Sáp nhập tỉnh: ‘Tư tưởng không thông, vác bình tông cũng nặng’

Nhà báo Nguyễn Bắc Văn cho rằng, để hiện thực hóa chủ trương sáp nhập tỉnh, việc đầu tiên cần làm đó là thực hiện công tác tư tưởng để mọi người thông suốt.
Sáp nhập tỉnh cần quan tâm đến vấn đề gì? TS. Trịnh Lê Anh: Sáp nhập tỉnh xóa ranh giới hành chính, mở không gian phát triển du lịch Bài 3: Sáp nhập tỉnh, nâng tầm cấp xã tạo thế và lực mới

Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã cơ bản thống nhất chủ trương về đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình chính quyền địa phương 2 cấp; sáp nhập một số tỉnh, bỏ cấp huyện, tiếp tục sáp nhập cấp xã.

Nội dung này đang được lấy ý kiến các cấp ủy, ngành, địa phương để hoàn thiện đề án. Bộ Chính trị sẽ trình Hội nghị Trung ương lần thứ 11, dự kiến vào giữa tháng 4 năm nay. Chủ trương sắp xếp lại đơn vị hành chính các cấp lần này hướng tới mục tiêu lớn, với tầm nhìn chiến lược trăm năm.

Để hiểu rõ hơn về vấn đề trên, phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với nhà báo Nguyễn Bắc Văn, nguyên Trưởng Ban Xây dựng Đảng, Báo Nhân Dân.

Phát huy vai trò dẫn dắt của các vùng động lực

- Kết luận 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã nêu việc sáp nhập không chỉ dựa trên các yếu tố truyền thống như quy mô dân số và diện tích mà cần có nghiên cứu kỹ lưỡng về quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch địa phương, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và các ngành kinh tế. Một mục tiêu quan trọng được nhấn mạnh là việc sáp nhập phải hướng tới mở rộng không gian phát triển cho các địa phương và quốc gia. Ông đánh giá như thế nào về chủ trương sáp nhập tỉnh?

Nhà báo Nguyễn Bắc Văn: Chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, trong đó có sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, không tổ chức cấp huyện đang là vấn đề thời sự “nóng” nhất được cán bộ, đảng viên và nhân dân cả nước theo dõi từng ngày.

Việc tách nhập tỉnh, huyện xã, chúng ta đã làm, nhưng chưa quyết liệt, bây giờ phải “vừa chạy vừa xếp hàng”. Đó là đòi hỏi, yêu cầu trước giai đoạn mới, để đất nước vươn mình phát triển phồn thịnh và hùng cường.

Nhà báo Nguyễn Bắc Văn, nguyên Trưởng Ban Xây dựng Đảng, Báo Nhân Dân
Nhà báo Nguyễn Bắc Văn, nguyên Trưởng Ban Xây dựng Đảng, Báo Nhân Dân. Ảnh: Thanh Tuấn

Quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư nêu trong Kết luận số 127-KL/TW là mang tính đột phá và tầm nhìn chiến lược, để phát triển đất nước như Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đề ra, phấn đấu đến năm 2045, nước ta trở thành nước xã hội chủ nghĩa phát triển có thu nhập cao.

Đây cũng là khát vọng của toàn Đảng và toàn dân tộc. Muốn thế, chúng ta phải tìm cách khơi thông mọi nguồn lực. Việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã là nhằm mở rộng không gian, tạo mọi điều kiện cho các địa phương có thêm nhiều cơ hội để phát triển.

Chính vì vậy, việc thực hiện chủ trương này của Bộ Chính trị, Ban Bí thư phải được nghiên cứu kỹ lưỡng, ngay cả khi “vừa chạy vừa xếp hàng”, chứ không chỉ làm cho đúng tiến độ thời gian; phải dựa trên phương châm vừa khai thác tiềm năng, lợi thế của từng địa phương, vừa phát huy vai trò dẫn dắt của các vùng động lực, hành lang kinh tế, cực tăng trưởng, tạo mối liên kết nội vùng, liên kết vùng để nhân lên các nguồn lực cho phát triển.

