Sáp nhập tỉnh - bước đi chiến lược thúc đẩy phát triển kinh tế vùng

Sáp nhập tỉnh không chỉ tinh gọn bộ máy hành chính mà còn tạo điều kiện thuận lợi để liên kết vùng phát triển, gia tăng giá trị kinh tế.
Sẽ có nghị quyết mới về sáp nhập tỉnh trước ngày 15/4 Khu vực nào của Phú Thọ đang sốt đất trước tin đồn sáp nhập tỉnh? Sáp nhập tỉnh là bước ngoặt phát triển mới cho vùng miền

Tối ưu nguồn lực và chuỗi giá trị

Việt Nam có địa hình trải dài với nhiều tiểu vùng kinh tế khác nhau, mỗi khu vực có những thế mạnh và hạn chế riêng. Vì thế, để mở rộng không gian phát triển, phát huy lợi thế vùng cũng như đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới, bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả thì việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, sáp nhập tỉnh là việc làm cần thiết.

Sáp nhập tỉnh không chỉ đơn thuần là tinh giản bộ máy hành chính mà còn nhằm mục tiêu lớn hơn: tái cơ cấu không gian phát triển, tăng cường liên kết vùng và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực theo quy hoạch tổng thể quốc gia.

Từng có những chuyến đi và làm việc tới 63 tỉnh thành của cả nước, bà Nguyễn Thị Phượng, Nguyên Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) hiểu khá rõ về những khó khăn của sự phát triển manh mún, nhỏ lẻ trong sản xuất nông nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế nói chung tại nhiều địa bàn. Vì thế, bà Phượng cho rằng, lợi ích mà việc sáp nhập tỉnh, tạo liên kết vùng để thúc đẩy phát triển kinh tế là rất lớn. Điều này giúp việc hoạch định chiến lược phát triển sẽ có quy mô lớn hơn và hiệu quả hơn. Các vùng kinh tế không còn bị phân tán nhỏ lẻ, mà sẽ được quy hoạch tập trung dựa trên những lợi thế sẵn có.

Sáp nhập tỉnh - bước đi chiến lược thúc đẩy phát triển kinh tế vùng
Sáp nhập tỉnh - Bước đi chiến lược thúc đẩy phát triển kinh tế vùng. Ảnh minh họa

Đơn cử như Đồng bằng sông Cửu Long sẽ hướng tập trung vào phát triển nông nghiệp bền vững, sản xuất lúa gạo, thủy sản và chế biến thực phẩm. Vùng Tây Nguyên sẽ đẩy mạnh nông nghiệp công nghệ cao, phát triển cây công nghiệp dài ngày như cà phê, hồ tiêu và khai thác du lịch sinh thái. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với lợi thế công nghệ và hạ tầng logistic sẽ đảm nhiệm khâu chế biến, xuất khẩu. Còn với khu vực duyên hải miền Trung, sẽ tập trung khai thác lợi thế về kinh tế biển, cảng biển nước sâu và du lịch.

“Nhờ vào việc sáp nhập, các tỉnh trong cùng một vùng sẽ có thể phối hợp chặt chẽ hơn trong việc xây dựng và thực hiện các chính sách kinh tế, tránh tình trạng mạnh ai nấy làm hoặc cạnh tranh không lành mạnh” - bà Phượng nêu quan điểm.

Chìa khóa thu hút đầu tư và tăng trưởng

Sáp nhập tỉnh - bước đi chiến lược thúc đẩy phát triển kinh tế vùng
Bà Nguyễn Thị Phượng, Nguyên Phó Tổng giám đốc Agribank: Tôi đánh giá rất cao chủ trương sáp nhập các tỉnh vì lợi ích của đất nước, làm tiền đề thúc đẩy liên kết vùng

Nhìn từ góc độ liên kết vùng khi sáp nhập tỉnh, bà Phượng cho rằng, điều này còn giúp đồng bộ hóa quy hoạch hạ tầng và thu hút đầu tư. Đó là khi các vùng liên kết chặt chẽ, các doanh nghiệp và nhà đầu tư sẽ có niềm tin hơn vào sự ổn định và tiềm năng phát triển của khu vực. Chính quyền các địa phương có thể phối hợp xây dựng chính sách ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi về hạ tầng và thủ tục pháp lý nhằm thu hút dòng vốn đầu tư vào các lĩnh vực trọng điểm như nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất xanh. Đặc biệt, trong đầu tư nuôi trồng, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hữu cơ, thích ứng với biến đổi khí hậu thì liên kết vùng càng là yêu cầu quan trọng.

