Sản phẩm OCOP Nghệ An tăng tốc phục vụ thị trường Tết

Thời điểm này, các doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP ở Nghệ An đã đầu tư về hình thức, mẫu mã để sẵn sàng nguồn hàng hóa phục vụ thị trường Tết.
7 sản phẩm OCOP Nghệ An được đưa vào kinh doanh tại siêu thị Big C Sản phẩm OCOP Nghệ An “mang chuông đi đánh xứ người”

Tết Nguyên đán là thời điểm sức mua, bán tăng mạnh phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và thị trường quà tặng, quà biếu. Nắm bắt xu thế này mà các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất sản phẩm OCOPNghệ An đã mạnh dạn thiết kế, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm của mình để sẵn sàng nguồn hàng cung ứng thị trường.

Tăng tốc sản xuất hàng hoá phục vụ Tết

Thời điểm này, cơ sở Hợp tác xã sản xuất và kinh doanh bò giàng Thảo Hảo ở thị trấn Tương Dương, tỉnh Nghệ An nấp nập khách tới đặt hàng Tết.

Chị Trần Thị Thảo - Chủ nhiệm hợp tác xã chia sẻ với phóng viên: Bò giàng là đặc sản vùng cao với vị ngon riêng có và được người miền xuôi ưa chuộng. Trung bình hợp tác xã ngày thường làm từ 3-4 yến thịt tươi, còn thời điểm áp Tết này đã phải tăng lên 5-6 yến thịt tươi mỗi ngày. Theo bà Thảo, để làm bò giàng ngon, phải chọn bò bản địa, thịt bò loại 1. Mỗi con bò cũng chỉ chọn được 1 yến thịt để làm. Trong đó, ngoài khâu tẩm ướp cần bí quyết, công đoạn giàng rất quan trọng. Thịt được buộc dây để phơi dưới nắng nhẹ, đêm cho vào bếp, củi được đốt bên dưới trong nhiều giờ để hong. Quy trình này kéo dài liên tục 5 ngày đến khi thịt khô cong, có mùi vị thơm ngon thì dừng lại.

Sản phẩm OCOP Nghệ An tăng tốc phục vụ thị trường Tết
Thời điểm này, các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất OCOP ở Nghệ An đã đầu tư về hình thức, mẫu mã để sẵn sàng nguồn hàng hóa phục vụ thị trường Tết

Ngoài sản xuất thịt bò giàng, chị Thảo còn làm thịt lợn giàng, thịt ba chỉ gác bếp, lạp xưởng. Với sản phẩm đã được công nhận 3 sao OCOP năm 2020, việc tiêu thụ khá dễ dàng, giá bán ổn định: bò giàng 1.000.000 đồng/kg, lợn giàng 600.000 đồng/kg, ba chỉ gác bếp 400.000 đồng/kg, lạp xưởng 350.000 đồng/kg.

Chị Thảo hào hứng chia sẻ: “Sản phẩm của cơ sở đã tham gia nhiều hội chợ xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm tại Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Thanh Hóa, TP. Vinh và hiện đã được siêu thị BigC ký hợp đồng thỏa thuận tiêu thụ sản phẩm…”.

Tháng cận Tết, làng nghề sản xuất bánh cà xã Hưng Tân (huyện Hưng Nguyên) trở nên nhộn nhịp hơn, hàng chục hộ gia đình tất bật lao động. Mỗi người một việc, từ cân ký đến dán bao bì, đóng gói sản phẩm. Từ những nguyên liệu sẵn có, người dân nơi đây tạo ra sản phẩm chất lượng được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh ưu chuộng.

Bánh cà (hay còn gọi là bi cà) ở Làng Đông, xã Hưng Tân, có từ bao giờ chẳng ai nhớ. Những người già nhất ở đây chỉ biết khi mình sinh ra và lớn lên đã được thưởng thức thứ quà dân dã này.

Hơn 10 năm trở lại đây, bánh cà trở thành thứ hàng hóa cho thu nhập khá đối với các hộ dân nơi đây. Bánh cà Làng Nam ngoài cung ứng cho thị trường nội tỉnh, hiện đã được bán tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hà Tĩnh...

