộ môn Động cơ, Khoa Máy bay - Động cơ, Trường Sĩ quan Không quân là luôn cơ động, linh hoạt trong công việc.
Bộ Công Thương ban hành công điện về việc chủ động ứng phó với bão số 9 (bão Man-yi)

Bộ Công Thương ban hành công điện về việc chủ động ứng phó với bão số 9 (bão Man-yi)

Ngày 18/11, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã ký Công điện số 9307/CĐ-BCT về việc chủ động ứng phó với bão số 9 (bão Man-yi).
Từ thông điệp chống lãng phí của Tổng Bí thư suy ngẫm về việc xử lý thành công các dự án tồn đọng

Từ thông điệp chống lãng phí của Tổng Bí thư suy ngẫm về việc xử lý thành công các dự án tồn đọng

Thông điệp chống lãng phí của Tổng Bí thư Tô Lâm đã đặt ra nhiều vấn đề quan trọng, trong đó có việc xử lý các đại dự án thua lỗ, tồn đọng.
Tặng quà nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam: Tôn vinh thực sự hay áp lực hình thức?

Tặng quà nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam: Tôn vinh thực sự hay áp lực hình thức?

Những năm gần đây, vấn đề tặng quà nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam trở thành tâm điểm tranh luận về việc thế nào là tôn vinh đúng? Thế nào là tặng quà hợp lý?
Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Đâu là lời giải cho "bài toán" thu hút đầu tư?

Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Đâu là lời giải cho "bài toán" thu hút đầu tư?

Để thu hút đầu tư vào Khu thương mại tự do Đà Nẵng, theo các chuyên gia, cần tăng cường vai trò của cơ quan hải quan trong tạo thuận lợi thương mại.
TP. Hồ Chí Minh: Tiệm mì 0 đồng lan tỏa yêu thương của những chàng trai Hóc Môn

TP. Hồ Chí Minh: Tiệm mì 0 đồng lan tỏa yêu thương của những chàng trai Hóc Môn

Khởi đầu từ một ý tưởng nhỏ bé đầy ý nghĩa, nhóm những chàng trai Hóc Môn đã xây dựng tiệm mì 0 đồng, trao tặng những bữa ăn miễn phí đến với người khó khăn.
Trách nhiệm thi hành Thông tư quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ

Trách nhiệm thi hành Thông tư quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ

Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương.
Giải ngân vốn đầu tư công bứt tốc cuối năm để về đích

Giải ngân vốn đầu tư công bứt tốc cuối năm để về đích

Giải ngân vốn đầu tư công cả nước hiện đạt 52,29% kế hoạch, thấp hơn cùng kỳ 2023 (56,74%) đặt ra cho các tháng cuối năm những thách thức không nhỏ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động