Trong đó, không chỉ các nguồn lực về con người, về tài nguyên thiên nhiên mà cả các nguồn lực tinh thần như truyền thống lịch sử, văn hóa của các địa phương, vùng miền, bản sắc văn hóa của cộng đồng các dân tộc anh em trên mọi miền Tổ quốc. Đó còn là kết hợp hài hòa các địa phương có vị trí liền nhau hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển trong tổng thể của vùng và cả nước ở giai đoạn mới.

Tận dụng các nguồn lực

- Ngày 5/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã công bố các tiêu chí cụ thể về sáp nhập tỉnh bao gồm diện tích tự nhiên, quy mô dân số, tình hình phát triển kinh tế, đặc trưng văn hóa và khả năng bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau giữa các địa phương dự kiến sáp nhập. Vậy theo ông, việc sáp nhập tỉnh cần lưu ý những yếu tố nào?

Nhà báo Nguyễn Bắc Văn: Các tiêu chí cụ thể mà Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nêu là cơ sở rất quan trọng trong quá trình nghiên cứu để sáp nhập các đơn vị hành chính sao cho hợp lý.

Mỗi tiêu chí đều có ý nghĩa riêng và bổ trợ lẫn nhau, có mối quan hệ chặt chẽ; trong đó trước hết phải quan tâm đến diện tích tự nhiên, quy mô dân số, tình hình phát triển kinh tế.

Để có một địa phương sau sáp nhập thỏa mãn tất cả các tiêu chí này không dễ mà phải tính toán rất khoa học. Vì thế, có khi hai, ba tỉnh sáp nhập lại mới hội tụ đủ các tiêu chí đó, song cũng có một số tỉnh hiện nay đã sẵn có các tiêu chí ấy.

Giá bất động sản chỉ có thể tăng trưởng bền vững khi đi kèm với quy hoạch rõ ràng, định hướng phát triển kinh tế - xã hội. Ảnh minh họa
Chủ trương sắp xếp lại đơn vị hành chính các cấp lần này hướng tới mục tiêu lớn, với tầm nhìn chiến lược trăm năm. Ảnh minh họa

Các tỉnh miền núi thường có diện tích lớn, nhưng dân số lại thấp, tình hình phát triển kinh tế khó khăn, quy mô nhỏ; một số tỉnh đồng bằng, đô thị lớn, diện tích nhỏ, nhưng dân số đông, điều kiện phát triển kinh tế có lợi thế hơn nhiều.

Theo tôi, phương châm là làm sao sau khi sáp nhập các địa phương trong tỉnh mới phải hỗ trợ lẫn nhau, tận dụng các lợi thế về nguồn tài nguyên, nguồn lực con người và các nguồn lực khác.

Đội ngũ cán bộ là linh hồn

- Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà ngày 11/3 cũng nhấn mạnh, việc sắp xếp đơn vị hành chính không phải là giải pháp tình thế hay thay đổi ngắn hạn, mà là một bước đi chiến lược nhằm mở rộng không gian để phát triển ổn định trong hàng trăm năm tới. Như vậy việc sáp nhập tỉnh, không tổ chức cấp huyện, mở rộng chính quyền cấp xã là cần thiết, để việc thực hiện này được hiệu quả, ông có kiến nghị gì?

Nhà báo Nguyễn Bắc Văn: Có thể nói việc sáp nhập các đơn vị hành chính là một cuộc cách mạng lớn, phức tạp với khối lượng công việc khổng lồ, nhất là chủ trương này lại được triển khai trong khi toàn Đảng ta đang trong giai đoạn “nước rút” để hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ Đại hội XIII của Đảng đã đề ra; chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XIV của Đảng, dự kiến diễn ra vào đầu năm 2026.

Có rất nhiều thứ áp lực lên tư tưởng, hành động của các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên, đặc biệt là người đứng đầu. “Vừa chạy vừa xếp hàng”, nhưng tuyệt đối không được nóng vội. Nóng vội là dễ sẩy chân, dễ vấp ngã và thất bại.

Để hiện thực hóa chủ trương đúng đắn này, việc đầu tiên cần làm đó là thực hiện công tác tư tưởng để mọi người thông suốt. “Tư tưởng không thông, vác bình tông cũng nặng”, dân gian đã nói như vậy.

Một việc rất quan trọng nữa là các cơ quan chức năng phải nghiên cứu thật kỹ lưỡng, khoa học, lắng nghe ý kiến của các nhà nghiên cứu, của nhân dân để tham mưu cho Đảng, Nhà nước việc sáp nhập địa phương nào với địa phương nào để khơi thông được các nguồn lực của địa phương sau sáp nhập.

