Sản phẩm OCOP: Sản phẩm đặc biệt cần cách quảng bá đặc biệt

Thế mạnh của các sản phẩm OCOP chính là câu chuyện đặc biệt ở phía sau. Vì thế, cách quảng bá sản phẩm cũng cần đặc biệt.
Đà Nẵng: Quảng bá sản phẩm nước mắm Nam Ô, sản phẩm OCOP đến du khách Đồng Tháp: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch nông nghiệp, làng nghề

Những cách làm mới

Mới đây, một thông tin thú vị khiến rất nhiều người chú ý là Quảng Ninh sẽ đấu giá "hoa hậu gà" tại Tiên Yên, Quảng Ninh.

Theo đó, một trong những nét mới của Tuần Văn hóa - Thể thao các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ IV năm 2023 là sẽ đấu giá các con gà đạt giải trong phần thi: “Vua gà”, “Hoa hậu gà”, “Đôi gà đẹp”. 20% giá trị đấu giá, ban tổ chức dành cho Đội có gà tham gia đấu giá thành công.

Tuần Văn hóa Thể thao các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ IV tổ chức tại Làng Văn hóa dân tộc Tày, thôn Đồng Đình, xã Phong Dụ (nơi được coi là thủ phủ nuôi gà của huyện Tiên Yên).

Nhấn mạnh về thương hiệu gà Tiên Yên, năm nay có phần thi “Hoa hậu gà”; trao giải “Á hậu gà 1"; “Á hậu gà 2", thi “Đan lồng gà đẹp”. Dự kiến sẽ có khoảng 20 đội đến từ các hợp tác xã, trang trại, gia trại chăn nuôi gà Tiên Yên trên địa bàn huyện tham dự. Mỗi nội dung thi sẽ có những quy định riêng.

Giống gà Tiên Yên được ông Lý Văn Diểng, người dân tộc Sán Dìu góp công bảo tồn và phát triển, nay trở thành một sản phẩm OCOP nổi tiếng của địa phương. Trước đây, vào năm 2020, Hội thi “Vua gà” đã được tổ chức một lần, là một trong những sự kiện độc đáo đã thu hút rất nhiều du khách.

Gà Tiên Yên là một trong 50 món ăn ngon nhất Việt Nam. Nhưng nhiều du khách rất băn khoăn cách phân biệt gà Tiên Yên “chuẩn OCOP”. Do đó, sự kiện này sẽ giới thiệu cho du khách những nét đặc trưng, nhận diện gà Tiên Yên để người dân yên tâm mua đúng sản phẩm. Việc này không chỉ giúp quảng bá thương hiệu sản phẩm mà còn góp phần kích cầu tiêu thụ sản phẩm đặc trưng của địa phương. Đồng thời, kể câu chuyện đằng sau sản phẩm OCOP một cách tự nhiên và dễ truyền tải nhất.

Sản phẩm OCOP: Sản phẩm đặc biệt cần cách quảng bá đặc biệt
2 nghệ sỹ nổi tiếng hỗ trợ bán bí xanh cho tỉnh Bắc Kạn

Trong thời đại 4.0 bùng nổ, việc bán hàng OCOP qua hình thức livestream ngày càng phát triển. Cụ thể, ngày 12/8, tại huyện Sông Mã, Sơn La, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và một số đơn vị phối hợp tổ chức Chương trình Chợ phiên OCOP Sơn La - Về miền nông sản.

Chương trình thu hút hơn 11 nhà sáng tạo nội dung trên nền tảng mạng xã hội để livestream quảng bá, bán một số sản phẩm OCOP của tỉnh Sơn La. Chỉ trong 4 tiếng đồng hồ (từ 9 – 13h), 12 phiên livestream đã thu hút hơn 20 triệu lượt tiếp cận, 572.180 lượt vào xem, 5 tấn nhãn Sông Mã cùng 2.350 đơn hàng nông sản được bán, mang về 467 triệu đồng doanh thu. Qua đó góp phần giới thiệu, lan tỏa hình ảnh Sơn La với nhiều sản phẩm đặc trưng đến đông đảo người tiêu dùng trong nước.