Sản phẩm OCOP Nghệ An tăng tốc phục vụ thị trường Tết
Sản phẩm bánh cà Làng Nam được ưa chuộng bởi nguyên liệu sạch, không sử dụng phụ gia hay chất bảo quản

"Cả xã có 100 hộ dân thì có tới khoảng 70% hộ làm được sản phẩm này. Tuy nhiên có khoảng 80 hộ dân với gần 150 lao động là làm thường xuyên với số lượng lớn, cung ứng cho thị trường Tết Nguyên đán trên dưới 100 tấn sản phẩm. Ðây là những dòng sản phẩm tiềm năng của làng nghề đang được xã xây dựng sản phẩm OCOP 4 sao vào năm 2023" - ông Nguyễn Văn Tâm, Chủ tịch UBND xã Hưng Tân cho hay.

Để chuẩn bị cho vụ Tết này, chị Nguyễn Thị Dung ở làng Đông, xã Hưng Tân, sản xuất 6-7 yến sản phẩm bánh cà các loại, riêng từ tháng 10 tới dịp cận Tết, sản lượng tăng lên 1 tạ sản phẩm/ngày. Thời điểm này, nhân công tại cơ sở tăng ca liên tục với mức thu nhập tăng thêm nửa ngày lương. Cơ sở hiện đang có nhu cầu tuyển dụng thêm lao động để kịp sản xuất”.

Theo chị Dung, nguyên liệu gồm gạo nếp, trứng gà, đường kính và dầu ăn. Thay vì sản xuất thủ công truyền thống, năm nay gia đình đầu tư hơn 15 triệu đồng để trang bị máy trộn bột giải phóng sức lao động, tăng hiệu quả sản xuất. Sản phẩm bánh cà của gia đình từ lâu được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh biết đến bởi hương vị thơm ngon. Chỉ tính riêng từ tháng 8 tới nay, gia đình đã cung cấp ra thị trường gần 4 tấn bánh cà, sau khi trừ chi phí cho lãi ròng hàng trăm triệu đồng.

“Tết năm nay, ngoài sản phẩm bánh cà truyền thống, làng nghề còn “tung” ra thị trường nhiều sản phẩm mới như bánh cà gấc, bánh cà sen, bánh quẩy, bánh cà bột ớt kim chi…” - chị Nguyễn Thị Dung cho hay.

Đa dạng kênh bán hàng

Một trong 253 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 3 sao trở lên của tỉnh Nghệ An - Bộ sản phẩm OCOP “Sen quê Bác” đang trên đường trở thành thương hiệu sản phẩm quốc gia. Đây là các sản phẩm được chế biến từ sen của hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Sen quê Bác ở huyện Nam Đàn.

Sản phẩm OCOP Nghệ An tăng tốc phục vụ thị trường Tết
Nhiều sản phẩm OCOP Nghệ An phục vụ Tết lên kệ các siêu thị hiện đại trên địa bàn

Chia sẻ với phóng viên, anh Phạm Kim Tiến - Giám đốc Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Sen quê Bác cho hay: Hợp tác xã đang trồng, chăm sóc, bảo tồn và cung ứng trên 100 giống sen khác nhau. Hiện có 15 sản phẩm được chế biến từ sen. Trong số đó, có 4 sản phẩm đạt OCOP 4 sao gồm trà tâm sen, hạt sen sấy, trà ướp bông sen, trà liên tu và 5 sản phẩm OCOP 3 sao khác được đưa vào hộp quà Tết, phục vụ thị trường trong và ngoài tỉnh.

Theo anh Tiến, để phục vụ thị trường Tết năm nay, hợp tác xã cung ứng khoảng 5.000 hộp quà Tết ở 3 mức giá khác nhau. Ðể chuẩn bị nguồn hàng Tết, từ nhiều tháng trước, hợp tác xã đã đẩy mạnh hoạt động thu mua, chế biến nguyên liệu, tuyển dụng thêm lao động thời vụ để tham gia các hoạt động hội chợ Tết, các chương trình quảng bá sản phẩm ở nhiều tỉnh, thành. Hiện hợp tác xã đang mở rộng nhiều kênh phân phối qua các đại lý, tiếp cận với phương thức bán hàng trực tuyến, đẩy mạnh tham gia các sàn thương mại điện tử và xuất khẩu ra nước ngoài.

