Rủi ro đằng sau câu chuyện Angola rời OPEC

Nối tiếp sự ra đi của Indonesia, Qatar và Ecuador, ngày 21/12, Angola chính thức tuyên bố rời Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) sau 16 năm là thành viên.
Rộ tin OPEC+ có thể cắt giảm thêm sản lượng Angola có “động thái nóng” với OPEC

Thực tế quốc gia này cũng không tham gia mạnh mẽ vào kế hoạch cắt giảm sản lượng nên tác động đến thị trường không lớn. Tuy nhiên, điều này đặt ra câu hỏi về quyền lực của nhóm, vì nếu có thêm các thành viên khác rời đi, câu chuyện sẽ khác…

Bất đồng về hạn ngạch, Angola rời OPEC

Quay trở lại cuộc họp chính sách của OPEC vào tháng 6/2023, khi đó OPEC thừa nhận một số thành viên như Iraq, Nigeria, và Angola không đủ năng lực sản xuất theo hạn ngạch yêu cầu. Vì vậy, hạn ngạch của Angola bị điều chỉnh từ 1,45 triệu thùng/ngày xuống còn 1,28 triệu thùng/ngày. Bù lại, UAE được tăng hạn ngạch thêm 200.000 thùng/ngày lên mức hơn 3,21 triệu thùng/ngày. Angola vốn dĩ không hài lòng với thỏa thuận điều chỉnh hạn ngạch thấp hơn cho các thành viên sản xuất châu Phi, trong khi cho phép UAE tăng sản lượng vào năm 2024.

Rủi ro đằng sau câu chuyện Angola rời OPEC
Sản lượng dầu của Angola so với hạn ngạch

Vào cuộc họp tháng 11/2023, những bất đồng về chính sách sản lượng tiếp tục xảy ra, khi các nhà lãnh đạo nhóm OPEC muốn hạ hạn ngạch để hỗ trợ giá dầu. OPEC giảm tiếp mục tiêu sản lượng dầu của Angola xuống 1,11 triệu thùng/ngày. Angola tỏ ra không hài lòng với quyết định, và Văn phòng Bộ trưởng Dầu mỏ Angola đã gửi công hàm phản đối tới OPEC.

Quyết định rời OPEC của Angola là một dấu hiệu cho thấy động lực hiện tại của ngành dầu mỏ đang gây áp lực lên một số nhà sản xuất như thế nào. Từng là một trong những quốc gia có nhiều triển vọng về dầu mỏ, Angola chứng kiến ​​sản lượng giảm mạnh gần 40% trong 8 năm qua khi các công ty dầu khí quốc tế không còn nhận thấy đây là điểm đến đầu tư hấp dẫn do các mỏ dầu đã cũ.

Theo quan điểm của Angola, mức hạn ngạch thấp hơn sẽ ngăn cản khoản đầu tư mà Angola đang cố gắng thu hút, vì vậy việc ở lại nhóm sẽ bất lợi.

Kế hoạch cắt giảm sản lượng của OPEC+ sẽ không bị ảnh hưởng

Thông thường, thành viên của OPEC rời đi sẽ khiến thị phần nhóm bị thu hẹp, sức ảnh hưởng lên thị trường dầu cũng sẽ yếu đi. Năm 2010, thị phần sản xuất của nhóm OPEC đạt khoảng 34%. Sau khi Angola rời đi, con số sẽ còn khoảng 27%.

Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Phó Tổng giám đốc Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam (MXV) cho biết hiện tại, nhóm OPEC mở rộng, hay còn gọi là OPEC+ đang phải liên tục cắt giảm sản lượng nhằm hỗ trợ giá dầu. Tuy nhiên, sản lượng của Angola từ lâu luôn ở dưới mức hạn ngạch đặt ra, dù đã hoạt động tối đa công suất. Nói cách khác, việc điều chỉnh hạn ngạch của Angola trong các đợt cắt giảm trước đó chỉ mang tính hình thức. Trong các cuộc họp gần đây, Angola đều không tham gia cắt giảm tự nguyện. Do đó, việc cắt giảm sản xuất của OPEC+, bao gồm 2,2 triệu thùng dầu/ngày kéo dài sang quý I năm sau vẫn sẽ được bảo toàn và giá dầu có thể còn dư địa tăng.

Theo báo cáo của Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), thị trường sẽ thâm hụt khoảng 800.000 thùng/ngày vào quý I năm sau trước tác động cắt giảm sản lượng của OPEC+. EIA cũng ước tính giá dầu WTI đạt đỉnh vào tháng 3 với 81,5 USD/thùng, đạt trung bình trong quý I là 78,8 USD/thùng.

