Sản xuất công nghiệp Đắk Nông: Bước chuyển mình tích cực

Ngành công nghiệp của Đắk Nông đã có những bước chuyển dịch, từ các ngành giá trị thấp sang các ngành có giá trị gia tăng cao.
“Kích” sản xuất công nghiệp đạt mục tiêu tăng trưởng Đắk Nông: Sản xuất công nghiệp và thương mại có nhiều khởi sắc Đăk Nông vẫn còn lúng túng trong triển khai Nghị định 32 về quản lý, phát triển cụm công nghiệp

Điểm sáng ngành công nghiệp alumin

Báo cáo mới nhất của Sở Công Thương Đắk Nông chỉ rõ, Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 06 tháng đầu năm 2024 của Đắk Nông ước tăng 4,11% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó: Công nghiệp khai khoáng tăng 2,44%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3,54%; công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước tăng 5,43%; công nghiệp cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5,69%.

06 tháng đầu năm 2024, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh tương đối ổn định, đa phần các sản phẩm tăng so với cùng kỳ năm trước. Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu ước tăng so với cùng kỳ, như: Gạch xây dựng bằng đất sét nung ước đạt 37 triệu viên, tăng 14%; ván MDF ước 21.200 m3 tăng 23%; sản phẩm bàn, ghế, giường, tủ... bằng gỗ ước đạt 33.934 sản phẩm, tăng 6,6%; tinh bột sắn ước đạt 28.278 tấn tăng 96,7%; sản phẩm Alumin ước đạt 357 nghìn tấn, tăng 1,5%...

Nhìn chung, hiện ngành công nghiệp của Đắk Nông đã có những bước chuyển dịch, từ các ngành công nghiệp sơ chế, chế biến thô có giá trị thấp sang phát triển các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao.

Sản xuất công nghiệp Đắk Nông: Bước chuyển mình tích cực
Đắk Nông hiện có ngành công nghiệp khai thác bô xít, sản xuất alumin với hàm lượng công nghệ cao (Ảnh: Vinacomin)

Cụ thể, Đắk Nông hiện có ngành công nghiệp khai thác bô xít, sản xuất alumin với hàm lượng công nghệ cao. Dự án Nhà máy sản xuất alumin Nhân Cơ, công suất 650.000 tấn/năm đi vào hoạt động ổn định từ năm 2017 đã đóng góp khoảng 30% vào giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp.

Bên cạnh đó, Dự án Nhà máy điện phân nhôm Đắk Nông của Công ty TNHH luyện kim Trần Hồng Quân đến nay đã đầu tư xây dựng xong phần xây dựng cơ bản các hạng mục của công trình. Hiện chủ đầu tư đã được Ngân hàng MB thẩm định tài chính và thống nhất thu xếp đủ nguồn vốn cho dự án, đồng thời chủ đầu tư cũng đã lựa chọn Tổng thầu EPC cho gói thầu chế tạo, cung cấp và lắp đặt thiết bị cho dự án (Nhà thầu NFC).

Tại Công văn số 56/2023/CV-LKTHQ ngày 16/10/2023, để đảm bảo tiến độ giải ngân khởi động gói thầu EPC của dự án theo kế hoạch, chủ đầu tư kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo các Sở, ngành có liên quan tập trung hỗ trợ giúp đỡ chủ đầu tư hoàn thiện các thủ tục và điều kiện pháp lý liên quan, đáp ứng điều kiện của Tổ chức tín dụng để sớm có thể triển khai gói thầu lắp đặt thiết bị và đưa Nhà máy vào vận hành.

Sở Công Thương Đắk Nông thông tin, các kiến nghị của Công ty TNHH luyện kim Trần Hồng Quân đã được UBND tỉnh tổ chức họp, chỉ đạo xử lý; kiến nghị lên các bộ, ngành, Trung ương. Hiện nay, thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Bộ Công Thương đã có Công văn số 38/BCT-CN ngày 19/01/2024 báo cáo, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho Dự án Nhà máy điện phân nhôm Đắk Nông tiếp tục thực hiện cơ chế, chính sách đã được phê duyệt tại Quyết định số 822/QĐ-TTg ngày 30/5/2014. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh đã có văn bản chỉ đạo Ban Quản lý các khu công nghiệp chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương và các đơn vị có liên quan báo cáo, tham mưu cho UBND tỉnh triển khai thực hiện sau khi có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ.

Cùng với công nghiệp alumin, ngành công nghiệp sản xuất điện, nhất là năng lượng tái tạo bước đầu đã hình thành và có sự phát triển với 2 dự án điện mặt trời (106MWp) và 1 dự án điện gió (49,5MW) được hoàn thành và đi vào vận hành sản xuất thương mại đóng góp đáng kể vào giá trị toàn ngành công nghiệp.

