Sàn Temu vẫn chưa được phép hoạt động tại Việt Nam

Hiện vẫn chưa có thông tin chính thức về thời điểm sàn thương mại điện tử Temu hoạt động trở lại tại Việt Nam.
Sàn thương mại điện tử Temu dừng hoạt động để hoàn tất thủ tục đăng ký với Bộ Công Thương Sẽ chặn sàn Temu bằng biện pháp kỹ thuật nếu không tuân thủ qui định của pháp luật Việt Nam Bộ Công Thương ra 'tối hậu thư' với sàn thương mại điện tử Temu, Shein

Chỉ cấp phép khi hồ sơ đầy đủ, hợp lệ

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương sáng ngày 10/2, ông Hoàng Ninh - Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) - cho biết: Temu vẫn trong thời gian chờ xin cấp phép hoạt động tại Việt Nam. Theo quy định, khi nền tảng thương mại này hoàn thiện đủ và hợp lệ hồ sơ mới xem xét cấp phép hoạt động.

Năm 2024, Temu gây “náo loạn” thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam khi đưa ra hoạt động khuyến mãi “khủng” giảm giá đến 70%, 80% thậm chí 90%. Ngoài ra, Temu còn cung cấp cho khách hàng cơ hội kiếm được "tín dụng", sau đó chuyển thành các giao dịch mua trong tương lai, đi kèm là quà tặng miễn phí. Phần trò chơi cũng hiển thị hàng loạt ưu đãi nếu người dùng đăng ký thành công Temu.

Sàn thương mại điện tử Temu vẫn chưa được phép hoạt động tại Việt Nam
Sàn thương mại điện tử Temu hiện vẫn chưa được phép hoạt động tại Việt Nam. Ảnh minh họa

Theo Nghị định số 85/2021/NĐ-CP, thương nhân, tổ chức nước ngoài có website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử tại Việt Nam phải thực hiện việc đăng ký hoạt động thương mại điện tử với Bộ Công Thương và thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam hoặc chỉ định đại diện ủy quyền của mình tại Việt Nam.

Tuy nhiên qua rà soát, sàn thương mại điện tử Temu chưa được cấp phép tại Việt Nam. Điều này không chỉ gây khó khăn cho doanh nghiệp nội địa mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người tiêu dùng.

Thực hiện công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã liên hệ và làm việc với Công ty Elementary Innovation Pte. Ltd - chủ sở hữu nền tảng Temu để yêu cầu tuân thủ quy định của pháp luật về thương mại điện tử tại Việt Nam theo quy định tại Nghị định số 52/2013/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 85/2021/NĐ-CP) về thương mại điện tử.

Ông Hoàng Ninh cho biết, sau khi Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số chủ động làm việc, Công ty Elementary Innovation Pte. Ltd đã triển khai thực hiện một số biện pháp theo yêu cầu của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, như: Tạm dừng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử tại Việt Nam (không sử dụng ngôn ngữ thể hiện tiếng Việt khi cung cấp dịch vụ trên website Temu.com và ứng dụng di động Temu). Nộp hồ sơ đăng ký hoạt động cung cấp dịch vụ thương mại điện tử thông qua Cổng thông tin quản lý hoạt động thương mại điện tử (online.gov.vn)…

Đồng thời gỡ bỏ các chương trình khuyến mại chưa tuân thủ quy định pháp luật về xúc tiến thương mại theo pháp luật của Việt Nam. Toàn bộ sản phẩm, hàng hóa có khuyến mại trên 50% được gỡ bỏ theo quy định tại Nghị định số 81/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại và pháp luật có liên quan khác; bỏ các chương trình, mô hình kêu gọi người dùng tham gia kinh doanh để được hưởng các khoản thưởng và hoa hồng khác nhau tại thị trường Việt Nam…

Lãnh đạo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho biết thêm, sau khi Temu tạm dừng hoạt động, các đơn hàng đã đặt cũng bị ngừng giao về Việt Nam. Ứng dụng này được yêu cầu thông báo xin lỗi và thực hiện chính sách hoàn tiền cho khách hàng. Đến thời điểm này, Temu đã hoàn toàn bộ số tiền cho cho khách hàng theo yêu cầu của Bộ Công Thương.