Rủi ro đằng sau câu chuyện Angola rời OPEC
Dự báo giá dầu năm 2024 của EIA

Mặc dù việc Angola rời OPEC hoàn toàn không ảnh hưởng tới kế hoạch hỗ trợ giá dầu của nhóm, nhưng rủi ro tiềm ẩn ở đây sẽ là sự hoài nghi về quyền lực của OPEC+ trong tương lai. Những bất đồng gia tăng đặt ra nghi vấn rằng liệu sẽ có thêm các thành viên khác rời tổ chức này hay không.

Rủi ro tiềm ẩn sau sự rời đi của Angola

Sự ra đi của các thành viên khiến cho thị phần OPEC+ ngày càng giảm, bên cạnh việc phải cạnh tranh với các nước không thuộc nhóm, đặc biệt là sản lượng tăng mạnh ở Mỹ. Tuy nhiên, xét về dài hạn, quyền lực của OPEC+ gần như vẫn được củng cố chắc chắn khi mà trữ lượng của Mỹ hay các nước bên ngoài vốn không thể sánh bằng.

Rủi ro thực sự sẽ là những quốc gia khác liệu có theo chân của Angola hay không. Gần với tình hình sản xuất dầu của Angola nhất là Nigeria. Sản lượng của quốc gia này đã giảm vì những lý do tương tự trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Nigeria đã hơn một lần phàn nàn về hạn ngạch, ngay cả khi không đạt được hạn ngạch đó.

Đáng quan ngại nhất là UAE. Trước đó, quốc gia này đã khá khó khăn để đấu tranh tăng hạn ngạch sản xuất thêm 200.000 thùng/ngày, ngay trong giai đoạn cả nhóm cắt giảm sản lượng. Tờ Wall Street Journal còn khẳng định UAE đã từng cân nhắc rời khỏi OPEC, giá dầu cũng giảm mạnh ngay sau tin đồn. Mặc dù phía UAE đã phủ nhận thông tin, nhưng những nghi ngờ vẫn còn tồn tại.

Rủi ro đằng sau câu chuyện Angola rời OPEC
Cơ cấu sản xuất các thành viên trong OPEC+

UAE không chỉ có công suất dự phòng dồi dào, mà còn cung cấp khoảng 3,1 triệu thùng/ngày cho thị trường. Con số dự kiến có thể lên tới 4 triệu thùng/ngày trong thời gian tới. Hơn nữa, UAE còn có nguồn vốn nước ngoài để đầu tư vào các mỏ dầu mới, dự kiến sẽ làm tăng năng lực sản xuất lên tới 5 triệu thùng/ngày. Trong khi đó, hạn ngạch hiện tại của UAE chỉ là 3,22 triệu thùng/ngày.

Trong một kịch bản xấu nhất, đó là những bất đồng về hạn ngạch tiếp tục xảy ra và UAE rời tổ chức, quyền lực của OPEC sẽ mất mát đáng kể. Khi đó, kế hoạch nâng giá sẽ khó thành công hơn nữa.

Nhìn chung, sau một giai đoạn liên tục cắt giảm sản lượng nhưng giá dầu vẫn khó tăng mạnh, OPEC+ có thể sẽ “tung” ra nhiều bất ngờ cho thị trường dầu thô trong năm 2024. Mới đây, Iraq, Nigeria và Congo đã tái khẳng định sự gắn bó với nhóm ngay sau khi Angola rời đi, nhưng câu chuyện tương lai rất khó đoán. Thực tế là trong thập kỷ qua, đã có 4 quốc gia rời OPEC+.

“Dù Nigeria hay ngay cả UAE rời OPEC cũng sẽ rất khó để khiến giá giảm sâu trong dài hạn, vì các quốc gia xuất khẩu này vẫn cần giá dầu neo ở mức cao. Ngoài ra, quyền lực của OPEC và OPEC+ cũng ít khả năng lung lay khi mà Mỹ hay các nước ngoài OPEC+ khó có thể cạnh tranh được với mức chi phí sản xuất dầu rất rẻ của nhóm nước xuất khẩu này”, ông Nguyễn Ngọc Quỳnh đánh giá.

Hồng Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Giá dầu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thị trường hàng hóa hôm nay 27/12: Giá ca cao giảm 7% do áp lực chốt lời

Thị trường hàng hóa hôm nay 27/12: Giá ca cao giảm 7% do áp lực chốt lời

Khép lại phiên giao dịch ngày hôm qua, giá ca cao dẫn dắt đà giảm khi mất 7%. Giới phân tích nhận định nguyên nhân chính là hoạt động chốt lời của giới đầu cơ.
Thị trường hàng hóa hôm nay 26/12: Cao su giao dịch sôi động trong ngày thị trường nghỉ lễ Giáng sinh

Thị trường hàng hóa hôm nay 26/12: Cao su giao dịch sôi động trong ngày thị trường nghỉ lễ Giáng sinh

