Sắp diễn ra chuỗi sự kiện hợp tác giữa Sở Công Thương Hà Nội và Sở Công Thương Viêng Chăn

Hàng loạt sự kiện hợp tác, kết nối giữa Sở Công Thương Hà Nội và Sở Công Thương Viêng Chăn sẽ diễn ra từ 3-7/7/2023 tại Hà Nội và Thanh Hóa.
Sắp diễn ra hội nghị phát triển làng nghề kết nối tiêu thụ, sản phẩm Hà Nội - Viêng Chăn 2023 Kết nối tiêu thụ, sản phẩm Hà Nội - Viêng Chăn 2023: Nâng tầm hợp tác hữu nghị Việt - Lào Sở Công Thương Hà Nội: Một năm thực hiện thắng lợi “mục tiêu kép”

Cụ thể, Sở Công Thương Thủ đô Viêng Chăn (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào) sẽ cử đoàn công tác sang làm việc, học tập kinh nghiệm trong lĩnh vực công thương tại thành phố Hà Nội từ ngày 03-07/7/2023.

Đây là hoạt động nhằm tiếp tục triển khai các nội dung đã ký kết của Biên bản thỏa thuận hợp tác giữa Đảng bộ, chính quyền Thủ đô Hà Nội, nước CHXHCN Việt Nam với Đảng bộ, Chính quyền Thủ đô Viêng Chăn, CHDCND Lào; hưởng ứng năm Hữu nghị đoàn kết Việt Nam - Lào 2023; Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Sở Công Thương Thủ đô Hà Nội và Sở Công Thương Thủ đô Viêng Chăn giai đoạn 2022-2025 ký tại Thủ đô Viêng Chăn ngày 04/11/2022.

Chuỗi sự kiện hợp tác, kết nối giữa hai Thủ đô Hà Nội - Viêng Chăn

Trong khuôn khổ chương trình Đoàn công tác của Sở Công Thương Thủ đô Viêng Chăn sẽ diễn ra hàng loạt các sự kiện như: Hội nghị trao đổi kinh nghiệm về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực công thương giữa hai Thủ đô; Khảo sát thực tế tại một số trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội; Tham dự Lễ khai mạc Triển lãm chuyên đề tại Điểm trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP ngành thủ công mỹ nghệ Thủ đô...; Khảo sát thực tế tại một số Cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; một số cơ sở sản xuất và doanh nghiệp tại khu công nghiệp Lễ Môn thành phố Thanh Hóa.

Sắp diễn ra chuỗi sự kiện hợp tác giữa Sở Công Thương Hà Nội và Sở Công Thương Viêng Chăn
Lãnh đạo hai bên Hà Nội và Viêng Chăn tại sự kiện “Hà Nội - Viêng Chăn, Hợp tác cùng phát triển” ngày 10/8/2022 tại Thủ đô Hà Nội

“Hội nghị trao đổi kinh nghiệm về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực Công Thương giữa hai Thủ đô” là một nội dung quan trọng trong việc thực hiện Biên bản thỏa thuận hợp tác giữa Sở Công Thương Hà Nội và Sở Công Thương Viêng Chăn giai đoạn 2022 - 2025, ký tại Viêng Chăn ngày 04/11/2022.

Dự kiến tại hội nghị, đại biểu hai bên Hà Nội - Viêng Chăn sẽ trao đổi thông tin về công tác quản lý về chuyên môn trong ngành Công Thương, nâng cao trình độ nguồn nhân lực (cán bộ, công chức, viên chức).

Trong lĩnh vực thương mại, hai bên sẽ trao đổi và chia sẻ về công tác bình ổn thị trường, công tác khuyến mại tập trung, công tác xúc tiến thương mại (triển lãm, phát triển hệ thống phân phối sản phẩm ODOP và OCOP, phát triển vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất, đưa hàng hóa vào các kênh phân phối của hai Thủ đô như siêu thị, trung tâm thương mại…; công tác tổ chức các hoạt động kết nối giao thương, xúc tiến thương mại, xúc tiến tiêu thụ các sản phẩm làng nghề.