Được công nhận 3 sao OCOP cấp tỉnh năm 2021, sản phẩm cam Hương Hóa của hộ sản xuất Lê Thị Hương ở thôn Đỉnh Hợp, xã Đỉnh Sơn, huyện Anh Sơn cũng là một trong những mặt hàng “đắt khách” dịp Tết Nguyên đán. Trong 2ha cam trồng theo hướng hữu cơ, đạt chuẩn VietGAP thì khoảng 1/2 diện tích là giống cam chín muộn phục vụ Tết Nguyên đán với sản lượng khoảng 10 tấn.

Sản phẩm OCOP Nghệ An tăng tốc phục vụ thị trường Tết
Giò bê ở Nghệ An không chỉ còn là đơn thuần món ăn ngày Tết nữa, mà còn được xem như một món quà biếu và là món ăn thường ngày. Giò bê Đức Tuấn đạt OCPP 4 sao năm 2020, hiện có 3 sản phẩm chính: Giò bê bắp, giò bê ba chỉ cuộn và giò bê truyền thống

“Giống cam chín bán Tết chủ yếu là cam Xã Đoài lòng vàng nên được thị trường ưa chuộng. Cam chín vào dịp Tết nên bán giá cao hơn. Dòng cam này chủ yếu để trưng ban thờ, làm quà biếu Tết nên chúng tôi cũng đầu tư nhãn mác, đóng gói vào thùng giấy đẹp; có tem truy xuất nguồn gốc. Hiện lượng cam Tết đang “treo cây” nhưng đã có khách đặt mua”, chị Lê Thị Hương cho biết.

Sau hơn 3 năm triển khai, đến nay Nghệ An đã có 253 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn từ 3 - 5 sao. Trong số đó, rất nhiều sản phẩm đang góp mặt để thị trường Tết thêm sôi động như nhút, tương, giò bê, lạp xưởng, bò giàng, tảo xoắn, rượu men lá, chả cá trích, gà Thanh Chương, cam Vinh, trà ướp bông sen, trà hoa vàng, chè tuyết shan, chè vằng nguyên chất, tinh bột sắn dây, tôm bóc nõn, cá thu nướng… Đa số sản phẩm OCOP được trưng bày, giới thiệu, bán tại các cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, các sàn thương mại điện tử như Voso.vn, Posmart.vn...

Theo đại diện Sở Công Thương Nghệ An, ngoài việc hỗ trợ cho các chủ thể mới xây dựng các sản phẩm đạt chuẩn OCOP thì các địa phương trên địa bàn Nghệ An cũng hỗ trợ các chủ thể đã được công nhận về quy trình sản xuất, cải tiến mẫu mã và chất lượng sản phẩm để có điều kiện thăng hạng, cũng như tạo dấu ấn riêng cho sản phẩm trên thị trường.

Đặc biệt trong dịp Tết nguyên đán 2023 này, các các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất OCOP còn mạnh dạn quảng bá, tiếp thị sản phẩm dưới dạng hình thức quà tặng để tiếp cận với thị trường. Các sản phẩm sau khi được cấp chứng nhận OCOP, ngoài cách bán hàng truyền thống, đều được đẩy mạnh qua các sàn thương mại điện tử nên sản lượng bán ra tăng từ 50-60% so với thời điểm trước.

Hoàng Trinh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Nghệ An

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hà Nội - Hà Giang kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP và nông sản tiêu biểu

Hà Nội - Hà Giang kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP và nông sản tiêu biểu

Hội Nông dân TP. Hà Nội và Hội Nông dân tỉnh Hà Giang xác định, cùng nhau tăng cường quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản đạt chứng nhận VietGAP.
Sóc Trăng: Khai mạc Hội chợ OCOP và Liên hoan ẩm thực đường phố

Sóc Trăng: Khai mạc Hội chợ OCOP và Liên hoan ẩm thực đường phố

Cuối tuần này, Sóc Trăng trở nên sôi động với 2 sự kiện là Hội chợ Xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền 2024 và Liên hoan ẩm thực đường phố.
Hàng trăm gian hàng sản phẩm OCOP vùng miền quy tụ tại TP. Hồ Chí Minh

