Thứ ba 29/04/2025 07:56

Rút bảo hiểm xã hội một lần phải có giám định y khoa khi mắc bệnh?

Góp ý về dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Bộ Y tế đề xuất để được rút bảo hiểm xã hội một lần cần phải dựa trên kết quả giám định y khoa khi mắc bệnh.

Theo đó, góp ý về dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Bộ Y tế cho rằng, việc quy định cụ thể các bệnh không bao quát hết được các trường hợp để được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần.

Vì thế, Bộ Y tế đề xuất người để được hưởng chế độ này phải dựa trên kết quả giám định y khoa. Cụ thể, người mắc các bệnh, tật phải có kết quả giám định không đủ khả năng lao động và trong hồ sơ phải có bản chính hoặc bản sao hợp lệ Biên bản Giám định Y khoa.

Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) quy định các trường hợp được hưởng bảo hiểm xã hội một lần bao gồm: Đủ điều kiện về tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội mà không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội; ra nước ngoài để định cư; người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS.

Người đang bị mắc những bệnh nguy hiểm đến tính mạng không thuộc trường hợp quy định theo quy định của Bộ Y tế; sau 12 tháng không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội.

Ngoài ra, đối với chế độ ốm đau, Bộ Y tế đề nghị cân nhắc bổ sung quy định trường hợp người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A điều trị, hoặc được cách ly tại nơi không phải là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, ví dụ như tại nhà, tại khu cách ly tập trung,... được hưởng chế độ ốm đau.

Về thời gian hưởng chế độ ốm đau, Dự thảo Luật quy định: Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.

Tuy nhiên, ngày 12/11/2020, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 11/2020/TT-BLĐTBXH ban hành Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Theo đó, Bộ Y tế đề nghị Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cân nhắc không giao nhiệm vụ quy định Danh mục nghề, công việc này cho Bộ Y tế.

Về điều kiện hưởng chế độ ốm đau, dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) quy định trường hợp không được hưởng do nghỉ việc điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Tuy nhiên, Bộ Y tế cho rằng trên thực tế rất khó xác định được như thế nào là điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, Bộ Y tế đề nghị cơ quan soạn thảo cần làm rõ vấn đề này để xác định đúng đối tượng không được giải quyết chế độ ốm đau.

Bảo Thoa
Bài viết cùng chủ đề: Bảo hiểm xã hội

Tin cùng chuyên mục

Hải quân Việt Nam - Campuchia rút kinh nghiệm tuần tra chung

Hơn 1,1 triệu thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2025

Bộ Nội vụ nêu định hướng về cải cách tiền lương

Tiêu chuẩn chức vụ nhân sự lãnh đạo cấp xã ra sao sau khi sáp nhập tỉnh?

Bộ Công an phát động thi đua đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

TP. Hồ Chí Minh tăng cường xe cấp cứu cho đại lễ 30/4

Thời khắc lịch sử đi đến 'Con đường thống nhất'

Đoàn thanh niên đồng hành cùng xây dựng nông thôn mới

Đền thờ anh hùng liệt sĩ tại hồ Kẻ Gỗ: Thắp sáng ngọn lửa tri ân

Đoàn Thanh niên Chính phủ làm chủ AI, tiên phong trong chuyển đổi số

Tại sao các thành phố trực thuộc tỉnh kết thúc hoạt động?

Con đường tiền tệ huyền thoại trong kháng chiến chống Mỹ

Du khách háo hức check-in Dinh Độc Lập, Bến Bạch Đằng dịp lễ 30/4

Nén tâm nhang gửi Đại tá, Anh hùng tình báo Phạm Ngọc Thảo

Hàng vạn du khách đổ về Ngã ba Đồng Lộc trong tháng 4 lịch sử

Ký ức ngày giải phóng của cựu tù binh Côn Đảo

Sau sắp xếp, dự kiến cả nước còn bao nhiêu xã, phường?

Tân Sơn Nhất dự kiến đón hàng nghìn chuyến bay dịp lễ 30/4-1/5

Hồi ức ngày giải phóng của nữ chiến sĩ Biệt động Sài Gòn

Nâng cấp di tích lịch sử Bến phà II Long Đại