Sáp nhập tỉnh, xã, bỏ cấp huyện: Cán bộ cấp xã phải vừa 'hồng' vừa 'chuyên'

Với chủ trương sáp nhập tỉnh, xã, bỏ cấp huyện đang được triển khai như hiện nay, đòi hỏi cán bộ cấp xã phải vừa 'hồng' vừa 'chuyên' để xứng với 'tầm vóc' mới.
Trước 7/4, hoàn thiện Đề án sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện việc sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện Cần tăng cường nguồn lực cho cấp xã sau khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Giảm cấp trung gian, cán bộ gần dân hơn

Chủ trương sáp nhập tỉnh, xã, bỏ cấp huyện là một bước đi quan trọng trong cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy, giúp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Theo thông tin Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà chia sẻ, hiện cả nước đang có 10.035 đơn vị hành chính cấp xã, tới đây sẽ tổ chức lại quy mô chỉ còn khoảng 2.000 xã, mỗi xã sẽ “gần như một huyện nhỏ”.

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình mới đây cũng thông tin, trong đề án Chính phủ trình Bộ Chính trị có nêu, khi bỏ cấp huyện, 1/3 nhiệm vụ của cấp huyện chuyển lên tỉnh, 2/3 còn lại sẽ chuyển xuống cấp xã.

Với chủ trương này sẽ giúp giảm thiểu tầng nấc trung gian, đồng thời còn tạo điều kiện để hệ thống chính quyền, cụ thể là cán bộ cấp xã gần dân hơn, trực tiếp giải quyết cơ bản các vấn đề thiết thực của nhân dân cần.

sáp nhập tỉnh bỏ cấp huyện
Bỏ cấp huyện, sáp nhập xã sẽ đưa cán bộ gần dân hơn. Ảnh minh họa

Bởi hiện nay, bộ máy hành chính địa phương được phân cấp từ tỉnh xuống huyện, rồi từ huyện mới xuống xã, khiến nhiều vấn đề của người dân phải qua nhiều tầng trung gian, xã phải xin ý kiến huyện, huyện phải xin chủ trương từ tỉnh khiến thủ tục hành chính rườm rà, mất thời gian.

Khi bỏ cấp huyện, sáp nhập xã, chính quyền cấp xã sẽ có thêm nhiều thẩm quyền, được quyền tự quyết nhiều thủ tục mới, không còn bị động; đồng nghĩa với việc người dân không phải chờ đợi quá lâu để giải quyết công việc. Chính quyền cấp xã sẽ trực tiếp giải quyết rất nhiều thủ tục hành chính cho công dân, không phải chờ cấp huyện như giải quyết thủ tục đất đai, tài chính - ngân sách, đầu tư công, giáo dục, y tế, an sinh xã hội…

Từ đó công dân không phải đi lại nhiều lần giữa các cấp, tiết kiệm thời gian và chi phí. Việc này cũng giảm thiểu tình trạng một số cán bộ cấp xã sách nhiễu, “đùn đẩy trách nhiệm” lên cấp huyện như hiện nay.

Chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương, tiến sĩ Phạm Thị Hoài Thu - Phó Trưởng Phòng Quản lý đào tạo và Nghiên cứu khoa học, Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá - cho biết, khi Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Kết luận số 127, ngày 28/2/2025 về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; trong đó, yêu cầu nghiên cứu không tổ chức cấp huyện và tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã đã mở ra nhiều cơ hội phát triển mới.

sáp nhập tỉnh bỏ cấp huyện
Thẩm quyền cấp xã sẽ được tăng lên, giúp giải quyết nhiều thủ tục hành chính tương đương cấp huyện. Ảnh: Quốc Huy

“Với chủ trương này sẽ tạo cơ hội mở rộng không gian phát triển đa chiều cho mỗi địa phương; khai thác tốt các tiềm năng, thế mạnh kinh tế - xã hội nhằm thúc đẩy sự phát triển trên tất cả các lĩnh vực ở địa phương. Đồng thời sẽ tinh giản thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp khi giảm tầng nấc trung gian”, tiến sĩ Phạm Thị Hoài Thu chia sẻ.

