Sản xuất, thương mại nông sản không gây mất rừng của EC: Mặt hàng nào sẽ chịu tác động?
Hội nhập - Quốc tế 24/02/2023 12:56 Theo dõi Congthuong.vn trên
Sáng 24/2, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Liên minh châu Âu, và Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức hội thảo kỹ thuật sản xuất và thương mại nông sản không gây mất rừng.
![]() |
Toàn cảnh Hội thảo |
Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Patrick Haverman - Phó Trưởng Đại diện Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam - nhấn mạnh, việc phá rừng và suy thoái rừng đang là những nguyên nhân quan trọng gây ra biến đổi khí hậu và mất mát đa dạng sinh học trên toàn cầu.
Nhằm giảm thiểu rủi ro các sản phẩm trong chuỗi cung ứng liên quan đến phá/suy thoái rừng được nhập khẩu vào, hoặc xuất khẩu từ EU. Đồng thời, giảm thiểu rủi ro các sản phẩm trong chuỗi cung ứng liên quan đến phá/suy thoái rừng được nhập khẩu vào, hoặc xuất khẩu từ EU. Tháng 11/2023, Ủy ban châu Âu (EC) đã đề xuất xây dựng Quy định về chuỗi cung ứng không gây phá rừng và suy thoái rừng. Đến tháng 12/2022, thỏa thuận chính trị sơ bộ giữa Nghị viện và Hội đồng châu Âu đã được thông qua.
Nếu Quy định này được thực thi sẽ tác động không nhỏ đến các doanh nghiệp và các quốc gia xuất khẩu nông sản vào thị trường EU. “Với các quy định và bối cảnh quốc tế gần đây về sản xuất và thương mại bền vững, và chuỗi cung ứng không gây mất rừng, UNDP sẵn sàng làm việc với các đối tác chính phủ và khối tư nhân để tạo một môi trường thuận lợi cho chuỗi cung ứng sản phẩm nông nghiệp không gây mất rừng và hỗ trợ các mô hình thương mại và sản xuất không gây mất rừng”, ông Patrick Haverman nhấn mạnh.
Tại Hội thảo, các chuyên gia, nhà quản lý đã cùng nhau thảo luận về vai trò của các công ty tư nhân trong việc hợp tác với chính phủ và các nhà sản xuất địa phương để giảm thiểu biến đổi khí hậu và loại bỏ nạn phá rừng. Bên cạnh đó, cùng nhau phân tích sâu về những thách thức và cơ hội của việc xác định hướng sản xuất bền vững không gây mất rừng.
Ông Jesus Lavina - Phó Ban Hợp tác Phát triển, Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam - chia sẻ, Quy định về chuỗi cung ứng không gây phá rừng và suy thoái rừng dự kiến tháng 6 này sẽ có hiệu lực và dự kiến tháng 12/2024 bắt đầu áp dụng các nghĩa vụ đối với nhà vận hành (từ tháng 6/2025 đối với doanh nghiệp nhỏ).
Khi Quy định này đi vào thực thi, chỉ những sản phẩm không gây phá rừng và hợp pháp mới được phép nhập khẩu vào hoặc xuất khẩu từ EU. Các nghĩa vụ chính được áp dụng cho các nhà vận hành và thương nhân không phải là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Truy xuất nguồn gốc cũng sẽ được thực hiện nghiêm ngặt giữa hàng hóa với lô đất nơi sản xuất. Các sản phẩm sẽ cần phải hợp pháp theo luật của quốc gia sản xuất, bao gồm quyền con người, quyền lao động hiện hành và sự đồng thuận thỏa đáng, tự nguyện và được thông báo trước.
![]() |
Cà phê một trong các mặt hàng dự kiến sẽ chịu tác động bởi Quy định này |
Các hàng hóa dự kiến sẽ chịu tác động bởi Quy định này gồm: Dầu cọ, đậu nành, gỗ, gia súc, ca cao, cà phê, cao su và một số sản phẩm có nguồn gốc từ đó (ví dụ: sôcôla, đồ nội thất, lốp xe, sản phẩm in). Quy định áp dụng cho cả hàng hóa sản xuất trong nước và nhập khẩu và các sản phẩm có nguồn gốc từ đó. Ban đầu bao phủ các mặt hàng đã được chọn và sản phẩm phái sinh; danh sách được cập nhật thường xuyên.
Theo ông Jesus Lavina, quy định sẽ có tác động đến các nhà cung cấp cả trong và ngoài EU. Do đó, tất cả các chủ thể liên quan cần sẵn sàng cho việc áp dụng từ cuối năm 2024 – người thích ứng nhanh nhất sẽ có lợi thế cạnh tranh. EU sẵn sàng hợp tác chặt chẽ và hỗ trợ nỗ lực của các nước đối tác nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang sản xuất nông nghiệp, quản lý rừng bền vững và phát triển chuỗi cung ứng minh bạch và bền vững.
“Không có bất cứ hàng hóa và sản phẩm nào trong phạm vi của Quy định được phép đưa vào thị trường châu Âu nếu chúng được sản xuất trên đất bị chặt phá rừng hay suy thoái rừng sau ngày 31/12/2020”, ông Jesus Lavina cho hay.
Tại Hội thảo, bà Karina Barrera - Trợ lý cấp cao của Bộ trưởng Bộ Môi trường, Nước và Chuyển đổi Sinh thái, phụ trách Biến đổi Khí hậu của Ecuador cũng đã chia sẻ các chính sách và quan hệ đối tác của Ecuador nhằm đưa thương mại cà phê trở nên thân thiện hơn với rừng và khí hậu, thúc đẩy những thay đổi trực tiếp có thể dẫn đến chuyển đổi sáng tạo để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và nạn phá rừng.
Về phía Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ông Trần Quang Bảo - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp - nhận định, xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong thời gian tới sẽ chịu không ít tác động bởi quy định này, trong đó cà phê là mặt hàng chiếm tỉ trọng xuất khẩu lớn nhất của ngành nông, lâm, thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU.
"Tây Nguyên, là khu vực sản xuất nông nghiệp có tầm quan trọng trong chiến lược phát triển ngành nông nghiệp của Việt Nam không chỉ được biết đến là thủ phủ của cà phê, Tây Nguyên còn phát triển mạnh các sản phẩm nông nghiệp khác như cao su, hồ tiêu, cây ăn trái trong nhiều năm trở lại đây.
Thông qua việc chia sẻ các quy định của EU cũng như kinh nghiệm của các doanh nghiệp, bạn bè quốc tế về phát triển các ngành hàng không gây mất rừng, từ đó chúng ta xây dựng lộ trình phát triển các ngành hàng nông sản của Việt Nam đáp ứng các quy định của EU trong thời gian tới”, ông Trần Quang Bảo nói.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Chiến sự Nga-Ukraine 1/4: Nga tấn công từ nhiều hướng, Moscow và Kiev không ngừng bắn