Siết chặt hoạt động, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Thương mại điện tử và kinh tế số Việt Nam tiếp tục là một trong những điểm sáng của phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2024 khi đóng góp hơn 25 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2023, chiếm tỷ trọng khoảng 9% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, cùng với sự phát triển nhanh và năng động của thương mại điện tử, Việt Nam trở thành điểm đến mới của các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới. Tuy nhiên vấn đề được người tiêu dùng nghi ngại là giá cả và chất lượng hàng hóa tại các sàn thương mại điện tử.

Trên thực tế, cơ quan chức năng cũng nhận định việc quản lý thương mại điện tử còn chưa chặt chẽ, nhất là các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới. Theo Bộ Công Thương, nội dung quy định tại Nghị định 52/2013/NĐ-CP và Nghị định 85/2021/NĐ-CP cơ bản đã bao quát được các quy định về thương mại điện tử có yếu tố nước ngoài, tuy nhiên lại chưa có quy định chế tài ràng buộc đủ mạnh đối với nền tảng xuyên biên giới không có hiện diện tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, chưa có quy định phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước liên quan như hải quan, thuế, quản lý thị trường trong quá trình thực thi; chưa có quy định phối hợp trong quản lý và giám sát chất lượng hàng hóa, quản lý thanh toán số hay các hệ sinh thái hỗ trợ thương mại điện tử xuyên biên giới...

Mặt khác, cũng chưa có quy định cụ thể về trách nhiệm của đơn vị cung cấp dịch vụ trung gian hỗ trợ hoạt động thương mại điện tử. Điều này dẫn đến thiếu sự quản lý và giám sát đối với mô hình trung gian. Nếu không có quy định rõ ràng về trách nhiệm của đơn vị trung gian, các tổ chức cung cấp dịch vụ hạ tầng và hỗ trợ thương mại điện tử có thể không tuân thủ đầy đủ quy định về bảo mật, chất lượng dịch vụ và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Điều này có thể dẫn đến môi trường giao dịch không an toàn, gây khó khăn cho người tiêu dùng và doanh nghiệp trong việc tham gia vào hoạt động thương mại điện tử…

Trước thực tế này, Bộ Công Thương đang lấy ý kiến xây dựng Luật Thương mại điện tử và dự kiến đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2025 (trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XV (tháng 10/2025) và thông qua tại Kỳ họp thứ 11 (tháng 5/2026).

Dự thảo luật đã đưa ra thêm biện pháp quản lý, trong đó quy định rõ về các hình thức hoạt động thương mại điện tử, chủ thể tham gia, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể, đẩy mạnh phân cấp phân quyền; yêu cầu thêm trách nhiệm với chủ sàn thông tin hàng hóa, dịch vụ và phân loại hàng hóa trong nước hay nước ngoài bán trên nền tảng, cung cấp thông tin định kỳ, báo cáo về tình hình kinh doanh trên nền tảng…

Đặc biệt, người thực hiện livestream hoặc những người tư vấn bán hàng hóa, dịch vụ thuộc các ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện cũng được quy định cụ thể.

Trước đó, tại Nghị quyết 09/NQ-CP Hội nghị Chính phủ với địa phương và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12/2024, Chính phủ cũng đã yêu cầu Bộ Công Thương nghiên cứu, sửa đổi theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật về thương mại điện tử để định danh người bán trên sàn thương mại điện tử thông qua VneID.

"Đây không chỉ là giải pháp nâng cao quản lý và kiểm soát nguồn hàng, chất lượng hàng hoá, giao dịch trên môi trường không gian mạng, mà còn bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, giúp truy xuất nguồn gốc người bán, giảm nguy cơ lừa đảo, bán hàng giả. Người mua hàng từ đó thêm căn cứ để tin tưởng vào người bán, giảm thiểu rủi ro gặp phải hàng giả, hàng kém chất lượng hoặc các hành vi lừa đảo", lãnh đạo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số chia sẻ.

Để bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng, Bộ Công Thương khuyến cáo người tiêu dùng tuyệt đối không thực hiện giao dịch với các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới chưa đăng ký để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Tâm An
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Sàn Temu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Xuất khẩu nông sản khởi sắc: Đâu là ‘át chủ bài’ của Việt Nam?

Xuất khẩu nông sản khởi sắc: Đâu là ‘át chủ bài’ của Việt Nam?

Bức tranh xuất khẩu nông sản đầu năm 2025 có nhiều tín hiệu sáng. Bộ Công Thương đã và đang triển khai nhiều giải pháp xúc tiến xuất khẩu mặt hàng này.
HCM City Export: Nơi doanh nghiệp tăng kết nối, đẩy đơn hàng

HCM City Export: Nơi doanh nghiệp tăng kết nối, đẩy đơn hàng

Đó là khẳng định của ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tại Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu Xuất khẩu 2025 (HCM City Export).
Doanh nghiệp Việt Nam - Brazil kỳ vọng gì từ chuyến thăm của Tổng thống?