Nếu việc này làm không tốt sẽ rất khó khăn cho địa phương sau sáp nhập, gây nên tình trạng “ông chẳng bà chuộc” thì rất phức tạp. Tâm tư hiện nay là thời gian gấp rút do đó quá trình thực hiện những công việc này khó đảm bảo chất lượng. Đây là một bài toán tưởng chừng đơn giản nhưng thực tế lại rất phức tạp.

Đối với mỗi tổ chức bộ máy, linh hồn là đội ngũ cán bộ. Do sáp nhập chỉ còn khoảng 50% số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; giảm đến 80% số xã, không tổ chức cấp huyện có đến hàng trăm nghìn cán bộ dôi dư.

Về lý thuyết, đây là cơ hội vàng để các cấp ủy thoải mái lựa chọn giữ lại những cán bộ đủ đức tài, điều kiện, đáp ứng công việc khi bộ máy tổ chức mới đi vào hoạt động với những yêu cầu của giai đoạn phát triển mới.

Tuy nhiên, thực tế triển khai gặp không ít khó khăn và có thể nói, đây là việc khó nhất, trong mọi việc khó khi thực hiện chủ trương này. Vậy phải có một quy trình chặt chẽ, khoa học, các cơ quan tham mưu cho cấp ủy nhiệm vụ này phải làm thận trọng, chắc chắn, phải dân chủ thật sự, phải công tâm, công khai, khách quan đối với từng trường hợp, để người ở lại tiếp tục công tác thấy rõ trách nhiệm của mình mà tiếp tục phấn đấu và cống hiến; người có tên trong danh sách dôi dư cũng thoải mái và chấp hành tốt chủ trương tinh giản.

Đồng thời phải thường xuyên có sự giám sát của các cơ quan chức năng, của cấp ủy cấp trên và kịp thời xác minh, giải quyết những bất cập, nảy sinh phức tạp trong quá trình lựa chọn cán bộ tiếp tục công tác.

Đây là thời điểm phải thực hiện thật nghiêm Quy định 114-QĐ/TW, ngày 11/7/2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực và chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ. Mặt khác phải có chính sách hợp lý đối với cán bộ dôi dư.

Công việc dù khó, nhạy cảm và phức tạp, nhưng tất cả cán bộ, đảng viên đều chung sức đồng lòng vì chủ trương chung của Đảng, vì nhân dân, vì lợi ích của dân tộc thì tôi tin rằng nhiệm vụ nặng nề này sẽ thành công.

Xin cảm ơn ông!

Ngày 28/2, Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành Kết luận 127-KL/TW, giao Đảng ủy Chính phủ phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Đảng ủy Quốc hội, Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể trung ương và cơ quan liên quan chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng đề án, tờ trình Bộ Chính trị về sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện; tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã.

Ngày 11/3, Đảng ủy Chính phủ thống nhất trình cấp có thẩm quyền phương án sáp nhập, giảm 50% đơn vị hành chính cấp tỉnh và giảm 60-70% đơn vị cấp cơ sở so với hiện nay.

Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, quan điểm cốt lõi khi thực hiện việc sắp xếp bộ máy không chỉ đơn thuần là tinh gọn các đầu mối mà phải hướng tới mục tiêu lớn hơn là mở rộng không gian phát triển, tạo nền tảng, sức bật cho đất nước trong kỷ nguyên mới, đồng thời đảm bảo tính ổn định lâu dài của hệ thống, tổ chức. Đây không phải là một sự thay đổi ngắn hạn vài chục năm, mà phải có tầm nhìn chiến lược trăm năm, thậm chí vài trăm năm.

Thanh Bình
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Sáp nhập tỉnh

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Việt Nam - Bỉ trao đổi Biên bản ghi nhớ xúc tiến thương mại

Việt Nam - Bỉ trao đổi Biên bản ghi nhớ xúc tiến thương mại

Việc trao đổi Biên bản ghi nhớ giữa cơ quan xúc tiến thương mại Việt Nam - Bỉ đánh dấu một cột mốc quan trọng trong việc xây dựng cơ chế hợp tác bền vững.
John Cockerill và The Green Solutions ký hợp tác trong năng lượng xanh

John Cockerill và The Green Solutions ký hợp tác trong năng lượng xanh

Chiều 1/4, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long đã tham dự Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) giữa Tập đoàn John Cockerill và Công ty The Green Solutions.
Tin Công Thương 1/4: Tính đường dài cho xuất khẩu rau, quả

Tin Công Thương 1/4: Tính đường dài cho xuất khẩu rau, quả

Ngày 1/4, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Chọn KOL cho sự kiện: Hút khách hay chiêu trò ‘câu view’?