Cùng với nhãn Sơn La, các sản phẩm OCOP đặc trưng khác như bí xanh Bắc Kạn, vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) cũng được tiêu thụ rất tốt qua các phiên livestream, phần nào hạn chế được tình trạng mất giá trong thời điểm thu hoạch rộ.

Là quốc gia có thế mạnh về các sản phẩm OCOP, tính đến 30/6/2023, cả nước đã có 63/63 tỉnh, thành phố đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP. Đã có 9.852 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên, trong đó 66,9% sản phẩm 3 sao, 32,2% sản phẩm 4 sao, 0,6% sản phẩm tiềm năng 5 sao và 42 sản phẩm 5 sao.

Sản phẩm OCOP đang từng bước khẳng định được giá trị và chất lượng trên thị trường, được người dân tín nhiệm. Nhiều sản phẩm OCOP 5 sao đã được Lãnh đạo Đảng và Nhà nước tin tưởng, lựa chọn làm quà tặng trong các hội nghị quan trọng và các chuyến công tác nước ngoài; đồng thời, được một số bộ, ngành sử dụng làm quà tặng đại biểu trong các hội nghị của ngành. Nhiều sản phẩm được xuất khẩu thành công ra thị trường nước ngoài.

Xóa mối lo được mùa mất giá

Bên cạnh thành công thời gian vừa qua, điều đáng lo là rất nhiều sản phẩm vẫn còn rơi vào tình trạng “được mùa mất giá”. Đơn cử, ngay vụ mùa 2023, bí xanh thơm – một loại nông sản đặc hữu nổi tiếng của huyện Ba Bể đã đạt chứng nhận OCOP 4 sao, do ảnh hưởng của nắng hạn nên vừa mất mùa, vừa mất giá. Giá thu mua bí tại địa phương chỉ dao động từ 4.500 - 6.000 đồng/kg. Đây là điều rất đáng buồn bởi đây là một loại đặc sản rất có chất lượng và đã được người dân biết đến sau rất nhiều nỗ lực xây dựng thương hiệu của địa phương.

Không chỉ với bí xanh thơm mà nhiều sản phẩm OCOP khác cũng cùng mối lo được mùa mất giá khi vào vụ thu hoạch như vải, nhãn… bởi có đặc trưng là chín rộ cùng một thời điểm, thời gian thu hoạch rất ngắn.

Nhìn ra các quốc gia, rất nhiều cách quảng bá sản phẩm đặc trưng đã được thực hiện rất thành công. Đơn cử, Hàn Quốc được coi là hình mẫu quảng bá ẩm thực thế giới.

Cụ thể, các công ty thực phẩm và chuỗi nhà hàng của Hàn Quốc đang khai thác sự phổ biến rộng rãi của các bộ phim truyền hình dài tập, phim điện ảnh và nhạc pop để kích thích mọi người trên khắp thế giới "phát thèm" vì đồ ăn của họ.

Bộ phim "Ký sinh trùng", đoạt giải phim hay nhất tại Lễ trao giải Oscar 2020 có một phân cảnh đáng chú ý là khi các nhân vật ăn món mì nổi tiếng có tên Chapaguri, được làm bằng hai loại mì khác nhau từ công ty Nongshim của Hàn Quốc.