Doanh nghiệp Việt Nam - Brazil kỳ vọng gì từ chuyến thăm của Tổng thống?

Chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Brazil vừa là cơ hội để hai nước thâm nhập sâu hơn vào thị trường của nhau, vừa đặt nền tảng thúc đẩy hợp tác ASEAN-MERCOSUR
Chợ Cồn - 40 năm chuyển mình cùng thành phố Đà Nẵng

Chợ Cồn - 40 năm chuyển mình cùng thành phố Đà Nẵng

Công ty Quản lý và Phát triển các chợ Đà Nẵng vừa tổ chức chương trình 'Chợ Cồn – phát triển cùng thành phố Đà Nẵng' để chào mừng nhiều dấu mốc quan trọng.
HCM City Export 2025: Kết nối giao thương, mở rộng xuất khẩu

HCM City Export 2025: Kết nối giao thương, mở rộng xuất khẩu

HCM City Export 2025 không chỉ là nơi để doanh nghiệp trưng bày, giới thiệu sản phẩm, mà còn gặp gỡ, tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường và thúc đẩy xuất khẩu.

Tin cùng chuyên mục

Lùi thời hạn nộp thuế: Người bán hàng trên sàn thương mại điện tử

Lùi thời hạn nộp thuế: Người bán hàng trên sàn thương mại điện tử 'thở phào'

Một số người bán hàng bày tỏ sự vui mừng trước đề xuất của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam xin lùi thời hạn sàn thương mại điện tử nộp thuế thay người bán.
Cẩn trọng với

Cẩn trọng với 'cạm bẫy' khi xuất khẩu sang Algeria

Dù tình trạng lừa đảo qua Internet tại Algeria không phổ biến, tuy nhiên doanh nghiệp Việt Nam vẫn được khuyến cáo thận trọng, kiểm tra và xác minh đối tác.
Rút đơn rà soát thuế xi măng Việt Nam tại Philippines

Rút đơn rà soát thuế xi măng Việt Nam tại Philippines

Theo thông báo của Ủy ban thuế Philippines (TC), nguyên đơn đã rút đơn yêu cầu rà soát giữa kỳ lệnh áp thuế chống bán phá giá xi măng Việt Nam.
Bộ Công Thương thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 831/QĐ-BCT ngày 21/3/2025 thành lập đoàn kiểm tra liên ngành việc kinh doanh xuất khẩu gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long.
Infographic | Xuất nhập khẩu Việt Nam - Singapore đạt 1,77 tỷ USD

Infographic | Xuất nhập khẩu Việt Nam - Singapore đạt 1,77 tỷ USD

Hai tháng đầu năm 2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều giữa Việt Nam và Singapore đạt 1,77 tỷ USD.
Khi hàng kém chất lượng được ‘tô vẽ’ trên sàn

Khi hàng kém chất lượng được ‘tô vẽ’ trên sàn

Các sản phẩm kém chất lượng được "tô vẽ" bằng những lời quảng cáo hoa mỹ trên sàn thương mại điện tử gây hiểu lầm cho người tiêu dùng.
Quảng bá bơ Lâm Đồng trên chuyến bay Việt Nam - Hàn Quốc

Quảng bá bơ Lâm Đồng trên chuyến bay Việt Nam - Hàn Quốc

Lâm Đồng dự kiến hợp tác với Vietnam Airlines quảng bá bơ đặc sản trên chuyến bay đến Hàn Quốc, hướng đến mục tiêu thúc đẩy tiêu thụ và xuất khẩu mặt hàng bơ.
Giá dừa tăng phi mã, xuất khẩu có chịu ảnh hưởng?

Giá dừa tăng phi mã, xuất khẩu có chịu ảnh hưởng?

So với cùng kỳ, hiện giá dừa tươi tăng 110-120%, trong khi dừa khô tăng 150%. Biến động mạnh của giá dừa tác động như thế nào đến các doanh nghiệp xuất khẩu?
Gỡ đầu ra cho nông sản Điện Biên - Bài cuối: Nâng sản phẩm từ lượng và chất.

Gỡ đầu ra cho nông sản Điện Biên - Bài cuối: Nâng sản phẩm từ lượng và chất.