Đóng cửa phiên giao dịch ngày hôm qua, giá cao su tăng 1,18% lên mức 2.404 USD/tấn nhờ kỳ vọng các chính sách kích thích kinh tế bổ sung của Trung Quốc.
Thị trường hàng hóa hôm nay 25/12: Giá dầu đảo chiều hồi phục

Thị trường hàng hóa hôm nay 25/12: Giá dầu đảo chiều hồi phục

Đóng cửa phiên giao dịch ngày hôm qua, giá dầu thế giới hồi phục ngay sát kỳ nghỉ lễ Giáng Sinh, riêng dầu thô WTI chấm dứt chuỗi giảm ba phiên liên tiếp trước.
Thị trường hàng hóa hôm nay 24/12: Giá cà phê Robusta tăng nhẹ, dao động quanh mốc 5.000 USD/tấn

Thị trường hàng hóa hôm nay 24/12: Giá cà phê Robusta tăng nhẹ, dao động quanh mốc 5.000 USD/tấn

Kết thúc phiên giao dịch, giá cà phê Arabica tăng 0,69% lên hơn 7.200 USD/tấn, trong khi giá cà phê Robusta chỉ tăng 0,12% và dao động quanh mốc 5.000 USD/tấn.
Đẩy mạnh chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển thương mại nội địa

Đẩy mạnh chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển thương mại nội địa

Đẩy mạnh phòng chống lãng phí, tháo gỡ điểm nghẽn cơ chế, chính sách, khơi thông các nguồn lực sẽ tạo sự phát triển đột phá lĩnh vực thương mại nội địa.

Tin cùng chuyên mục

Thị trường hàng hóa hôm nay 20/12: Giá bạc rơi khỏi mốc 30 USD/ounce

Thị trường hàng hóa hôm nay 20/12: Giá bạc rơi khỏi mốc 30 USD/ounce

Kết thúc ngày giao dịch hôm qua, giá bạc nối dài đà giảm sang phiên thứ ba liên tiếp, giảm hơn 4% xuống mức 29,41 USD/ounce.
Nhìn lại năm 2024, liệu ngành thép đã tìm được cơ hội bứt phá?

Nhìn lại năm 2024, liệu ngành thép đã tìm được cơ hội bứt phá?

Sau thời gian dài lao dốc, ngành thép nước ta đã đón nhận nhiều tín hiệu phục hồi trong năm nay.
Thị trường hàng hóa hôm nay 19/12: Giá ca cao lập đỉnh lịch sử mới

Thị trường hàng hóa hôm nay 19/12: Giá ca cao lập đỉnh lịch sử mới

Khép lại phiên giao dịch ngày hôm qua, giá ca cao tăng mạnh gần 7%, thiết lập mức đỉnh lịch sử mới.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Chuẩn bị hàng hóa, bình ổn thị trường dịp Tết

Bà Rịa - Vũng Tàu: Chuẩn bị hàng hóa, bình ổn thị trường dịp Tết

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu dự báo, tổng hàng hoá dự trữ phục vụ dịp Tết toàn tỉnh tăng khoảng 10%, hiện các hệ thống bán lẻ đã tăng cường dự trữ hàng hóa.
TP. Hồ Chí Minh: Chợ kẹo bánh Bình Tây nhộp nhịp dịp cuối năm

TP. Hồ Chí Minh: Chợ kẹo bánh Bình Tây nhộp nhịp dịp cuối năm

Là một trong những chợ bán bánh kẹo Tết lớn nhất TP. Hồ Chí Minh, chợ Bình Tây (quận 6) đã bắt đầu nhộn nhịp từ nhiều tuần nay.
Thị trường hàng hóa hôm nay 18/12: Giá đậu tương giảm phiên thứ ba liên tiếp

Thị trường hàng hóa hôm nay 18/12: Giá đậu tương giảm phiên thứ ba liên tiếp

Khép lại phiên giao dịch ngày hôm qua, giá đậu tương giảm hơn 0,5%, xuống mức thấp nhất kể từ giữa tháng 8.
Đồ trang trí Giáng sinh 2024: Sản phẩm

Đồ trang trí Giáng sinh 2024: Sản phẩm 'xanh' chiếm sóng thị trường

Thời điểm này, không khí Giáng sinh đã tràn ngập phố phường, đặc biệt là Hàng Mã (Hà Nội). Thị trường đồ trang trí Noel đã lên kệ với đa dạng mẫu mã, sắc màu.
Thị trường hàng hóa hôm nay 17/12: Giá cà phê Arabica tăng 2,47%