Sau khi bộ phim ra mắt, Nongshim đã tung ra sản phẩm mới tại 20 quốc gia kết hợp hai loại mì Chapagetti và Neoguri thành mì "Chapaguri". Món ăn này tiếp tục trở thành một cú hit lớn, xuất hiện trên kệ hàng của những gã khổng lồ bán lẻ Mỹ như Walmart và Kroger. Sản phẩm này tạo ra doanh số bán hàng trên toàn thế giới với tổng trị giá 30 tỷ won (25,5 triệu USD). Doanh số bán mì ăn liền của công ty, bao gồm cả thương hiệu nổi tiếng Shin Ramyun, đạt 291 triệu USD ở Bắc Mỹ vào năm 2020 và 314 triệu USD ở Trung Quốc.

Hoặc sản phẩm kim chi Hàn Quốc cũng được quảng bá một cách khéo léo nhưng rất hiệu quả thông qua các bộ phim truyền hình dài tập. Phát vào đúng khung giờ các gia đình Việt Nam dùng bữa, sản phẩm này đã được đưa đến người xem một cách khéo léo và trở thành một món ăn rất phổ biến ở Việt Nam.

Tại Thái Lan, để quảng bá sản phẩm OTOP (viết tắt của chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” - One Tambon One Product, Thái Lan đã in ấn phẩm đưa lên các chuyến bay của hãng hàng không Quốc gia. Thái Lan cũng có phần mềm quản lý sản phẩm OTOP, cung cấp thông tin về thị trường cho sản phẩm đó.

Ở Việt Nam, câu chuyện bí xanh thơm vụ mùa 2023 cũng có một kết cục hết sức “có hậu” khi qua phiên livestream của “cặp bài trùng” Nghệ sĩ Tự Long và Xuân Bắc, giá thu mua bí xanh thơm tại địa phương đã lên mức 7.000 - 8.000 đồng/kg. Doanh thu từ sản lượng bí xanh thơm bán ra sau 02 ngày tổ chức sự kiện được hơn 400 triệu đồng.

Như vậy, không phải là không có cách để tiêu thụ các sản phẩm OCOP thế mạnh. Song điều cần thiết là các giải pháp phải được thực hiện bài bản, hiệu quả và có lộ trình cụ thể.

Mỗi sản phẩm OCOP là một câu chuyện đặc biệt - câu chuyện văn hoá, câu chuyện lịch sử, câu chuyện đời sống vùng miền, nguồn gốc xa xưa của cha ông chúng ta và ngày nay ta kế thừa. Đó là vấn đề ngoài sinh kế cho bà con nông dân.

Khi đưa sản phẩm OCOP từ địa phương này đến địa phương kia và xuất khẩu các sản phẩm OCOP ra nước ngoài là xuất khẩu cả tinh hoa, xuất khẩu câu chuyện văn hoá Việt Nam. Đây là hồn cốt của các thương hiệu sản phẩm, cũng là hồn cốt của thương hiệu Việt Nam. Do đó, việc quảng bá cũng cần sự quan tâm và triển khai theo các cách đặc biệt để không còn nơm nớp nỗi lo đầu ra mỗi khi mùa vụ tới.

Phương Lan
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: sản phẩm OCOP

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững

Báo Công Thương đã trao đổi với Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang về những giải pháp nhằm thúc đẩy Chương trình OCOP phát triển bền vững.
Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Sau 6 năm triển khai, Chương trình OCOP ở Thanh Hóa đã đạt nhiều kết quả, nhưng vẫn còn không ít bất cập, khiến chương trình OCOP chưa phát huy hết tiềm năng.
Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Nâng sao, đếm số sản phẩm OCOP thực hiện theo phong trào khiến nhiều sản phẩm OCOP bị ''hụt hơi'' trong cuộc đua trụ hạng, gây lãng phí ngân sách Nhà nước.
Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Sau 6 năm triển khai, Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP đã mang lại nguồn lợi về kinh tế, thu nhập bền vững cho người nông dân tỉnh Thanh Hóa.
Cà phê Bích Thao Sơn La tiếp tục đạt OCOP 5 sao

Cà phê Bích Thao Sơn La tiếp tục đạt OCOP 5 sao

Trong số 3 sản phẩm công nhận lại sản phẩm OCOP cấp quốc gia năm 2024, tỉnh Sơn La có sản phẩm cà phê bột nguyên chất của HTX Cà phê Bích Thao.