Tiến sĩ Phạm Thị Hoài Thu phân tích thêm: “Khi thực hiện phân cấp, phân quyền mạnh hơn sẽ tăng tính chủ động cho cấp xã trong hoạch định, quyết định đường hướng phát triển cũng như thực hiện nhiệm vụ chính trị, giải quyết những khó khăn, bức xúc của nhân dân, bởi trong thực tế, có những việc cấp xã phải xin ý kiến cấp huyện, cấp huyện xin ý kiến cấp tỉnh làm chậm trễ về thời gian và hiệu quả giải quyết”.

Về phía cán bộ, công chức có cơ hội hoàn thiện và phát huy tối đa khả năng, năng lực của mình, từ đó năng lực thực thi công vụ, các hoạt động quản lý hành chính nhà nước được nâng lên một tầm cao mới.

Khi xã “to” thì cán bộ phải giỏi

Việc bỏ cấp huyện và sáp nhập tỉnh và xã nhằm tinh gọn bộ máy hành chính, giảm tầng nấc trung gian là một chủ trương đúng đắn không thể phủ nhận. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra nhiều áp lực lớn cho cán bộ cấp xã khi họ phải đảm nhận thêm trách nhiệm và khối lượng công việc tăng lên đáng kể.

Trước hết, áp lực lớn nhất đến từ khối lượng công việc tăng cao. Khi cấp huyện bị loại bỏ, nhiều nhiệm vụ như quản lý đất đai, cấp phép xây dựng, xử lý khiếu nại, an sinh xã hội sẽ được giao cho cấp xã. Điều này khiến cán bộ xã phải làm việc với cường độ cao hơn nhiều so với hiện tại.

sáp nhập tỉnh bỏ cấp huyện
Chủ trương sáp nhập tỉnh, xã, bỏ cấp huyện sẽ tạo cơ hội mở rộng không gian phát triển đa chiều, khai thác tốt các tiềm năng, thế mạnh kinh tế - xã hội nhằm thúc đẩy sự phát triển trên tất cả các lĩnh vực ở địa phương. Ảnh minh họa

Chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương, ông Bùi Thanh Hải, Chủ tịch UBND xã Yên Trường (huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa) cho biết, sau khi sáp nhập xã, bỏ cấp trung gian, khi đó thẩm quyền cấp xã sẽ được nâng rất nhiều.

“Vai trò của cấp xã sau này sẽ rất quan trọng và đây là cấp gần dân nhất, vừa làm chức năng của cấp xã, vừa làm chức năng của cấp huyện, trực tiếp giải quyết các công việc hằng ngày của nhân dân. Do vậy, vấn đề đặt ra là cần cơ cấu lại tổ chức bộ máy cấp xã một cách khoa học, hiệu quả. Đồng thời cần nâng cao năng lực, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã để đáp ứng yêu cầu mới. Khi xã "to" thì cán bộ phải giỏi. Tuy nhiên, khi sáp nhập các xã lại với nhau và bỏ cấp huyện, sẽ có một đội ngũ cán bộ đông đảo với chuyên môn, năng lực cao và phẩm chất tốt để lựa chọn”, ông Hải chia sẻ.

Cũng theo ông Bùi Thanh Hải, hiện nay nhiều cán bộ công chức cấp xã đã đạt chuẩn với trình độ đại học trở lên, do đó có thể tiến hành sàng lọc, lựa chọn những cán bộ đảm bảo tiêu chuẩn, phù hợp, đáp ứng với yêu cầu để giữ lại, tiếp tục cơ cấu vào bộ máy mới.