Dự án Nhà máy điện phân nhôm Đắk Nông có công suất 450 nghìn tấn/năm và 4 dự án điện gió đang triển khai đầu tư (380MW), dự kiến trong thời gian tới sẽ tiếp tục là động lực thúc đẩy ngành công nghiệp phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động của tỉnh.

Đối với hạ tầng cấp điện, trong 6 tháng đầu năm, hạ tầng lưới điện trên địa bàn tỉnh Đắk Nông tiếp tục được đầu tư, cải tạo nâng cấp, mở rộng nhằm đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn cho nhu cầu hoạt động sản xuất và sinh hoạt, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng tại địa phương. Hiện tỉnh đã thực hiện đầu tư xây dựng mới 42km đường dây trung áp, cải tạo 30km đường dây trung áp, 89 km đường dây hạ áp, cải tạo 28km đường dây hạ áp, 67 trạm biến áp với tổng dung lượng 8.535kVA, cải tạo 38 trạm biến áp với tổng dung lượng 5.212 kVA. Tỷ lệ số hộ sử dụng điện đạt 99,2%; buôn, bon có điện đạt 100%.

Trong 06 tháng đầu năm 2024, sản xuất công nghiệp - hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh tiếp tục tăng trưởng; kịp thời tháo gỡ khó khăn về nguồn nguyên liệu để duy trì và ổn định sản xuất cho Nhà máy alumin Nhân Cơ, nhà máy phân bón Đức Giang - Đắk Nông mới đi vào hoạt động đã tạo giá trị gia tăng mới cho ngành công nghiệp.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 04 cụm công nghiệp với tổng diện tích là 149,61 ha. Trong đó có 02 cụm công nghiệp cơ bản hoàn thiện đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng: cụm công nghiệp Thuận An có 17 dự án đầu tư, với diện tích đất thuê lại là 16,68 ha; số vốn đăng ký đầu tư 319,42 tỷ đồng và giải quyết được việc làm cho khoảng 200 lao động và tỷ lệ lấp đầy giai đoạn I đạt 96%. Cụm công nghiệp BMC, có 02 nhà đầu tư ký kết hợp đồng thuê đất với diện tích 26.716 m2 để triển khai dự án.

Riêng cụm công nghiệp Krông Nô, UBND tỉnh đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành xem xét, tham mưu xử lý theo quy định của pháp luật. cụm công nghiệp Quảng Tâm, UBND tỉnh đã thu hồi chủ trương đầu tư.

Gỡ khó cho doanh nghiệp sản xuất công nghiệp

Sở Công Thương Đắk Nông cũng thông tin, bên cạnh kết quả đạt được vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Cụ thể, tình hình sản xuất của một số doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn về vốn, nguyên liệu và thị trường tiêu thụ. Đa phần các doanh nghiệp công nghiệp vẫn ở quy mô vừa và nhỏ, năng lực tài chính hạn chế, việc đầu tư, năng lực cạnh tranh thấp.

Bên cạnh đó, tình hình triển khai xây dựng một số dự án (các dự án điện gió, thuỷ điện, dự án điện phân nhôm) còn gặp khó khăn, chậm tiến độ do còn vướng các cơ chế, chính sách; các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025, trong đó có nhiều dự án vướng quy hoạch khoáng sản bô xít; các dự án theo Quy hoạch khoáng sản mới theo Quyết định 866/QĐ-TTg và Quyết định số 333/QĐ-TTg đang xin ý kiến hướng dẫn về thủ tục đầu tư liên quan đến thẩm quyền cấp chủ trương đầu tư, trình tự đầu tư, xác định loại đất khu nhà máy... Do vậy, tăng trưởng giá trị gia tăng mới ngành công nghiệp 6 tháng đầu năm còn chậm, chưa như kỳ vọng theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và 5 năm (2021-2025).

Chưa kể, tỉnh Đắk Nông có điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, địa hình phức tạp nên việc kêu gọi đầu tư hạ tầng khu, cụm công nghiệp còn nhiều hạn chế.