Trong lĩnh vực công nghiệp, hai bên sẽ trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về phát triển các sản phẩm thủ công của các làng nghề gắn với thiết kế mẫu mã sản phẩm, thân thiện với môi trường của hai nước và phục vụ xuất khẩu; bàn giải pháp hỗ trợ đào tạo nghề thủ công mỹ nghệ cho các làng nghề của Thủ đô Viêng Chăn tại các làng nghề của Hà Nội.

Hội nghị cũng sẽ tiếp tục triển khai các nội dung đã ký kết trong Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Sở Công Thương Hà Nội và Sở Công Thương Viêng Chăn giai đoạn 2022-2025 ký tại Thủ đô Viêng Chăn ngày 04/11/2022; Đồng thời triển khai các biên bản ghi nhớ của các doanh nghiệp 2 Thủ đô trong đoàn xúc tiến thương mại tại Lào tháng 4/2023.

Sắp diễn ra chuỗi sự kiện hợp tác giữa Sở Công Thương Hà Nội và Sở Công Thương Viêng Chăn
Các đại biểu của thành phố Hà Nội tham dự Hội nghị phát triển làng nghề, vùng nguyên liệu và kết nối tiêu thụ sản phẩm Hà Nội - Viêng Chăn 2023 tại Thủ đô Viêng Chăn ngày 21/4/2023

Cũng trong khuôn khổ chuỗi hoạt động từ 3-7/7/2023, đoàn công tác hai bên sẽ khảo sát thực tế tại một số trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội như: Trung tâm thương mại Aeon Mall Hà Đông, Làng nghề lụa Vạn Phúc - Hà Đông, Làng nghề Mây tre Phú Vinh - Chương Mỹ...; tham dự Lễ khai mạc Triển lãm chuyên đề tại Điểm trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP ngành thủ công mỹ nghệ Thủ đô; Khảo sát thực tế tại một số khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố Thanh Hóa (cụm công nghiệp Bắc Hoằng Hóa; cụm công nghiệp Thái Thắng…); một số cơ sở sản xuất và doanh nghiệp tại khu công nghiệp Lễ Môn thành phố Thanh Hóa, tập đoàn Hongfu (sản xuất da giày).

Nâng tầm hợp tác đầu tư, thương mại hai chiều Việt Nam - Lào nói chung và Thủ đô Viêng Chăn nói riêng

Năm 2022, vốn đầu tư từ Việt Nam sang Lào đạt 180 triệu USD, tăng 52,5% so với năm 2021. Tính đến nay, Việt Nam đã đầu tư 214 dự án tại Lào với tổng số vốn 5,34 tỷ USD, đứng thứ 3 trong số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Lào. Lào luôn duy trì vị trí thứ nhất trong số 79 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam. Các dự án của Việt Nam tại Lào đang phát huy hiệu quả trong nhiều lĩnh vực như thủy điện, cơ sở hạ tầng, hàng không, tài chính, ngân hàng, viễn thông, nông nghiệp…đóng góp tích cực nhiều mặt cho kinh tế-xã hội của Lào.

Lũy kế đến nay, tổng vốn FDI đăng ký của Lào vào thành phố Hà Nội là 10,5 triệu USD, trong đó có 5 dự án cấp mới với vốn đăng ký là 4,34 triệu USD; 4 lượt góp vốn, mua cổ phần với giá trị góp vốn 6,172 triệu USD. Các doanh nghiệp của Lào đầu tư tại Hà Nội trong một số lĩnh vực như: thương mại, bất động sản, tài chính, ngân hàng và bảo hiểm; sửa chữa ô tô, xe máy…

Thời gian qua, hợp tác thương mại giữa thành phố Hà Nội và Lào tăng trưởng tốt. Mặc dù giai đoạn năm 2020-2022 chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch Covid-19 toàn cầu, song kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai bên vẫn đạt kết quả tích cực. Riêng năm 2022 kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội sang Lào ước đạt 200 triệu USD (chiếm tỷ trọng 1,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội năm 2022), tăng 20% so với năm 2021. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Lào năm 2022: Khoáng sản (chiếm tỷ trọng 14,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội sang Lào); cơ kim khí (chiếm tỷ trọng 14,4%); linh kiện điện tử - vi tính (chiếm tỷ trọng 5,3%).