Theo bà Nguyễn Thị Phượng, việc liên kết các địa phương giúp hình thành các vùng chuyên canh quy mô lớn, tập trung áp dụng công nghệ cao để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Đồng thời, cũng sẽ giúp thu hút đầu tư nước ngoài dễ dàng hơn, vì các doanh nghiệp luôn muốn đầu tư vào những vùng có hệ thống hạ tầng tốt và môi trường kinh doanh ổn định.

Với kinh nghiệm của người đã công tác hơn 30 năm trong lĩnh vực ngân hàng, bà Nguyễn Thị Phượng chia sẻ thêm về những tác động của chính sách tín dụng đối với phát triển kinh tế vùng sau sáp nhập tỉnh.

20 ngân hàng điều chỉnh giảm lãi suất huy động.
Sáp nhập tỉnh các gói tín dụng có thể được triển khai trên quy mô lớn. Ảnh: Duy Minh

Theo đó, một trong những yếu tố quan trọng giúp thực hiện thành công chiến lược phát triển vùng chính là hệ thống tài chính - tín dụng. Ngành ngân hàng có thể hỗ trợ phát triển kinh tế vùng bằng các chương trình tín dụng phù hợp.

Thứ nhất, xét ở góc độ đầu tư vốn tín dụng của ngân hàng thì liên kết vùng sẽ giảm thiểu rủi ro khi các tỉnh có thế mạnh về nông nghiệp sáp nhập, các gói tín dụng có thể được triển khai trên quy mô lớn hơn, giúp các hợp tác xã và doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn. Vùng sản xuất được mở rộng, tạo ra nguồn cung ổn định và đủ lớn. Điều này giúp giảm nguy cơ thiếu hụt nguyên liệu hoặc mất cân đối cung cầu, đồng thời nâng cao khả năng đàm phán với đối tác và thị trường tiêu thụ.

Thứ hai, với tín dụng phát triển hạ tầng, việc liên kết vùng giúp đồng bộ hóa hạ tầng giao thông, điện, nước, kho bãi, hệ thống logistics… Nhờ đó, chi phí vận chuyển, lưu kho và phân phối được giảm thiểu, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động. Các ngân hàng có thể cấp vốn cho các dự án giao thông trọng điểm liên tỉnh, giúp giảm gánh nặng ngân sách nhà nước.

Thứ ba, là tín dụng cho doanh nghiệp khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, khi các tỉnh hợp nhất, các trung tâm khởi nghiệp có thể hình thành với quy mô lớn hơn, tận dụng chính sách tín dụng để thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển công nghệ. Đồng thời tạo động lực cho các ngành công nghiệp phụ trợ (sản xuất giống, chế biến nông sản, dịch vụ nông nghiệp…) phát triển mạnh hơn, giúp giảm sự phụ thuộc vào một hoặc 1 số nguồn cung, hạn chế rủi ro ảnh hưởng đến sản xuất.

“Nhờ vào việc phối hợp giữa chính sách quy hoạch và chính sách tín dụng, liên kết vùng sau sáp nhập tỉnh sẽ có nền tảng tài chính vững chắc để phát triển. Các yếu tố trên sẽ giảm bớt rủi ro trong đầu tư vốn của ngân hàng” - bà Phượng nhấn mạnh.

Sáp nhập tỉnh không chỉ giúp giảm bộ máy hành chính mà quan trọng hơn là định hình lại chiến lược phát triển kinh tế vùng trong một tổng thể liên kết chặt chẽ. Khi các địa phương hợp nhất, sẽ tạo ra những trung tâm kinh tế mạnh hơn, khai thác tối đa tiềm năng vùng miền, thu hút đầu tư tốt hơn và tối ưu hóa việc sử dụng nguồn lực. Chính sách tín dụng từ ngành ngân hàng cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình này, giúp các vùng phát triển bền vững thông qua hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp, hạ tầng và sản xuất. Và việc sáp nhập tỉnh không chỉ giúp cải thiện hiệu quả quản lý mà còn là chìa khóa để Việt Nam phát triển kinh tế bền vững trong dài hạn.