Thời gian tới, để nâng cao hiệu quả sản xuất công nghiệp, Sở Công Thương Đắk Nông xác định bám sát các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương; chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và yêu cầu thực tiễn để tập trung đẩy mạnh triển khai các dự án đầu tư: Nhà máy Alumin Nhân Cơ, Nhà máy điện phân nhôm, các dự án năng lượng tái tạo, các dự án phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh thuộc lĩnh vực ngành quản lý. Chú trọng theo dõi, nắm bắt kịp thời tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp để kịp thời tham mưu tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, đề xuất các giải pháp, chính sách phát triển hạ tầng kỹ thuật, kêu gọi đầu tư vào các cụm công nghiệp theo định hướng Quy hoạch tỉnh được phê duyệt tại Quyết định số 1757/QĐ-TTg ngày 31/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Năm 2004, công nghiệp – xây dựng của Đắk Nông chiếm 11,38% trong tổng GRDP của tỉnh. Đến năm 2023, công nghiệp - xây dựng chiếm 20,13% trong GRDP. Giai đoạn 2021 – 2025, Đắk Nông phấn đấu chỉ số sản xuất công nghiệp tăng bình quân 16%/năm. Trong giai đoạn 2026 – 2030, tỉnh sẽ đưa tỷ trọng ngành công nghiệp trong GRDP đạt 23%.

Bảo Ngọc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: sản xuất công nghiệp

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nhiều thỏa thuận hợp tác ký kết tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Nhiều thỏa thuận hợp tác ký kết tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, Viettel High Tech đã ký kết hàng loạt thỏa thuận hợp tác chiến lược với các đối tác quốc tế.
Chuyên gia vũ khí nói gì về súng cối bán tự động 100mm của Việt Nam?

Chuyên gia vũ khí nói gì về súng cối bán tự động 100mm của Việt Nam?

Tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 diễn ra ở Hà Nội, Việt Nam đã chính thức giới thiệu loại súng cối bán tự động 100 mm hoàn toàn mới.
Chuyên gia quốc tế khen bệ phóng tên lửa 70mm lắp trên xe bán tải của Việt Nam

Chuyên gia quốc tế khen bệ phóng tên lửa 70mm lắp trên xe bán tải của Việt Nam

Công ty TNHH một thành viên Cơ khí Hóa chất 13 (Tổng cục công nghiệp quốc phòng) đã gây chú ý khi ra mắt hệ thống phóng tên lửa 70mm hoàn toàn mới.
Iran cho ra mắt tên lửa đạn đạo BM-300 tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Iran cho ra mắt tên lửa đạn đạo BM-300 tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam tổ chức tại Hà Nội từ ngày 19 đến 22/12/2024, Iran đã cho ra mắt tên lửa đạn đạo BM-300.
Hàng ngàn người ‘đổ về’ Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Hàng ngàn người ‘đổ về’ Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Sáng 22/12, hàng ngàn người dân đổ về sân bay Gia Lâm (Hà Nội) để tham quan Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024.

Tin cùng chuyên mục

‘Ông lớn’ tên lửa Roketsan của Thổ Nhĩ Kỳ nói gì về Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024?

‘Ông lớn’ tên lửa Roketsan của Thổ Nhĩ Kỳ nói gì về Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024?

Roketsan, công ty hàng đầu của Thổ Nhĩ Kỳ chuyên về các hệ thống tên lửa tham gia Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 với nhiều vũ khí đặc biệt.
Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024: Mục sở thị dàn UAV ‘Made in Vietnam’

Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024: Mục sở thị dàn UAV ‘Made in Vietnam’

Tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam đã giới thiệu nhiều dòng máy bay không người lái (UAV).
Phân tích tầm nhìn của Viettel về ‘người lính tương lai’, tích hợp cả AI trong chiến đấu

Phân tích tầm nhìn của Viettel về ‘người lính tương lai’, tích hợp cả AI trong chiến đấu

Tập đoàn Công nghiệp và Viễn thông Quân đội Viettel, trực thuộc Bộ Quốc phòng, đã giới thiệu một sản phẩm quân sự đột phá – hệ thống "người lính tương lai".
Triển lãm Quốc phòng 2024:

Triển lãm Quốc phòng 2024: 'Lá chắn rồng' chống UAV của OSB Hightech có gì đặc biệt?

Tổ hợp phòng không chống UAV “Lá chắn Rồng” và hệ thống radar cảnh giới, điều khiển hỏa lực “Wisdom Eye” của OSB Hightech đã thu hút sự chú ý đặc biệt.
Chuyên gia quốc tế nói gì về tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Trường Sơn của Việt Nam?

Chuyên gia quốc tế nói gì về tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Trường Sơn của Việt Nam?

Tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, tổ hợp tên lửa đất đối hải Trường Sơn xuất hiện và gây sự chú ý lớn cho các chuyên gia quốc tế.
Hải Dương: Sản xuất công nghiệp tăng 14,8% năm 2024

Hải Dương: Sản xuất công nghiệp tăng 14,8% năm 2024

Theo UBND tỉnh Hải Dương, năm 2024, sản xuất công nghiệp phục hồi tích cực, duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức 2 con số.
Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh loạt xe đặc chủng của Bộ Công an

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh loạt xe đặc chủng của Bộ Công an

Tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, Bộ Công an đã mang đến nhiều phương tiện đặc chủng hiện đại.
Chuyên gia vũ khí quốc tế nói gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Chuyên gia vũ khí quốc tế nói gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút hàng nghìn đại biểu và khách mời, sân bay Gia Lâm chật kín khách tham quan trong và ngoài nước.
Chính sách công nghiệp cần ưu tiên phát triển ngành kinh tế trọng điểm

Chính sách công nghiệp cần ưu tiên phát triển ngành kinh tế trọng điểm

Chính sách công nghiệp quốc gia không chỉ tập trung phát triển các ngành kinh tế trọng điểm mà còn là công cụ để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Hết quặng Apatit vào năm 2040, Vinachem lo thiếu hụt nguyên liệu sản xuất phân bón

Hết quặng Apatit vào năm 2040, Vinachem lo thiếu hụt nguyên liệu sản xuất phân bón

Theo Apatit Lào Cai, đến năm 2040 quặng Apatit loại I, II, III sẽ không còn cho nhu cầu sản xuất của các đơn vị trong Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem).
Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam: Tự hào với dàn UAV, tàu quân sự, vũ khí made in Việt Nam

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam: Tự hào với dàn UAV, tàu quân sự, vũ khí made in Việt Nam

Tổng cục Công nghiệp quốc phòng Việt Nam gây ấn tượng với dàn UAV, tàu quân sự, các loại súng do chính người Việt chế tạo khiến khách tham quan rất tự hào.
Vinachem thực hiện Quy hoạch khoáng sản quốc gia đảm bảo sản xuất xanh, bền vững

Vinachem thực hiện Quy hoạch khoáng sản quốc gia đảm bảo sản xuất xanh, bền vững

Sáng 20/12 tại Lào Cai, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) tổ chức hội nghị triển khai thực hiện Quy hoạch khoáng sản Quốc gia, đảm bảo sản xuất xanh.
Sản phẩm thông tin quân sự của Việt Nam sẵn sàng kinh doanh tại Malaysia

Sản phẩm thông tin quân sự của Việt Nam sẵn sàng kinh doanh tại Malaysia

Lục quân và Bộ Quốc phòng Malaysia công nhận các sản phẩm thông tin quân sự của Viettel đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe để cung cấp cho Lục quân Malaysia.
Dễ phát tán nhưng khó kiểm soát: Hiểm họa từ tác nhân CBRN đang gia tăng

Dễ phát tán nhưng khó kiểm soát: Hiểm họa từ tác nhân CBRN đang gia tăng

Dễ phát tán, nhưng lại khó kiểm soát, các tác nhân CBRN không chỉ đe dọa sức khỏe con người, cộng đồng mà còn ảnh hưởng đến môi trường.
Viettel đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Viettel đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Viettel, với vai trò tiên phong trong lĩnh vực công nghệ quân sự tại Việt Nam, đã không ngừng nghiên cứu và phát triển các giải pháp công nghệ cao.
Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh TP-150 - máy bay Việt chất lượng quốc tế

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh TP-150 - máy bay Việt chất lượng quốc tế

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 ghi nhận một bước tiến quan trọng trong ngành hàng không Việt Nam, khi máy bay huấn luyện TP-150 lần đầu tiên ra mắt.
Mỹ đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Mỹ đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Trưng bày tại không gian ngoài trời rộng lớn, quân đội Mỹ đem đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 5 loại vũ khí với nhiều điểm đáng chú ý.
Cục Công nghiệp và Toyota hợp tác thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ

Cục Công nghiệp và Toyota hợp tác thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ

Ngày 19/12, Bộ Công Thương và Công ty Ôtô Toyota Việt Nam phối hợp tổ chức Lễ tổng kết Chương trình hỗ trợ, tư vấn cải tiến cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ.
Bộ Công Thương: Hiện thực hóa các mục tiêu tại Kế hoạch hành động CBRN

Bộ Công Thương: Hiện thực hóa các mục tiêu tại Kế hoạch hành động CBRN

Bộ Công Thương đã và đang chủ động nâng cao năng lực, phòng ngừa, phát hiện và chuẩn bị ứng phó nguy cơ, sự cố hóa học, sinh học, bức xạ và hạt nhân.
Nỗ lực hoàn thành mục tiêu nội địa hóa của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

Nỗ lực hoàn thành mục tiêu nội địa hóa của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

Đẩy mạnh sản xuất ô tô điện không chỉ góp phần thực hiện mục tiêu của Việt Nam tại COP 26 mà còn là động lực thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ trong nước.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động