Ở chiều người lại, kim ngạch nhập khẩu của Hà Nội năm 2022 từ Lào ước đạt 211 triệu USD (chiếm tỷ trọng 0,5% tổng kim ngạch nhập khẩu của Hà Nội năm 2022), tăng 12,6% so với năm 2021. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ thị trường Lào năm 2022 là nông sản các loại (chiếm tỷ trọng 14,7% tổng kim ngạch nhập khẩu của Hà Nội từ Lào); phân bón các loại (chiếm tỷ trọng 12,2%); thực phẩm (chiếm tỷ trọng 6%).

Chia sẻ về tiềm năng hợp tác giữa hai bên Hà Nội - Viêng Chăn - bà Trần Thị Phương Lan - Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội nhận định: Hợp tác trong lĩnh vực công thương giữa Thủ đô Hà Nội, Việt Nam và Thủ đô Viêng Chăn, Lào không chỉ mang ý nghĩa kinh tế mà còn là truyền thống hợp tác hữu nghị trên tinh thần chia sẻ lợi ích, cùng nhau phát triển. Vừa qua, nhân dịp chuyến thăm chính thức Thủ đô Viêng Chăn - CHDCND Lào của Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội do đồng chí Phùng Thị Hồng Hà, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Hà Nội làm Trưởng đoàn. Sở Công Thương 2 Thủ đô Hà Nội – Viêng Chăn đã đồng tổ chức thành công Đoàn giao dịch xúc tiến thương mại, làng nghề tại Lào năm 2023. Thông qua chương trình Đoàn công tác đã có 13 Biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) đã được ký giữa doanh nghiệp Hà Nội với doanh nghiệp Lào. Đồng thời đã mở ra nhiều cơ hội mới cho các làng nghề, doanh nghiệp của Hà Nội, Thủ đô Viêng Chăn, tỉnh Luang Prabang về phát triển phát triển vùng nguyên liệu; đưa hàng của Thủ đô Viêng Chăn tỉnh Luang Prabang vào hệ thống phân phối của Hà Nội và ngược lại.

Lào là quốc gia có nhiều lợi thế để phát triển công nghiệp, thương mại đặc biệt là làng nghề, do đó ngành công thương Hà Nội luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác cùng ngành công thương Thủ đô Viêng Chăn. Sở Công Thương Hà Nội rất hy vọng qua chuyến công tác lần này, Đoàn công tác của Sở Công Thương Thủ đô Viêng Chăn sẽ có được những trải nghiệm, thông tin hữu ích giúp phát triển ngành công thương Viêng Chăn cũng như tăng cường mối quan hệ hợp tác ngày càng hiệu quả, bền vững giữa 2 Thủ đô.

Đại diện lãnh đạo Sở Công Thương Viêng Chăn, CHDCND Lào cũng bày tỏ mong muốn 2 bên sẽ tích cực thực hiện nội dung tại Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Sở Công Thương Thủ đô Hà Nội và Sở Công Thương Thủ đô Viêng Chăn giai đoạn 2022-2025 ký tại Thủ đô Viêng Chăn ngày 04/11/2022. Đặc biệt là trong những năm tới, Sở Công Thương Hà Nội xem xét, tổ chức những hoạt động giao dịch, xúc tiến thương mại tại Lào hiệu quả như Đoàn giao dịch xúc tiến thương mại, làng nghề tại Lào tháng 4/2023 vừa qua. Thông qua đó, hỗ trợ sản phẩm, doanh nghiệp, làng nghề hai bên cùng phát triển. Khuyến khích các doanh nghiệp của Hà Nội đầu tư tại Lào nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, chế biến nông sản, hỗ trợ chuyển giao công nghệ từ đó giúp các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, nông sản,… của Lào thâm nhập được vào kênh phân phối của Hà Nội và hội nhập ra thế giới.