Dưới góc độ của mình, tiến sĩ Phạm Thị Hoài Thu nhận định, khi không tổ chức cấp huyện, về thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ ở cấp xã sẽ được tăng cường; gắn với việc tiếp tục sáp nhập xã cũng sẽ làm tăng quy mô diện tích, dân số và khối lượng công việc ở xã nhiều hơn. Điều này đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã phải được nâng tầm về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng công tác và ý thức, trách nhiệm.

“Khó khăn, thách thức đặt ra là cần phải xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ngang tầm với nhiệm vụ trong điều kiện mới; xây dựng mối quan hệ công tác giữa tỉnh và cấp xã. Nên đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã phải thay đổi tư duy quản trị và phương pháp quản trị; phương pháp quản trị phải sáng tạo, bằng công nghệ số… Có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu công việc trong thời kỳ mới”, tiến sĩ Phạm Thị Hoài Thu chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương.

Trước yêu cầu đổi mới này, đòi hỏi cán bộ cấp xã phải có đầy đủ năng lực trí tuệ và năng lực chuyên môn: “Đó là khả năng nhận thức, tiếp cận tri thức, khả năng nắm bắt, phân tích, đề xuất giải pháp trong hoạt động thực tiễn. Đó là tri thức, kỹ năng để hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn của người cán bộ, như: Trình độ kiến thức, kỹ năng; kinh nghiệm thực tiễn; ý thức trách nhiệm đảng viên; hoàn cảnh, điều kiện… Trong đó, trình độ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm thực tiễn có vai trò quan trọng hơn cả” - tiến sĩ Phạm Thị Hoài Thu nhấn mạnh.

Song song với đó là phẩm chất đạo đức phải đúng mực, nghiêm túc với công việc, nghề nghiệp, với đồng chí, đồng nghiệp, gia đình, bạn bè và quần chúng nhân dân; hành động, lời nói, việc làm có tính nêu gương. Những phẩm chất đạo đức tốt đẹp như trung, hiếu, dũng, liêm,… sẽ giúp người cán bộ củng cố, phát triển các phẩm chất chính trị như sự kiên định lập trường, tư tưởng, tính tiên phong gương mẫu của người cán bộ.

“Người cán bộ phải có phẩm chất đạo đức trong sáng, tiêu biểu cho cuộc đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí và được cán bộ, đảng viên và nhân dân tin cậy”, tiến sĩ Phạm Thị Hoài Thu nhấn mạnh.

Chủ trương sáp nhập tỉnh, xã, bỏ cấp huyện là một bước đi quan trọng trong công cuộc cải cách hành chính, giúp tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và đưa chính quyền đến gần dân hơn. Tuy nhiên, để chủ trương này thực sự phát huy hiệu quả, cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đặc biệt là trong việc nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ cấp xã. Khi quyền hạn và trách nhiệm của cấp xã được mở rộng, đội ngũ cán bộ không chỉ cần giỏi về chuyên môn mà còn phải có đạo đức nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm và tư duy đổi mới. Nếu làm tốt, đây sẽ là cơ hội để hệ thống hành chính vận hành hiệu quả hơn, phục vụ người dân tốt hơn và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương.
Quốc Huy
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Thanh Hóa

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

TRỰC TIẾP: Không khí cả nước trước đại lễ 30/4

TRỰC TIẾP: Không khí cả nước trước đại lễ 30/4

Trực tiếp không khí người dân cả nước trước thềm Lễ diễu binh, diễu hành cấp Nhà nước kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Chùm ảnh: Hà Nội ken đặc người, xe trước nghỉ lễ 30/4-1/5

Chùm ảnh: Hà Nội ken đặc người, xe trước nghỉ lễ 30/4-1/5

Chiều 29/4, nhiều con đường, bến xe tại thành phố Hà Nội ken cứng người và các phương tiện giao thông... về quê, đi du lịch nghỉ lễ 30/4 – 1/5.
Nghỉ lễ 30/4: Hà Nội tăng lượt xe, đảm bảo an toàn giao thông