Hàng trăm gian hàng sản phẩm OCOP vùng miền quy tụ tại TP. Hồ Chí Minh

Tuần lễ sản phẩm OCOP, đặc trưng vùng miền và công nghệ sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản năm 2024 tại TP. Hồ Chí Minh quy tụ hàng trăm gian hàng.
Thị xã Quảng Yên: Hội đồng OCOP đánh giá kỹ lưỡng chất lượng 12 sản phẩm

Thị xã Quảng Yên: Hội đồng OCOP đánh giá kỹ lưỡng chất lượng 12 sản phẩm

Ngày 30/10, Hội đồng đánh giá phân loại sản phẩm OCOP thị xã Quảng Yên đã tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2024.
Vĩnh Phúc có 141 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP

Vĩnh Phúc có 141 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP

Hiện toàn tỉnh Vĩnh Phúc có 141 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh, trong đó 34 sản phẩm đạt chất lượng 4 sao và 107 sản phẩm đạt 3 sao.

Tin cùng chuyên mục

Sóc Trăng: 350 gian hàng sẽ quy tụ tại Hội chợ xúc tiến thương mại OCOP năm 2024

Sóc Trăng: 350 gian hàng sẽ quy tụ tại Hội chợ xúc tiến thương mại OCOP năm 2024

Dự kiến có 350 gian hàng tham dự Hội chợ xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP tỉnh Sóc Trăng và đặc sản vùng miền năm 2024.
Đưa hàng Việt chất lượng cao đến với người tiêu dùng Nam Định

Đưa hàng Việt chất lượng cao đến với người tiêu dùng Nam Định

Trong 3 năm qua, Sở Công Thương tỉnh Nam Định đã triển khai xây dựng thành công 2 Điểm bán hàng Việt Nam trên địa bàn tỉnh.
Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Nhằm nâng tầm giá trị hàng hóa nông sản, nhất là sản phẩm OCOP, Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đưa sản phẩm đến người tiêu dùng, hướng đến xuất khẩu.
Tuyên Quang: Lần đầu xuất khẩu sản phẩm OCOP sang Vương quốc Anh

Tuyên Quang: Lần đầu xuất khẩu sản phẩm OCOP sang Vương quốc Anh

Sau nhiều nỗ lực của ngành nông nghiệp, người nông dân, Tuyên Quang đã có 06 sản phẩm được xuất khẩu sang thị trường Anh.
Bố Trạch- Quảng Bình: Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Bố Trạch- Quảng Bình: Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Bố Trạch là huyện có số lượng sản phẩm được chứng nhận OCOP dẫn đầu trên địa bàn tỉnh Quảng Bình với 65 sản phẩm được chứng nhận OCOP 3 sao trở lên.
Trung tâm đặc sản Việt Nam: Hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ hàng Việt Nam

Trung tâm đặc sản Việt Nam: Hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ hàng Việt Nam

Trung tâm đặc sản Việt Nam vừa được khánh thành tại TP. Châu Đốc (An Giang), là nơi quảng bá, tiêu thụ hàng Việt Nam.
Thanh Hóa: Chủ thể OCOP cần sáng tạo để tăng khả năng cạnh tranh, đưa sản phẩm ra thị trường lớn

Thanh Hóa: Chủ thể OCOP cần sáng tạo để tăng khả năng cạnh tranh, đưa sản phẩm ra thị trường lớn

Sản phẩm OCOP ở Thanh Hóa đã thúc đẩy kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân, nhưng để đưa sản phẩm ra thị trường lớn thì cần cách làm sáng tạo.
Tại sao sản phẩm OCOP Thanh Hóa chưa thể bứt phá?

Tại sao sản phẩm OCOP Thanh Hóa chưa thể bứt phá?

Là địa phương có rất nhiều tiềm năng, lợi thế; thế nhưng đang còn những rào cản ngăn bước sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hóa bứt phá, vươn tầm thế giới.