Tin cùng chuyên mục

Đà Nẵng: Sản phẩm OCOP đổi mới mẫu mã bao bì vào cao điểm mùa hàng Tết

Đà Nẵng: Sản phẩm OCOP đổi mới mẫu mã bao bì vào cao điểm mùa hàng Tết

Các sản phẩm OCOP TP. Đà Nẵng đang vào cao điểm mùa hàng Tết Nguyên đán Ất Tỵ. Ngoài đa dạng sản phẩm, nhiều cơ sở còn đầu tư đổi mới mẫu mã bao bì bắt mắt.
Hà Nội - Hà Giang kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP và nông sản tiêu biểu

Hà Nội - Hà Giang kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP và nông sản tiêu biểu

Hội Nông dân TP. Hà Nội và Hội Nông dân tỉnh Hà Giang xác định, cùng nhau tăng cường quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản đạt chứng nhận VietGAP.
Sóc Trăng: Khai mạc Hội chợ OCOP và Liên hoan ẩm thực đường phố

Sóc Trăng: Khai mạc Hội chợ OCOP và Liên hoan ẩm thực đường phố

Cuối tuần này, Sóc Trăng trở nên sôi động với 2 sự kiện là Hội chợ Xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền 2024 và Liên hoan ẩm thực đường phố.
Hàng trăm gian hàng sản phẩm OCOP vùng miền quy tụ tại TP. Hồ Chí Minh

Hàng trăm gian hàng sản phẩm OCOP vùng miền quy tụ tại TP. Hồ Chí Minh

Tuần lễ sản phẩm OCOP, đặc trưng vùng miền và công nghệ sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản năm 2024 tại TP. Hồ Chí Minh quy tụ hàng trăm gian hàng.
Thị xã Quảng Yên: Hội đồng OCOP đánh giá kỹ lưỡng chất lượng 12 sản phẩm

Thị xã Quảng Yên: Hội đồng OCOP đánh giá kỹ lưỡng chất lượng 12 sản phẩm

Ngày 30/10, Hội đồng đánh giá phân loại sản phẩm OCOP thị xã Quảng Yên đã tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2024.
Vĩnh Phúc có 141 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP

Vĩnh Phúc có 141 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP

Hiện toàn tỉnh Vĩnh Phúc có 141 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh, trong đó 34 sản phẩm đạt chất lượng 4 sao và 107 sản phẩm đạt 3 sao.
Sóc Trăng: 350 gian hàng sẽ quy tụ tại Hội chợ xúc tiến thương mại OCOP năm 2024

Sóc Trăng: 350 gian hàng sẽ quy tụ tại Hội chợ xúc tiến thương mại OCOP năm 2024

Dự kiến có 350 gian hàng tham dự Hội chợ xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP tỉnh Sóc Trăng và đặc sản vùng miền năm 2024.
Đưa hàng Việt chất lượng cao đến với người tiêu dùng Nam Định

Đưa hàng Việt chất lượng cao đến với người tiêu dùng Nam Định

Trong 3 năm qua, Sở Công Thương tỉnh Nam Định đã triển khai xây dựng thành công 2 Điểm bán hàng Việt Nam trên địa bàn tỉnh.
Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Nhằm nâng tầm giá trị hàng hóa nông sản, nhất là sản phẩm OCOP, Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đưa sản phẩm đến người tiêu dùng, hướng đến xuất khẩu.
Tuyên Quang: Lần đầu xuất khẩu sản phẩm OCOP sang Vương quốc Anh