Ở góc độ cá nhân, bà Nguyễn Thị Phượng, Nguyên Phó Tổng giám đốc Agribank bày tỏ: Tôi đánh giá rất cao chủ trương sáp nhập các tỉnh vì lợi ích của đất nước, làm tiền đề thúc đẩy liên kết vùng. Đây sẽ là quá trình hết sức quan trọng, đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế tại Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, thích ứng biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.
Và để đạt hiệu quả cao trong quá trình sáp nhập, tạo nên sức mạnh liên kết vùng thì cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền các địa phương, doanh nghiệp và người dân, với những hành động quyết liệt, trách nhiệm và cả sự dũng cảm, hy sinh nhằm tạo sự đồng thuận từ trên xuống dưới để xây dựng chiến lược phát triển hợp lý, bền vững và mang lại lợi ích lâu dài cho đất nước.

Thuỳ Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Sáp nhập tỉnh

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì xây dựng Đề án về phát triển công nghiệp đường sắt

Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì xây dựng Đề án về phát triển công nghiệp đường sắt

Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì xây dựng Đề án về phát triển công nghiệp đường sắt.
Bộ, ngành gợi mở hướng phát triển để Sơn La bứt phá

Bộ, ngành gợi mở hướng phát triển để Sơn La bứt phá

16 ý kiến góp ý, đề xuất đã được các bộ, ngành; các Cục, Vụ trong Bộ Công Thương đưa ra, gợi mở hướng phát triển để tỉnh Sơn La bứt phá, vươn lên.
Ban hành văn bản quy phạm pháp luật: Bổ sung thẩm quyền cấp xã

Ban hành văn bản quy phạm pháp luật: Bổ sung thẩm quyền cấp xã

Bỏ thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện thay thế bằng cấp xã.
Kinh tế xã hội 50 năm: Góc nhìn học thuật và thực tiễn

Kinh tế xã hội 50 năm: Góc nhìn học thuật và thực tiễn

Hội thảo khoa học quốc gia “50 năm phát triển kinh tế xã hội Việt Nam” góp phần tổng kết lý luận, thực tiễn xây dựng đất nước và định hướng phát triển bền vững.
Mùa xuân lịch sử 50 năm trước trên Báo Công Thương

Mùa xuân lịch sử 50 năm trước trên Báo Công Thương

Trong suốt hành trình 80 năm dựng xây và phát triển, Báo Công Thương đã khắc họa sinh động, chân thực, đầy tự hào những dấu ấn lịch sử ngày thống nhất đất nước.

Tin cùng chuyên mục

Bỏ hoàn toàn thanh tra bộ, tổng cục, sở, huyện

Bỏ hoàn toàn thanh tra bộ, tổng cục, sở, huyện

Lược bỏ hoàn toàn quy định về thanh tra Bộ, thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ, cơ quan thanh tra ở cơ quan thuộc Chính phủ, Thanh tra sở, Thanh tra huyện...
Trung tướng Nguyễn Hồng Thái giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng

Trung tướng Nguyễn Hồng Thái giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng

Thủ tướng quyết định bổ nhiệm Trung tướng Nguyễn Hồng Thái, Tư lệnh Quân khu 1, giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình kỳ vọng công nhân dẫn đầu kỷ nguyên số

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình kỳ vọng công nhân dẫn đầu kỷ nguyên số

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình kỳ vọng công nhân Việt Nam đổi mới, học tập, làm chủ công nghệ, trở thành "chiến sĩ tiên phong” trong kỷ nguyên số.
Các trường hợp nào sẽ được miễn, giảm tiền sử dụng đất?

Các trường hợp nào sẽ được miễn, giảm tiền sử dụng đất?

Sáng 26/4/2025, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về các trường hợp khác được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.
Đề xuất hỗ trợ 5.000 tỷ đồng tăng vốn cho Ngân hàng Hợp tác xã

Đề xuất hỗ trợ 5.000 tỷ đồng tăng vốn cho Ngân hàng Hợp tác xã

Chính phủ đề xuất mức vốn Nhà nước hỗ trợ để tăng vốn điều lệ cho Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam là 5.000 tỷ đồng.
Chủ tịch nước Lương Cường kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Lào

Chủ tịch nước Lương Cường kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Lào

Chủ tịch nước Lương Cường và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Lào.
Cục Xuất nhập khẩu tổ chức hội nghị đánh giá công tác xuất xứ hàng hóa

Cục Xuất nhập khẩu tổ chức hội nghị đánh giá công tác xuất xứ hàng hóa

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) vừa tổ chức hội nghị đánh giá công tác xuất xứ hàng hóa trong quý I/2025 và định hướng trong thời gian tới.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư quyết định nhân sự chủ chốt cấp tỉnh sau sáp nhập