Nghỉ lễ 30/4: Hà Nội tăng lượt xe, đảm bảo an toàn giao thông

Nhằm đảm bảo an toàn giao thông, nhu cầu đi lại của nhân dân dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Cảnh sát giao thông Hà Nội tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm giao thông.
Hướng dẫn thực hiện chế độ khi tinh gọn bộ máy

Hướng dẫn thực hiện chế độ khi tinh gọn bộ máy

Bộ Nội vụ ban hành công văn hướng dẫn việc thực hiện Nghị định 178, Nghị định 67 về chế độ đối với cán bộ trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy.
Xã hội hóa nguồn lực: Động lực xây dựng nông thôn mới

Xã hội hóa nguồn lực: Động lực xây dựng nông thôn mới

Khi ngân sách nhà nước còn hạn chế, nhiều địa phương đang đẩy mạnh xã hội hóa nguồn lực, huy động sức dân và doanh nghiệp cùng tham gia xây dựng nông thôn mới.

Tin cùng chuyên mục

Hơn 2,8 triệu lượt tìm kiếm về đại lễ 30/4

Hơn 2,8 triệu lượt tìm kiếm về đại lễ 30/4

Chỉ trong 4 tuần, hơn 2,8 triệu lượt tìm kiếm đã "đổ" về các chủ đề liên quan đến đại lễ, từ diễu binh, bắn pháo hoa, biểu tượng lịch sử đến Quốc kỳ, Quốc ca...
Hình ảnh ấn tượng diễu binh, diễu hành trước lễ 30/4

Hình ảnh ấn tượng diễu binh, diễu hành trước lễ 30/4

Từ 6h30 sáng 30/4, lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước sẽ chính thức bắt đầu.
Chuyển đổi số:

Chuyển đổi số: 'Cánh tay nối dài' văn hoá nông thôn

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số đã trở thành một “cánh tay nối dài” hữu hiệu, giúp cộng đồng lan toả những giá trị văn hoá nông thôn đặc trưng.
Gần 450 thị trưởng Pháp ngữ họp tại Huế bàn về di sản

Gần 450 thị trưởng Pháp ngữ họp tại Huế bàn về di sản

Gần 450 thị trưởng, quan chức Pháp ngữ họp tại Huế, thảo luận bảo tồn di sản, du lịch bền vững và ứng phó biến đổi khí hậu trong bối cảnh nhiều thách thức.
Kinh nghiệm săn vị trí

Kinh nghiệm săn vị trí 'vàng' xem diễu binh, diễu hành 30/4

Sáng mai, ngày 30/4/, tại TP. Hồ Chí Minh sẽ diễn ra Lễ diễu binh và diễu hành cấp quốc gia, kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Phó Thủ tướng lưu ý gì về kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông?

Phó Thủ tướng lưu ý gì về kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông?

Phó Thủ tướng Lê Thành Long lưu ý, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 có một số điểm mới, cần nhận thức, xác định rõ trong các văn bản chỉ đạo để có giải pháp sát hơn.
Ngành giáo dục đào tạo bước vào chặng đường mới

Ngành giáo dục đào tạo bước vào chặng đường mới

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, mở hướng mới cho ngành giáo dục.
Tiết kiệm năng lượng, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Tiết kiệm năng lượng, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Thời gian qua, Công ty CP Phân lân nung chảy Văn Điển đã triển khai nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Bộ Nội vụ thông tin về đề án sắp xếp 63 tỉnh, thành

Bộ Nội vụ thông tin về đề án sắp xếp 63 tỉnh, thành

Trong tháng 5, Bộ Nội vụ phải xử lý 63 đề án sắp xếp tỉnh, thành, hoàn thành đề án chung để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Thời tiết các miền trên cả nước trong dịp lễ 30/4-1/5

Thời tiết các miền trên cả nước trong dịp lễ 30/4-1/5

Dự báo thời tiết ngày 30/4-1/5, Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ khả năng có mưa rào và có dông. Ngày 2/5 mưa giảm, nhưng không có dấu hiệu của nắng nóng.
Dấu ấn tuổi trẻ trong hành trình đổi mới nông thôn

