Sản xuất công nghiệp Lạng Sơn: Hướng tới chất lượng, xanh và bền vững

Sản xuất công nghiệp tại Lạng Sơn năm 2021 cơ bản duy trì được tăng trưởng so với năm 2020. Tuy nhiên, đa số các dự án công nghiệp của Lạng Sơn qui mô còn nhỏ bé, ít có dự án đổi mới công nghệ... Năm 2022 và những năm tiếp theo, sản xuất công nghiệp tại Lạng Sơn cần hướng tới chất lượng, giá trị gia tăng cao, sản xuất xanh và bền vững.

Để thúc đẩy phát triển sản xuất công nghiệp năm 2021, Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn đã tích cực đôn đốc các dự án thủy điện đang xây dựng thực hiện nghiêm công tác quản lý an toàn đập, hồ chứa; thẩm định hồ sơ và hướng dẫn doanh nghiệp hoàn thiện quy trình vận hành hồ chứa thủy điện. Đồng thời, đề xuất UBND tỉnh trình Bộ Công Thương bổ sung quy hoạch 01 dự án nhà máy điện sinh khối, 03 nhà máy điện gió, 01 dự án điện rác. Tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Nghị quyết và xây dựng Kế hoạch thực hiện Nghị quyết của tỉnh ủy Lạng Sơn về phát triển công nghiệp giai đoạn 2021-2025, định hướng 2030. Rà soát qui hoạch cụm công nghiệp trên địa bàn (vị trí, địa điểm, diện tích...) và phối hợp với các ngành liên quan, chính quyền các huyện... xây dựng phương án phát triển cụm công nghiệp để tích hợp vào qui hoạch chung của tỉnh.

Bên cạnh đó, Sở Công Thương cũng đã thường xuyên theo dõi, rà soát, nắm bắt tình hình sản xuất của doanh nghiệp để hỗ trợ, đề xuất các cấp có thẩm quyền tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn phát sinh cho doanh nghiệp; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính liên quan đến các dự án phát triển công nghiệp thuộc chức năng quản lý của ngành...

Cùng với sự nỗ lực, cố gắng của doanh nghiệp, sản xuất các sản phẩm công nghiệp chủ yếu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn năm 2021 cơ bản vẫn duy trì được tăng trưởng. Trong đó, sản lượng điện thương phẩm đạt 890.000.000 kwh, tăng 4,1% so với cùng kỳ; clinker đạt 410.000 tấn, tăng 7%; đá các loại đạt 4.090.000 m3, tăng 6%; gạch các loại đạt 244.000.000 viên, tăng 3,8%; nước máy đạt 9.888.000 m3, tăng 4,6%; gỗ và các sản phẩm từ gỗ rừng trồng sản xuất đạt 136.000 m3, tăng 4,6%; nhựa thông và các sản phẩm chế biến từ nhựa thông đạt 12.000 tấn, tăng 20%...

Cụm Công nghiệp ở Lạng Sơn. Ảnh minh họa
Cụm công nghiệp ở Lạng Sơn. Ảnh minh họa
Năm 2022, ngành Công Thương tỉnh Lạng Sơn đặt mục tiêu phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tăng 7-8% so với năm 2021. Trong đó, các sản phẩm công nghiệp chủ yếu, gồm: Xi măng đạt 950.000 tấn; điện sản xuất đạt 910.000.000 kwh; điện thương phẩm đạt 850.000.000 kwh; than sạch đạt 570.000 tấn; gạch các loại 250.000.000 viên; đá các loại 4.350.000 m3; bột đá mài 7.350 tấn; ván bóc và các sản phẩm từ gỗ rừng trồng 150.000 m3; nước máy 10.240.000 m3; nhựa thông và các sản phẩm từ nhựa thông 15.000 tấn...

Tuy nhiên, dù có mức tăng trưởng sản lượng so với năm 2020, song một số sản phẩm công nghiệp chủ lực sản xuất vẫn chưa đạt kế hoạch đề ra (sản xuất điện, điện thương phẩm, xi măng... chưa đạt kế hoạch). Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp công nghiệp có giá trị sản xuất lớn trên địa bàn đã phát huy cơ bản công suất thiết kế; các dự án công nghiệp mới xây dựng còn chậm; các cơ sở sản xuất công nghiệp của Lạng Sơn hầu hết qui mô còn nhỏ, ít có dự án đổi mới công nghệ... Đây là những hạn chế đáng chú ý trong định hướng phát triển công nghiệp tỉnh Lạng Sơn năm 2022 và các năm tiếp theo cần quan tâm, thúc đẩy sản xuất công nghiệp theo hướng đầu tư nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm; sản xuất công nghiệp xanh, an toàn và hiện đại; liên kết và tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu.

Trong kế hoạch phát triển công nghiệp 2022 và các năm tiếp theo, lãnh đạo Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn, cho biết, tỉnh sẽ tập trung ưu tiên thúc đẩy phát triển các sản phẩm công nghiệp chủ lực như: vật liệu xây dựng; điện; chế biến nông lâm sản; gia công cơ khí; công nghiệp hỗ trợ; tái chế và sản xuất hàng tiêu dùng; sản xuất hàng hóa phục vụ xuất khẩu....; đồng htời xúc tiến đầu tư và kêu gọi đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu, cụm công nghiệp phù hợp với qui hoạch.

Tập trung phát triển công nghiệp tại các khu vực có lợi thế về giao thông, vị trí địa lý, tài nguyên, vùng nguyên liệu, lao động. Chú trọng phát triển công nghiệp theo chiều sâu để tạo đột phá nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm. Khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp có giá trị gia tăng cao, công nghiệp ưu tiên, công nghiệp ứng dụng, công nghiệp hỗ trợ. Xây dựng và công khai danh mục các dự án thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, đẩy mạnh xúc tiến thu hút các nhà đầu tư tiềm năng đầu tư vào sản xuất công nghiệp. Triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp của trung ương.