Để nông sản Điện Biên có chỗ đứng trên thị trường, cần một giải pháp tổng thể, giải quyết các điểm nghẽn và hướng tới phát triển bền vững.
Định vị lại ngành hàng rau quả xuất khẩu

Định vị lại ngành hàng rau quả xuất khẩu

Xuất khẩu rau quả liên tục sụt giảm từ đầu năm đến nay đặt ra bài toán cấp bách trong việc tái cấu trúc ngành hàng này.
Nông sản Gia Lai làm gì để vào thị trường Nhật Bản?

Nông sản Gia Lai làm gì để vào thị trường Nhật Bản?

Dù nông sản Gia Lai từng bước đã tiếp cận được với thị trường “khó tính” Nhật Bản, song dư địa cho các sản phẩm này vẫn còn rất lớn.
Bộ Công Thương đề nghị loạt giải pháp với Long An để thúc đẩy xuất nhập khẩu

Bộ Công Thương đề nghị loạt giải pháp với Long An để thúc đẩy xuất nhập khẩu

Tại buổi làm việc của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà với Long An chiều 21/3, Bộ Công Thương đề nghị Long An tiếp tục phối hợp với Bộ để đẩy mạnh xuất khẩu.
Gỡ đầu ra cho nông sản Điện Biên - Bài 2: Định vị từ thương hiệu

Gỡ đầu ra cho nông sản Điện Biên - Bài 2: Định vị từ thương hiệu

Việc yếu và thiếu những sản phẩm chất lượng, chưa có các thương hiệu mạnh chiếm lĩnh thị trường đang là rào cản của nông sản Điện Biên.
Niêm yết các sản phẩm mới trên Sở Giao dịch Hàng hoá: Hoạt động cụ thể trong xây dựng Trung tâm tài chính

Niêm yết các sản phẩm mới trên Sở Giao dịch Hàng hoá: Hoạt động cụ thể trong xây dựng Trung tâm tài chính

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) tiếp tục tổ chức buổi tập huấn cho thành viên tại TP. Hồ Chí Minh qua đó nhằm nâng cao gia tăng giao thương hàng hóa.
Longform: Bộ Công Thương lên tiếng về việc Shopee, Tiktok Shop tăng phí

Longform: Bộ Công Thương lên tiếng về việc Shopee, Tiktok Shop tăng phí

Gần đây, các sàn thương mại điện tử lớn như Shopee và TikTok Shop đã công bố kế hoạch điều chỉnh chính sách thu phí sàn, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/4.
Doanh nghiệp, người dùng hưởng lợi từ công nghệ truy xuất nguồn gốc

Doanh nghiệp, người dùng hưởng lợi từ công nghệ truy xuất nguồn gốc

Việc ứng dụng công nghệ trong hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa đem lại nhiều lợi ích cho cả cơ quan quản lý, doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Bình Phước: Thúc đẩy xúc tiến thương mại sản phẩm chủ lực

Bình Phước: Thúc đẩy xúc tiến thương mại sản phẩm chủ lực

Sở Công Thương tỉnh Bình Phước có nhiều giải pháp thúc đẩy xúc tiến thương mại, hỗ trợ đầu ra cho các sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng, chủ lực của địa phương.
Bộ Công Thương lấy ý kiến về hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu năm 2025

Bộ Công Thương lấy ý kiến về hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu năm 2025

Bộ Công Thương hoàn thiện Thông tư về hạn ngạch nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu 2025, đảm bảo minh bạch, tuân thủ cam kết WTO và phù hợp chính sách ngoại thương.
Gỡ đầu ra cho nông sản Điện Biên - Bài 1: Khó chồng khó

Gỡ đầu ra cho nông sản Điện Biên - Bài 1: Khó chồng khó

Với nhiều nỗ lực của các cấp chính quyền, ngành nông nghiệp tỉnh đã có nhiều khởi sắc, song, số lượng và chất lượng sản phẩm nông sản còn bỏ ngỏ.
Sắp diễn ra tọa đàm

Sắp diễn ra tọa đàm 'Nới quy định, tạo đòn bẩy cho xúc tiến xuất khẩu tại chỗ'

Sáng 21/3, Báo Công Thương sẽ tổ chức tọa đàm "Nới quy định, tạo đòn bẩy cho xúc tiến xuất khẩu tại chỗ" và phát trực tiếp trên các nền tảng số của báo.
Mobile VerionPhiên bản di động