Dấu ấn tuổi trẻ trong hành trình đổi mới nông thôn

Bằng bàn tay, khối óc và trái tim nhiệt huyết, tuổi trẻ in đậm dấu ấn trên hành trình đổi mới nông thôn, vun đắp tương lai cho vùng đất còn nhiều gian khó.
Môn Lịch sử dẫn đầu lựa chọn của sĩ tử trong kỳ thi THPT năm 2025

Môn Lịch sử dẫn đầu lựa chọn của sĩ tử trong kỳ thi THPT năm 2025

Ngoài Toán và Ngữ văn là 2 môn thi bắt buộc, Lịch sử là môn lựa chọn được các thí sinh đăng ký nhiều nhất với gần 500.000 trong hơn 1,16 triệu thí sinh.
Bộ Tài chính tiếp tục sáp nhập các đơn vị trực thuộc

Bộ Tài chính tiếp tục sáp nhập các đơn vị trực thuộc

Nghị quyết của Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ Tài chính đã thông qua phương án tiếp tục sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Tài chính.
Chi tiết lịch trình diễu binh, diễu hành 30/4

Chi tiết lịch trình diễu binh, diễu hành 30/4

Sáng mai, ngày 30/4, tại TP. Hồ Chí Minh sẽ diễn ra Lễ diễu binh, diễu hành cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Hào khí 30/4: Nguồn lực tinh thần cho mọi cuộc đổi mới

Hào khí 30/4: Nguồn lực tinh thần cho mọi cuộc đổi mới

Hào khí 30/4 không chỉ làm nên chiến thắng lịch sử mà còn trở thành nguồn lực tinh thần mạnh mẽ, tiếp sức cho Việt Nam trong mọi cuộc đổi mới hôm nay.
Thời tiết hôm nay 29/4: Hà Nội lốc sét, gió giật mạnh

Thời tiết hôm nay 29/4: Hà Nội lốc sét, gió giật mạnh

Thời tiết hôm nay 29/4, Hà Nội nhiều mây, đêm có mưa rào, ngày có mưa vài nơi. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Thời tiết biển hôm nay 29/4/2025: Nam Biển Đông có lốc xoáy

Thời tiết biển hôm nay 29/4/2025: Nam Biển Đông có lốc xoáy

Dự báo thời tiết biển hôm nay 29/4/2025, gió trên các vùng biển có cường độ yếu. Khu vực Nam Biển Đông có mưa, dông, khả năng xảy ra lốc xoáy.
Mãn nhãn màn tổng duyệt 10.500 drone thắp sáng bầu trời TP. Hồ Chí Minh

Mãn nhãn màn tổng duyệt 10.500 drone thắp sáng bầu trời TP. Hồ Chí Minh

Tối 28/4, tại TP. Hồ Chí Minh, 10.500 drone - công nghệ trình diễn ánh sáng bằng máy bay không người lái thực hiện bay tổng duyệt chuẩn bị cho đại lễ 30/4.
Pháo thủ xe tăng 390 và hồi ức húc đổ cổng Dinh Độc Lập

Pháo thủ xe tăng 390 và hồi ức húc đổ cổng Dinh Độc Lập

Khoảnh khắc xe tăng 390 húc đổ cổng Dinh Độc Lập đối với pháo thủ Ngô Sỹ Nguyên là ký ức, dấu mốc không thể nào quên, dù 50 năm đã trôi qua.
Hải quân Việt Nam - Campuchia rút kinh nghiệm tuần tra chung

Hải quân Việt Nam - Campuchia rút kinh nghiệm tuần tra chung

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân Việt Nam và Hải quân Campuchia tổ chức Hội nghị rút kinh nghiệm tuần tra chung vùng nước lịch sử lần thứ 77, 78.
Mobile VerionPhiên bản di động