Chọn KOL cho sự kiện: Hút khách hay chiêu trò ‘câu view’?

Khi chọn những KOL cho sự kiện nổi lên nhờ chiêu trò thay vì chất lượng nội dung, sự kiện dễ biến thành công cụ ‘câu view’, tác động xấu đến giới trẻ...
Công trình trọng điểm: Cần đánh giá rủi ro động đất và sóng thần

Công trình trọng điểm: Cần đánh giá rủi ro động đất và sóng thần

Theo GS Trần Tuấn Anh, những công trình quan trọng như điện hạt nhân, đường sắt tốc độ cao, thủy điện,… cần có khảo sát đặc biệt về động đất và sóng thần.

Tin cùng chuyên mục

Petrovietnam ký hợp đồng chia sản phẩm dầu khí với nhà thầu Nhật Bản

Petrovietnam ký hợp đồng chia sản phẩm dầu khí với nhà thầu Nhật Bản

Chiều 31/3, Petrovietnam cùng tổ hợp nhà thầu Japan Vietnam Petroleum Company Limited đã ký kết hợp đồng chia sản phẩm dầu khí Lô 15-2, bể Cửu Long.
Tin Công Thương 31/3: Thiếu cơ chế cho điện rác; xuất khẩu cà phê hướng tới 8 tỷ USD

Tin Công Thương 31/3: Thiếu cơ chế cho điện rác; xuất khẩu cà phê hướng tới 8 tỷ USD

Ngày 31/3, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Danh tiếng Phạm Thoại không thể sống bằng sự mập mờ

Danh tiếng Phạm Thoại không thể sống bằng sự mập mờ

Phạm Thoại không thể im lặng mãi. Từ thiện không miễn trừ trách nhiệm. Khi lòng tốt bị lạm dụng, hậu quả là niềm tin đổ vỡ.
Đừng để trường nội trú trở thành

Đừng để trường nội trú trở thành 'vết đen' của ngành giáo dục Thanh Hóa

Đã đến lúc chấm dứt sai phạm tại các trường dân tộc nội trú tại Thanh Hóa, đừng để những ngôi trường này trở thành 'vết đen' của ngành giáo dục địa phương.
Dấu ấn nhiệm kỳ của Chi bộ Cơ quan chuyên trách Đảng- Đoàn thể Bộ Công Thương

Dấu ấn nhiệm kỳ của Chi bộ Cơ quan chuyên trách Đảng- Đoàn thể Bộ Công Thương

Chi bộ Cơ quan chuyên trách Đảng - Đoàn thể nhiệm kỳ 2022-2025 đã chung sức, đồng lòng, đoàn kết, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ với nhiều dấu ấn.
Giao xe cho con khi chưa đủ tuổi: Thương sai, hại lớn

Giao xe cho con khi chưa đủ tuổi: Thương sai, hại lớn

Giao xe cho con khi chưa đủ tuổi là đang đặt con vào những tình huống dễ gây tai nạn giao thông, còn cha mẹ thì vướng vòng lao lý vì vi phạm pháp luật.
Đại hội Chi bộ Cơ quan chuyên trách Đảng - Đoàn thể Bộ Công Thương

Đại hội Chi bộ Cơ quan chuyên trách Đảng - Đoàn thể Bộ Công Thương

Chiều 31/3, tại Hà Nội, Cơ quan chuyên trách Đảng - Đoàn thể Bộ Công Thương đã tổ chức Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025-2027.
Đại hội Đảng bộ Cục Xúc tiến thương mại nhiệm kỳ 2025 - 2030

Đại hội Đảng bộ Cục Xúc tiến thương mại nhiệm kỳ 2025 - 2030

Sáng ngày 31/3, Đảng bộ Cục Xúc tiến thương mại tổ chức Đại hội Đảng bộ Cục Xúc tiến thương mại lần thứ IV nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị Brazil tăng cường hợp tác về công nghiệp và năng lượng