Bộ Chính trị, Ban Bí thư quyết định nhân sự chủ chốt cấp tỉnh sau sáp nhập

Bộ Chính trị, Ban Bí thư sẽ chỉ định bí thư, phó bí thư và nhân sự chủ chốt cấp tỉnh sau sáp nhập, bảo đảm tính ổn định, thống nhất và hiệu quả tổ chức bộ máy.
Sáp nhập Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình: Bài cuối- Gắn kết bản sắc, khơi dậy lòng dân

Sáp nhập Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình: Bài cuối- Gắn kết bản sắc, khơi dậy lòng dân

Sáp nhập Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình mở ra không gian văn hóa - kinh tế liên vùng, khơi dậy bản sắc, tạo nền tảng phát triển bền vững từ lòng dân.
Việt Nam - Lào đặt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại lên 5 tỷ USD

Việt Nam - Lào đặt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại lên 5 tỷ USD

Việt Nam - Lào thống nhất mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 5 tỷ USD trong những năm tới, với kế hoạch tăng trưởng từ 10-15% trong năm 2025.
Sẽ hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non, học sinh dân lập, tư thục

Sẽ hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non, học sinh dân lập, tư thục

Nhà nước sẽ hỗ trợ học phí đối với cả trẻ em mầm non, học sinh phổ thông tại cơ sở giáo dục dân lập, tư thục để đảm bảo quyền tiếp cận giáo dục...
Chủ tịch Quốc hội Lào mong muốn Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm tinh gọn bộ máy

Chủ tịch Quốc hội Lào mong muốn Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm tinh gọn bộ máy

Chủ tịch Quốc hội Lào mong muốn Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm cải cách, tinh gọn bộ máy, cùng quyết tâm xây dựng hệ thống chính trị hiện đại, linh hoạt.
Mở rộng phạm vi miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa

Mở rộng phạm vi miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo hướng sẽ mở rộng phạm vi miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu.
Thiếu tướng Võ Tiến Nghị làm Phó Tư lệnh Bộ đội Biên phòng

Thiếu tướng Võ Tiến Nghị làm Phó Tư lệnh Bộ đội Biên phòng

Thiếu tướng Võ Tiến Nghị, Cục trưởng Cục Trinh sát, Bộ đội Biên phòng vừa được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm giữ chức Phó Tư lệnh Bộ đội Biên phòng.
Chùm ảnh: Đảng bộ Báo Công Thương và dấu ấn nhiệm kỳ 2020-2025

Chùm ảnh: Đảng bộ Báo Công Thương và dấu ấn nhiệm kỳ 2020-2025

Đảng bộ Báo Công Thương đã nỗ lực, không ngừng đoàn kết, hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị được giao, góp phần vào thành công chung của ngành Công Thương.
Công an Thanh Hóa thông tin mới nhất về vụ sản xuất 21 loại thuốc giả

Công an Thanh Hóa thông tin mới nhất về vụ sản xuất 21 loại thuốc giả

Công an Thanh Hóa cho biết, từ khâu mua nguyên liệu đến khâu sản xuất và bán thuốc giả đều trên không gian mạng nên gây khó khăn cho cơ quan chức năng.
Tạo đột phá nâng cao hiệu quả hợp tác thương mại Việt Nam - Lào

Tạo đột phá nâng cao hiệu quả hợp tác thương mại Việt Nam - Lào

Hai nhà lãnh đạo Việt Nam - Lào cùng bày tỏ quan điểm cần cách thức đột phá nâng cao hiệu quả hợp tác, trong đó có lĩnh vực thương mại song phương.
Tổng Bí thư: Hoan nghênh EU chú trọng hợp tác với Việt Nam trong chuyển đổi số, năng lượng tái tạo

Tổng Bí thư: Hoan nghênh EU chú trọng hợp tác với Việt Nam trong chuyển đổi số, năng lượng tái tạo

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, Liên minh châu Âu (EU) là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.
Chủ tịch Quốc hội: Sửa luật phải tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp phát triển

Chủ tịch Quốc hội: Sửa luật phải tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp phát triển

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chỉ rõ, việc sửa Luật Doanh nghiệp lần này với tinh thần tạo thuận lợi tối đa cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Tổng Bí thư: Việt Nam - Philippines  phấn đấu kim ngạch thương mại 10 tỷ USD

Tổng Bí thư: Việt Nam - Philippines phấn đấu kim ngạch thương mại 10 tỷ USD

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, Việt Nam - Philippines cần đẩy mạnh kết nối, phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương sớm đạt 10 tỷ USD.
Mobile VerionPhiên bản di động