''Bắt bệnh'' lý do sản phẩm OCOP vẫn còn vắng bóng tại các siêu thị

Dù “dấu ấn” OCOP đã tương đối rõ nhưng việc tiêu thụ còn những khó khăn, đòi hỏi các giải pháp thúc đẩy đưa sản phẩm OCOP đến người tiêu dùng.
Đà Nẵng: Phiên chợ OCOP hưởng ứng cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Đà Nẵng: Phiên chợ OCOP hưởng ứng cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Phiên chợ nông sản và sản phẩm OCOP năm 2024 lan tỏa mạnh mẽ Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam tại TP. Đà Nẵng.
Mở

Mở 'cánh cửa' cho sản phẩm OCOP vào siêu thị, chuỗi bán lẻ, sàn thương mại điện tử

Chiều 19/8, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị xúc tiến thương mại đưa sản phẩm OCOP vào các chuỗi siêu thị, mở ra cơ hội tiêu thụ sản phẩm này.
Kết nối giao thương sản phẩm OCOP Quảng Nam với các nhà cung cấp Đà Nẵng

Kết nối giao thương sản phẩm OCOP Quảng Nam với các nhà cung cấp Đà Nẵng

Hội nghị Kết nối giao thương sản phẩm OCOP Quảng Nam với các nhà phân phối nhằm hỗ trợ thương mại hóa sản phẩm OCOP đến người tiêu dùng và xuất khẩu hiệu quả.
Quảng Nam và Đà Nẵng

Quảng Nam và Đà Nẵng 'bắt tay' quảng bá sản phẩm OCOP

Hơn 100 chủ thể OCOP đến từ tỉnh Quảng Nam và TP. Đà Nẵng trưng bày, giới thiệu các sản phẩm OCOP đến với người tiêu dùng và du khách tại TP. Đà Nẵng.
70 gian hàng tham gia Ngày hội nông sản OCOP và văn hóa ẩm thực 6 tỉnh Việt Bắc

70 gian hàng tham gia Ngày hội nông sản OCOP và văn hóa ẩm thực 6 tỉnh Việt Bắc

Ngày hội nông sản OCOP và văn hóa ẩm thực 6 tỉnh Việt Bắc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 24/8 đến hết ngày 28/8/2024, tại thành phố Bắc Kạn với 70 gian hàng.
4 doanh nghiệp bán lẻ chung tay tiêu thụ sản phẩm OCOP

4 doanh nghiệp bán lẻ chung tay tiêu thụ sản phẩm OCOP

4 chuỗi siêu thị Goldfruit, Wiki Food, ECO-MART và Fuji Fruit vừa ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với 19 doanh nghiệp, chủ thể OCOP.
Chợ OCOP và ẩm thực xứ Thanh năm 2024 để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng người dân xứ Thanh

Chợ OCOP và ẩm thực xứ Thanh năm 2024 để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng người dân xứ Thanh

Sau nửa tháng diễn sự kiện, vào tối ngày 3/8/2024, UBND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức lễ bế mạc, tổng kết chương trình Chợ OCOP và ẩm thực xứ Thanh năm 2024.
Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động thương mại tại chợ OCOP và ẩm thực xứ Thanh năm 2024

Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động thương mại tại chợ OCOP và ẩm thực xứ Thanh năm 2024

Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa đã tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động thương mại trong quá trình diễn ra Chợ OCOP và ẩm thực xứ Thanh năm 2024.
Đà Nẵng: Quảng bá sản phẩm nước mắm Nam Ô, sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng

Đà Nẵng: Quảng bá sản phẩm nước mắm Nam Ô, sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng

60 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất của TP. Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam giới thiệu hàng trăm sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng đến người dân Liên Chiểu và du khách.
Thanh Hóa: Sản vật hội tụ tại chợ OCOP và ẩm thực xứ Thanh năm 2024

Thanh Hóa: Sản vật hội tụ tại chợ OCOP và ẩm thực xứ Thanh năm 2024

Tối ngày 21/7/2024, UBND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức khai trương Chợ trưng bày, giới thiệu, quảng bá các sản phẩm OCOP và ẩm thực xứ Thanh năm 2024.
Để sản phẩm OCOP tạo ấn tượng tốt với người tiêu dùng

Để sản phẩm OCOP tạo ấn tượng tốt với người tiêu dùng

Nhờ đạt chứng nhận là sản phẩm OCOP, doanh thu của nhiều doanh nghiệp cải thiện đáng kể song để có đầu ra bền vững hơn, vẫn còn nhiều việc phải làm.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động