Tuyên Quang: Lần đầu xuất khẩu sản phẩm OCOP sang Vương quốc Anh

Sau nhiều nỗ lực của ngành nông nghiệp, người nông dân, Tuyên Quang đã có 06 sản phẩm được xuất khẩu sang thị trường Anh.
Bố Trạch- Quảng Bình: Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Bố Trạch- Quảng Bình: Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Bố Trạch là huyện có số lượng sản phẩm được chứng nhận OCOP dẫn đầu trên địa bàn tỉnh Quảng Bình với 65 sản phẩm được chứng nhận OCOP 3 sao trở lên.
Trung tâm đặc sản Việt Nam: Hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ hàng Việt Nam

Trung tâm đặc sản Việt Nam: Hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ hàng Việt Nam

Trung tâm đặc sản Việt Nam vừa được khánh thành tại TP. Châu Đốc (An Giang), là nơi quảng bá, tiêu thụ hàng Việt Nam.
Thanh Hóa: Chủ thể OCOP cần sáng tạo để tăng khả năng cạnh tranh, đưa sản phẩm ra thị trường lớn

Thanh Hóa: Chủ thể OCOP cần sáng tạo để tăng khả năng cạnh tranh, đưa sản phẩm ra thị trường lớn

Sản phẩm OCOP ở Thanh Hóa đã thúc đẩy kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân, nhưng để đưa sản phẩm ra thị trường lớn thì cần cách làm sáng tạo.
Tại sao sản phẩm OCOP Thanh Hóa chưa thể bứt phá?

Tại sao sản phẩm OCOP Thanh Hóa chưa thể bứt phá?

Là địa phương có rất nhiều tiềm năng, lợi thế; thế nhưng đang còn những rào cản ngăn bước sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hóa bứt phá, vươn tầm thế giới.

''Bắt bệnh'' lý do sản phẩm OCOP vẫn còn vắng bóng tại các siêu thị

Dù “dấu ấn” OCOP đã tương đối rõ nhưng việc tiêu thụ còn những khó khăn, đòi hỏi các giải pháp thúc đẩy đưa sản phẩm OCOP đến người tiêu dùng.
Đà Nẵng: Phiên chợ OCOP hưởng ứng cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Đà Nẵng: Phiên chợ OCOP hưởng ứng cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Phiên chợ nông sản và sản phẩm OCOP năm 2024 lan tỏa mạnh mẽ Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam tại TP. Đà Nẵng.
Mở

Mở 'cánh cửa' cho sản phẩm OCOP vào siêu thị, chuỗi bán lẻ, sàn thương mại điện tử

Chiều 19/8, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị xúc tiến thương mại đưa sản phẩm OCOP vào các chuỗi siêu thị, mở ra cơ hội tiêu thụ sản phẩm này.
Kết nối giao thương sản phẩm OCOP Quảng Nam với các nhà cung cấp Đà Nẵng

Kết nối giao thương sản phẩm OCOP Quảng Nam với các nhà cung cấp Đà Nẵng

Hội nghị Kết nối giao thương sản phẩm OCOP Quảng Nam với các nhà phân phối nhằm hỗ trợ thương mại hóa sản phẩm OCOP đến người tiêu dùng và xuất khẩu hiệu quả.
Quảng Nam và Đà Nẵng

Quảng Nam và Đà Nẵng 'bắt tay' quảng bá sản phẩm OCOP

Hơn 100 chủ thể OCOP đến từ tỉnh Quảng Nam và TP. Đà Nẵng trưng bày, giới thiệu các sản phẩm OCOP đến với người tiêu dùng và du khách tại TP. Đà Nẵng.
70 gian hàng tham gia Ngày hội nông sản OCOP và văn hóa ẩm thực 6 tỉnh Việt Bắc

70 gian hàng tham gia Ngày hội nông sản OCOP và văn hóa ẩm thực 6 tỉnh Việt Bắc

Ngày hội nông sản OCOP và văn hóa ẩm thực 6 tỉnh Việt Bắc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 24/8 đến hết ngày 28/8/2024, tại thành phố Bắc Kạn với 70 gian hàng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động