Nguyễn Duyên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Sở Công Thương Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hải Dương: 4 doanh nghiệp liên tục được vinh danh Thương hiệu quốc gia

Hải Dương: 4 doanh nghiệp liên tục được vinh danh Thương hiệu quốc gia

Tỉnh Hải Dương có 4 doanh nghiệp với 7 sản phẩm được công nhận đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024, trong tổng số 190 doanh nghiệp với 359 sản phẩm.
Thương mại hàng hóa tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế 10 tháng

Thương mại hàng hóa tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế 10 tháng

10 tháng năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt gần 648 tỷ USD, tăng 15,8%. Thương mại hàng hóa tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế.
Danh sách doanh nghiệp, sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Danh sách doanh nghiệp, sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Danh sách 190 doanh nghiệp với tổng số 359 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam lần 9 năm 2024 có sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Tìm giải pháp tăng cường xuất khẩu điện tử đi châu Âu, châu Mỹ

Tìm giải pháp tăng cường xuất khẩu điện tử đi châu Âu, châu Mỹ

Hội thảo Tăng cường năng lực DN điện tử Việt Nam trong chuỗi cung ứng: Cập nhật các quy định xuất khẩu điện tử đi các thị trường Âu - Mỹ diễn ra chiều 4/11.

Tin cùng chuyên mục

Sẽ chặn Temu bằng biện pháp kỹ thuật nếu quá hạn vẫn không đăng ký hoạt động với Bộ Công Thương

Sẽ chặn Temu bằng biện pháp kỹ thuật nếu quá hạn vẫn không đăng ký hoạt động với Bộ Công Thương

Nếu Temu vẫn không đăng ký theo quy định, Bộ Công Thương sẽ trao đổi với Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông tiến hành biện pháp kỹ thuật để ngăn chặn.
Cảnh báo sớm: Doanh nghiệp không còn bị động trước các vụ điều tra phòng vệ thương mại

Cảnh báo sớm: Doanh nghiệp không còn bị động trước các vụ điều tra phòng vệ thương mại

Công tác cảnh báo sớm đã giúp cho doanh nghiệp chủ động hơn thay vì bị động khi bị điều tra phòng vệ thương mại mới có thông tin ban đầu.
Kim ngạch xuất nhập khẩu gần chạm mốc 650 tỷ USD, thặng dư 23,31 tỷ USD

Kim ngạch xuất nhập khẩu gần chạm mốc 650 tỷ USD, thặng dư 23,31 tỷ USD

Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đã đạt 647,87 tỷ USD, tăng 15,8%; cán cân thương mại thặng dư 23,31 tỷ USD.
Điểm tên 5 khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang đối mặt

Điểm tên 5 khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang đối mặt

Hiện, các doanh nghiệp trong ngành chế biến và xuất khẩu thủy sản đang đối diện 5 khó khăn lớn liên quan đến cơ chế, chính sách và thủ tục hành chính.
Hà Nội nhân rộng mô hình

Hà Nội nhân rộng mô hình 'Chợ thông minh 4.0 - không dùng tiền mặt'

Thay vì phải mang theo ví tiền như trước đây, nhiều người dân giờ chỉ cần mang theo điện thoại có kết nối mạng internet mỗi khi đi chợ.
Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 1: Lúng túng trong triển khai

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 1: Lúng túng trong triển khai

Việc phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, tuy nhiên, doanh nghiệp lúng túng trong triển khai.
Xuất khẩu gừng, nghệ và gia vị khác giảm 28,3% về lượng, tăng 9,9% về kim ngạch

Xuất khẩu gừng, nghệ và gia vị khác giảm 28,3% về lượng, tăng 9,9% về kim ngạch

9 tháng, Việt Nam đã xuất khẩu được 21.841 tấn gừng, nghệ và gia vị với kim ngạch đạt gần 45 triệu USD, giảm 28,3% về lượng nhưng tăng 9,9% về kim ngạch.
Nhập khẩu đậu tương từ Campuchia tăng gần 8 lần

Nhập khẩu đậu tương từ Campuchia tăng gần 8 lần

Trong số các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Campuchia, đậu tương ghi nhận mức tăng kỷ lục, tăng 799,4% tương đương gần 8 lần trong 9 tháng năm 2024.
Tránh bị điều tra phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp phải cạnh tranh bằng chất lượng thay vì giá

Tránh bị điều tra phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp phải cạnh tranh bằng chất lượng thay vì giá

Để tránh bị điều tra phòng vệ thương mại, theo ý kiến luật sư, doanh nghiệp Việt Nam nên tăng cường cạnh tranh bằng chất lượng thay vì cạnh tranh bằng giá.
Hải Phòng: Thương mại điện tử mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp

Hải Phòng: Thương mại điện tử mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp

Nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn TP. Hải Phòng chú trọng thực hiện bán hàng trực tuyến, trên sàn thương mại điện tử để thúc đẩy hoạt động thương mại.
Thuế xuất nhập khẩu phân bón, thuốc lá thay đổi ra sao từ 16/12/2024?