Mời tham dự Hội nghị Giỏ thực phẩm toàn cầu tại Ấn Độ

Việt Nam kiên quyết phản đối Đài Loan tập trận trái phép ở đảo Ba Bình

Xúc tiến thương mại giáo dục, văn hóa và ẩm thực Australia – Việt Nam

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 31/3: Ukraine tiếp tục bị đẩy về phía Tây Bakhmut
Tin cùng chuyên mục

Vương quốc Anh kết thúc đàm phán gia nhập CPTPP sau 21 tháng

Chiến sự Nga - Ukraine 31/3: Ukraine thừa nhận Nga tiến triển tại Bakhmut

Cuộc họp trực tuyến cấp Bộ trưởng các nước thành viên Hiệp định CPTPP và Vương quốc Anh

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 30/3: Wagner dần kiểm soát trung tâm Bakhmut; binh sĩ Ukraine đã ra hàng

Chiến sự Nga-Ukraine 30/3: Nga cảnh báo phương Tây hậu quả thảm khốc, lực lượng Wagner thiệt hại nặng ở Bakhmut

Mời tham dự Webinar “Cơ hội hợp tác đầu tư và kinh doanh giữa bang Andhra Pradesh và Việt Nam”

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 29/3: Vũ khí hạt nhân ở Belarus, Nga có cơ sở để mở mặt trận phía Bắc Ukraine

Chiến sự Nga - Ukraine 29/3: Belarus lên tiếng về vũ khí hạt nhân Nga, Avdiivka có nguy cơ “biến mất”

Tận dụng hệ thống thương mại đa phương với an ninh lương thực: Kinh nghiệm từ Trung Quốc

Giá dầu diesel kỳ hạn ở châu Âu giảm 55% do nhập khẩu châu Á giảm bớt lo ngại nguồn cung

Chiến sự Nga-Ukraine 28/3: Giao tranh tăng nhiệt ở Bakhmut, Su-35S giúp Nga chiếm ưu thế

Indonesia nhập khẩu 2 triệu tấn gạo dự trữ năm 2023, cơ hội nào cho gạo Việt Nam?

Xuất khẩu dầu diesel của Nga tăng mạnh bất chấp lệnh cấm vận

Thúc đẩy giao lưu, hợp tác giữa 4 tỉnh biên giới của Việt Nam và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc)

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 27/3: Bakhmut chưa thất thủ, Avdiivka đã nguy cấp, binh bại như núi đổ

Lợi nhuận công nghiệp của Trung Quốc sụt giảm trong 2 tháng đầu năm

Hiệp định thương mại tự do giữa Israel và UAE có hiệu lực

Chiến sự Nga-Ukraine 27/3: Ông Putin tố phương Tây vượt “lằn ranh đỏ”, Nga đánh sập cầu tiếp viện của Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 26/3: Wagner đột kích trung tâm Bakhmut