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị Brazil tăng cường hợp tác về công nghiệp và năng lượng

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, Việt Nam đang trong quá trình chuyển dịch năng lượng mạnh mẽ, nên cơ hội hợp tác với Brazil trong lĩnh vực này là rất lớn.
Pháo, ViruSs và cuộc chơi

Pháo, ViruSs và cuộc chơi 'truyền thông bẩn' qua 'Sự nghiệp chướng'

“Sự nghiệp chướng” đã phơi bày chiến lược 'truyền thông bẩn' ẩn chứa trong mối quan hệ giữa Pháo và ViruSs khi dẫn dắt giới trẻ đến vụ livestream đấu tố.
3 chi bộ thuộc Đảng bộ Báo Công Thương tổ chức thành công đại hội

3 chi bộ thuộc Đảng bộ Báo Công Thương tổ chức thành công đại hội

Trong ngày 27-28/3, với tinh thần làm việc dân chủ, nghiêm túc, các chi bộ trực thuộc Đảng bộ Báo Công Thương đã tổ chức thành công Đại hội nhiệm kỳ 2025-2027.
Tổng Biên tập Nguyễn Văn Minh: Que diêm và ngọn lửa trên tay sinh viên báo chí

Tổng Biên tập Nguyễn Văn Minh: Que diêm và ngọn lửa trên tay sinh viên báo chí

Ngày 28/3, tại trụ sở Báo Công Thương, Tổng Biên tập Nguyễn Văn Minh đã có cuộc gặp gỡ nhóm sinh viên thực tập xung quanh chuyện que diêm và ngọn lửa nghề báo.
Kẻ vạch, thu tiền, báo lỗ: Khó thế cũng làm được!

Kẻ vạch, thu tiền, báo lỗ: Khó thế cũng làm được!

Lòng đường có sẵn, chỉ kẻ vạch, xe vào là thu tiền, nhưng sau 4 năm báo lỗ tới 2,2 tỷ đồng. Nghịch lý kinh tế tưởng đùa ấy đang diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh.
Tin Công Thương 28/3: Đề xuất giảm thuế nhập khẩu ô tô; điều chỉnh tăng - giảm giá điện

Tin Công Thương 28/3: Đề xuất giảm thuế nhập khẩu ô tô; điều chỉnh tăng - giảm giá điện

Ngày 28/3, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo những việc cần làm ngay của dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo những việc cần làm ngay của dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Tại cuộc họp giao ban về dự án đường dây 500kV Lào Cai-Vĩnh Yên, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã đưa ra nhiều chỉ đạo tháo gỡ khó khăn cho dự án.
Tin Công Thương 27/3: Mở rộng thị trường xuất khẩu thép

Tin Công Thương 27/3: Mở rộng thị trường xuất khẩu thép

Ngày 27/3, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Vụ Dầu khí và Than tổ chức Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025-2027

Vụ Dầu khí và Than tổ chức Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025-2027

Đại hội Chi bộ Vụ Dầu khí và Than nhiệm kỳ 2025 - 2027 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của đơn vị.
Cảnh giác trước luận điệu xuyên tạc về chủ nghĩa cộng sản qua kinh tế tư nhân

Cảnh giác trước luận điệu xuyên tạc về chủ nghĩa cộng sản qua kinh tế tư nhân

Vừa qua, một số trang mạng nước ngoài bằng tiếng Việt đã có bài viết công kích suy diễn sai trái về bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm về kinh tế tư nhân.
Tin Công Thương 26/3: Kiểm tra kinh doanh xuất khẩu gạo, FTA gia tăng lợi thế cho xuất khẩu

Tin Công Thương 26/3: Kiểm tra kinh doanh xuất khẩu gạo, FTA gia tăng lợi thế cho xuất khẩu

Ngày 26/3, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
“Bình dân học vụ số”: Truyền cảm hứng cho cả đất nước

“Bình dân học vụ số”: Truyền cảm hứng cho cả đất nước

Từ “Bình dân học vụ” của 80 năm trước, phong trào “Bình dân học vụ số” được kỳ vọng là cầu nối giữa hiện tại với tương lai và xây dựng xã hội học tập suốt đời.
Mobile VerionPhiên bản di động