Thứ tư 16/04/2025 20:25

Sắp diễn ra tọa đàm 'Nâng tầm giá trị Thương hiệu Quốc gia trong 'sân chơi' thương mại toàn cầu'

14h30 ngày 27/9, tại trụ sở Hà Nội, Báo Công Thương sẽ tổ chức toạ đàm Nâng tầm giá trị Thương hiệu Quốc gia Việt Nam trong 'sân chơi' thương mại toàn cầu.

Trong những năm qua, Việt Nam không chỉ được thế giới đánh giá là điểm sáng trong bức tranh phục hồi mà còn trong xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia. Theo đánh giá của Tổ chức tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới – Brand Finance, thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 102% trong giai đoạn từ năm 2019-2023. Giá trị thương hiệu quốc gianăm 2023 đạt 498,13 tỷ USD, tăng 15,6% so với năm 2022 và liên tục tăng trưởng 2 con số trong 5 năm qua, xếp thứ 33 trong Top 121 thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới được xếp hạng. Đặc biệt, nhiều thương hiệu hàng đầu của Việt Nam đã dần bắt nhịp với xu thế toàn cầu.

14h30 ngày 26/9, tại trụ sở Hà Nội, Báo Công Thương sẽ tổ chức toạ đàm "Nâng tầm giá trị Thương hiệu Quốc gia Việt Nam trong “sân chơi” thương mại toàn cầu"

Đây là kết quả nỗ lực của hơn 20 năm qua từ chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng, sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sâu sát của Chính phủ, cũng như sự nỗ lực của Bộ Công Thương và của các hiệp hội, ngành hàng, doanh nghiệp trong việc thúc đẩy hoạt động kinh tế, chính trị, ngoại giao, văn hóa, xã hội, góp phần tạo ra uy tín cũng như vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế theo đúng định hướng về Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam tại Quyết định số 253/2003/QĐ-TTg ngày 25/11/2003 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Xây dựng và định vị Thương hiệu Quốc gia là con đường tất yếu trong hành trình phát triển bền vững của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hiện nay số lượng doanh nghiệp Việt đạt danh hiệu này còn khiêm tốn, thậm chí mờ nhạt và nhiều sản phẩm Việt vẫn loay hoay câu hỏi: Làm cách nào để sản phẩm được định vị, đặt tên trong “sân chơi” thương mại toàn cầu.

Để xây dựng được những Thương hiệu Quốc gia tầm cỡ trên thị trường quốc tế, nhiều ý kiến cho rằng, cần nội lực đủ mạnh với sự phối kết hợp tổng thể từ trung ướng đến địa phương, từ cơ chế chính sách đến sự nỗ lực của chính bản thân các doanh nghiệp. Và đặc biệt, muốn chinh phục được thị trường quốc tế, hàng Việt phải được “điểm mặt chỉ tên” ngay tại “sân nhà”.

Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chiều 27/9, Báo Công Thương tổ chức Chương trình Chính sách và Đối thoại với chủ đề: “Nâng tầm giá trị Thương hiệu Quốc gia Việt Nam trong “sân chơi” thương mại toàn cầu”.

Các khách mời tham dự chương trình:

-Ông Tạ Mạnh Cường - Trưởng phòng Phòng Phát triển năng lực xúc tiến thương mại - Cục XTTM - Bộ Công Thương

-Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh

-Bà Đinh Hoài Giang - Tổng giám đốc Công ty CP Vật liệu xây dựng Secoin

-Bà Đặng Thị Thanh Phương - Tham tán thương mại Việt Nam tại CHLB Đức

Chương trình toạ đàm sẽ được phát trực tiếp trên các nền tảng congthuong.vn, Youtube, Facebook.

Đỗ Nga
Bài viết cùng chủ đề: Thương hiệu quốc gia

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Thương hiệu quốc gia là tài sản chiến lược trong tiến trình hội nhập

Doanh nghiệp thương hiệu quốc gia phải tiên phong, làm chủ công nghệ

Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn

Beauty Summit 2025: Cơ hội xúc tiến thương mại ngành làm đẹp

Đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc sản phẩm để chống hàng giả

Lazada hỗ trợ nhà bán hàng chuyển đổi số bằng AI

Bộ Công Thương sẽ ký 4 thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc

Bỏ phố, lên sàn: Bước ngoặt của các cửa hàng bán lẻ

Kinh tế quý I/2025: Khi địa phương vẽ lại bản đồ tăng trưởng

Quảng bá sản phẩm 'made in Vietnam' trên thương mại điện tử

Thương mại Việt -Trung: Bộ Công Thương thúc đẩy hợp tác sâu tới nhiều địa phương

Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: Chuyên gia khuyến nghị gì?

Phát triển chuỗi sản phẩm từ muối Tuyết Diêm, Phú Yên

Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Philippines gặp áp lực cạnh tranh

Mỹ miễn áp thuế loạt thiết bị điện tử: Tin vui cho chuỗi cung ứng

KOL vươn ra toàn cầu, còn luật thì ở đâu?

Lý giải xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn đạt 17,8 tỷ USD

EU kết luận điều tra thuế thép cán nóng từ Việt Nam