Nghiên cứu phát triển các nguồn điện từ rác thải đô thị, chất thải rắn và sinh khối khi các khu, cụm công nghiệp hoạt động. Phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo để tạo nền móng cho tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Tạo thuận lợi cho các dự án điện rác, xử lý rác sinh học năng lượng sạch, điện sinh khối, điện gió phát triển.

Ngọc Quỳnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Lạng Sơn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Ngày 22/12, Hợp tác xã (HTX) Nấm Tam Đảo đã khảo sát, tuyên truyền và có kế hoạch hỗ trợ giống cây dâu tằm nhằm khôi phục nghề cho người dân làng Nủ.
Quảng Bình: Đảm bảo cung ứng nguồn hàng hoá an toàn cho thị trường Tết nguyên đán

Quảng Bình: Đảm bảo cung ứng nguồn hàng hoá an toàn cho thị trường Tết nguyên đán

Các sở, ngành, địa phương tại tỉnh Quảng Bình đã có phương án chuẩn bị đảm bảo nguồn cung và an toàn về chất lượng cho các sản phẩm cung ứng thị trường dịp Tết.
TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Trong giai đoạn từ năm 2022 - 2024, TP. Hải Phòng chi tổng cộng hơn 4.000 tỷ đồng cho chính sách thu nhập tăng thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp để tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên trong năm 2025

Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp để tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên trong năm 2025

Tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu trong năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên. Để đạt được mục tiêu này, Thanh Hóa sẽ triển khai nhiều giải pháp đồng bộ.
Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Ninh Thuận mong muốn góp sức, nguồn lực cùng cả nước đoàn kết, chung sức, quyết tâm xây dựng nhà máy điện hạt nhân, thực hiện khát vọng phát triển đất nước.

Tin cùng chuyên mục

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Những ngày này, nông dân Vĩnh Châu (Sóc Trăng) đang tất bật trồng hành tím để bán dịp Tết với kỳ vọng vụ mùa này sẽ được mùa, được giá.
Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Năm 2024, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế, thu hút doanh nghiệp, nhà đầu tư đến với địa phương này.
Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Những năm qua, tỉnh Thanh Hoá đã triển khai thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững; nhiều chính sách giảm nghèo đã phát huy hiệu quả.
Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Sáng 21/12 tại Mốc 411, huyện Đồng Văn, Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang đã phối hợp với các bên tổ chức Chương trình trồng cây “Vành đai xanh biên giới”.
Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Với người dân Thuận Nam, trải qua 8 năm khó khăn do dự án dừng, giờ đây người dân hết sức tự hào vì quê hương mình có Nhà máy điện hạt nhân.
Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Tối ngày 20/12, Sở Công Thương Hà Giang tổ chức lễ khai mạc Không gian quảng bá, giới thiệu sản phẩm tiêu biểu gắn với công bố sản phẩm OCOP tỉnh Hà Giang.
Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Tối 20/12, diễn ra lễ khai mạc Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu năm 2024 với chủ đề “Về với những đỉnh núi Lai Châu kỳ vĩ”.
Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Hơn 200 sản phẩm OCOP, đặc sản tỉnh Nghệ An đến từ hơn 40 đơn vị vừa được quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ tại Siêu thị Lotte Mart Vinh.
Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh theo mô hình khu kinh tế cửa khẩu quốc tế, có tính cạnh tranh cao, trở thành trung tâm kinh tế năng động.
Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Tỉnh Thanh Hóa vừa phối hợp với tỉnh Sơn La tổ chức Hội nghị kết nối đầu tư, thương mại và du lịch các tỉnh Sơn La và Thanh Hóa năm 2024.
Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trong năm 2025, tỉnh Hậu Giang đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP ở mức 8,8%, trong đó phát triển công nghiệp là một trong những ưu tiên hàng đầu của tỉnh.
Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Sau 8 năm “ngủ yên”, dự án điện hạt nhân Ninh Thuận được đánh thức, báo hiệu một thời kỳ phát triển mới cho vùng đất vốn chỉ có cát trắng, nắng và gió.
Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Từ một tỉnh có tỷ lệ tham gia BHYT thấp, Đồng Tháp đã có bước nhảy vọt trong 15 năm, vượt 0,62% so với chỉ tiêu thực hiện bao phủ BHYT giai đoạn 2022 – 2025.
Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Ngành Công Thương Thanh Hóa đã triển khai có hiệu quả chương trình khuyến công, giải quyết nhiều việc làm cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Vĩnh Phúc xác định người dân, doanh nghiệp là trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, trong đó hoàn thiện hệ sinh thái đổi mới, sáng tạo là ưu tiên hàng đầu.
Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Chính phủ phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Dương Minh Dũng.
Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Trong những năm gần đây, nông dân huyện Kế Sách (Sóc Trăng) có thu nhập ổn định nhờ vú sữa liên tục được xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Hoa Kỳ.
Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Ngày 19/12 tại Hà Giang, Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang (Việt Nam) đã phối hợp với lực lượng biên phòng tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) tổ chức giao lưu văn hóa.
Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững

Báo Công Thương đã trao đổi với Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang về những giải pháp nhằm thúc đẩy Chương trình OCOP phát triển bền vững.
Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Cụm công nghiệp Bắc Sơn 2 (Lạng Sơn) được đầu tư hơn 280 tỷ đồng, dự kiến thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước phát triển ngành công nghiệp địa phương.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động