Thuế xuất nhập khẩu phân bón, thuốc lá thay đổi ra sao từ 16/12/2024?

Thuế xuất khẩu, nhập khẩu một số mặt hàng như: Phân bón, kẽm, thiếc, thuốc lá… sẽ có sự thay đổi từ ngày 16/12/2024 theo Nghị định số 144/2024/NĐ-CP.
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng và tăng cường giao thương Việt Nam - Trung Quốc

Tối ưu hóa chuỗi cung ứng và tăng cường giao thương Việt Nam - Trung Quốc

Ngày 1/11/2024, tại thành phố Thượng Hải, Trung Quốc diễn ra hội thảo "Tối ưu hóa chuỗi cung ứng và tăng cường giao thương Việt Nam - Trung Quốc".
Cục Phòng vệ thương mại tiếp nhận đề nghị miễn trừ chống bán phá giá thép hợp kim trước ngày 1/12

Cục Phòng vệ thương mại tiếp nhận đề nghị miễn trừ chống bán phá giá thép hợp kim trước ngày 1/12

Cục Phòng vệ thương mại tiếp nhận hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng chống bán phá giá thép hợp kim hoặc không hợp kim được cán phẳng trước ngày 1/12/2024.
Brazil, Indonesia và Campuchia là 3 nguồn cung hồ tiêu chính của Việt Nam

Brazil, Indonesia và Campuchia là 3 nguồn cung hồ tiêu chính của Việt Nam

Giá hồ tiêu trong nước liên tục đứng ở mức cao đẩy các doanh nghiệp phải tăng nhập khẩu hồ tiêu từ 3 thị trường chính gồm Brazil, Indonesia và Campuchia.
Gia hạn nộp bản trả lời điều tra chống bán phá giá đối với ván sợi gỗ

Gia hạn nộp bản trả lời điều tra chống bán phá giá đối với ván sợi gỗ

Cục Phòng vệ thương mại thông báo gia hạn nộp bản trả lời điều tra chống bán phá giá đối với ván sợi gỗ xuất xứ từ Thái Lan và Trung Quốc.
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép chống bán phá giá, chống trợ cấp sản phẩm đúc bằng sợi từ Việt Nam

Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép chống bán phá giá, chống trợ cấp sản phẩm đúc bằng sợi từ Việt Nam

Theo Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương, Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép chống bán phá giá, chống trợ cấp với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam.
"Ông lớn" hệ thống phân phối thúc đẩy sản phẩm OCOP xuất ngoại

"Ông lớn" hệ thống phân phối thúc đẩy sản phẩm OCOP xuất ngoại

Mục tiêu các hệ thống phân phối lớn là xây dựng chuỗi giá trị bền vững, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP trong nước vừa tạo tiền đề để sản phẩm vươn xa.
Điều tra phòng vệ thương mại hàng hoá xuất khẩu gia tăng: Chủ động biến nguy thành cơ

Điều tra phòng vệ thương mại hàng hoá xuất khẩu gia tăng: Chủ động biến nguy thành cơ

Số vụ việc điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hoá xuất khẩu Việt Nam gia tăng, theo đó, doanh nghiệp cần tăng cường ứng phó để biến nguy thành cơ.
Việt Nam giữ vững

Việt Nam giữ vững 'ngôi vương' xuất khẩu gạo vào thị trường Philippines

Gạo Việt Nam chiếm gần 80% trong tổng lượng gạo nhập khẩu của Philippines trong 10 tháng năm 2024 và vẫn giữ vững "ngôi vương" xuất khẩu gạo vào thị trường này.
Bộ Công Thương: Tuyệt đối không giao dịch với các sàn thương mại điện tử chưa đăng ký

Bộ Công Thương: Tuyệt đối không giao dịch với các sàn thương mại điện tử chưa đăng ký

Bộ Công Thương khuyến nghị người tiêu dùng tuyệt đối không mua sắm trên các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới chưa đăng ký để tự bảo vệ quyền lợi ích.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động