Thị trường hàng hóa hôm nay 17/12: Giá cà phê Arabica tăng 2,47%

Khép lại phiên giao dịch đầu tuần, giá cà phê Arabica hợp đồng tháng 3/2025 tăng 2,47% và giá cà phê Robusta hợp đồng tháng 3/2025 tăng 0,37% so với tham chiếu.
Thị trường hàng hóa hôm nay 16/12: Giá ca cao tăng vọt tuần thứ 5 liên tiếp

Thị trường hàng hóa hôm nay 16/12: Giá ca cao tăng vọt tuần thứ 5 liên tiếp

Giá ca cao trên Sở Giao dịch Liên lục địa (ICE-US) tăng gần 15%, chạm mức cao nhất trong gần 8 tháng và đánh dấu tuần tăng giá thứ 5 liên tiếp.
Ngành bán lẻ trước cột mốc 200 tỷ USD: Miếng bánh có dễ

Ngành bán lẻ trước cột mốc 200 tỷ USD: Miếng bánh có dễ 'ăn'?

Tổng mức bán lẻ hàng hoá cả nước đã và đang tiến gần đến con số 200 tỷ USD. Đây là thị trường hấp dẫn với doanh nghiệp song cũng nhiều thách thức.
Đưa hàng hiệu giá hấp dẫn đến với người tiêu dùng: ‘Chìa khoá’ chinh phục niềm tin trong khó khăn

Đưa hàng hiệu giá hấp dẫn đến với người tiêu dùng: ‘Chìa khoá’ chinh phục niềm tin trong khó khăn

Khác với trước đây, năm nay, các chương trình khuyến mại, kích cầu được các địa phương gắn chặt với hàng hiệu, hàng Việt Nam chất lượng cao, giá bình ổn.
Thị trường hàng hoá duy trì bình ổn, không để thiếu hàng cho dịp Tết Ất Tỵ

Thị trường hàng hoá duy trì bình ổn, không để thiếu hàng cho dịp Tết Ất Tỵ

Một trong những mục tiêu của Bộ Công Thương từ nay đến cuối năm là đảm bảo nguồn cung hàng hoá dồi dào, giá bình ổn, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ.
Xu hướng lựa chọn giỏ quà Tết năm nay

Xu hướng lựa chọn giỏ quà Tết năm nay

Trong bối cảnh khó khăn về kinh tế, các chuyên gia dự báo xu hướng tặng quà Tết năm nay sẽ có nhiều sự thay đổi so với những năm trước đây.
Nguồn cung hàng hóa sẵn sàng, doanh nghiệp tăng 30% sản lượng hàng Tết so với năm 2024

Nguồn cung hàng hóa sẵn sàng, doanh nghiệp tăng 30% sản lượng hàng Tết so với năm 2024

Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ, thời điểm này, các đơn vị đã xây dựng kế hoạch, chủ động nguồn hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân
Thị trường hàng hóa hôm nay 13/12: Giá ngô suy yếu, giá đậu tương đi ngang

Thị trường hàng hóa hôm nay 13/12: Giá ngô suy yếu, giá đậu tương đi ngang

Khép lại phiên giao dịch, với 5 trên 7 mặt hàng giảm giá, ngô là mặt hàng có mức giá suy yếu mạnh nhất trong bối cảnh hoạt động xuất khẩu của Mỹ chững lại.
Năm 2025, tiếp tục đưa thị trường nội địa trở thành

Năm 2025, tiếp tục đưa thị trường nội địa trở thành 'tuyến phòng ngự' vững chắc

Năm 2025, Bộ Công Thương xác định sẽ tiếp tục nỗ lực để thị trường nội địa giữ đà tăng trưởng, trở thành "tuyến phòng ngự" vững chắc cho kinh tế vĩ mô.
Thị trường hàng hóa hôm nay 12/12: Giá bạc neo tại vùng đỉnh một tháng

Thị trường hàng hóa hôm nay 12/12: Giá bạc neo tại vùng đỉnh một tháng

Theo MXV, kết thúc phiên giao dịch hôm qua, giá bạc nối dài đà tăng sang phiên thứ ba liên tiếp, tăng 0,67% lên 33 USD/ounce, duy trì ở vùng đỉnh một tháng.
Bộ Công Thương thu hồi giấy phép phân phối rượu của Công ty TNHH Nam Dương Invest

Bộ Công Thương thu hồi giấy phép phân phối rượu của Công ty TNHH Nam Dương Invest

Ngày 11/12, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 3256/QĐ-BCT thu hồi giấy phép phân phối rượu của Công ty TNHH Nam Dương Invest.
TP. Hồ Chí Minh: Thị trường đồ trang trí ảm đạm trước thềm Giáng sinh

TP. Hồ Chí Minh: Thị trường đồ trang trí ảm đạm trước thềm Giáng sinh

Còn chưa đầy hai tuần nữa là đến Giáng sinh nhưng không khí tại các cửa hàng chuyên kinh doanh đồ trang trí tại TP. Hồ Chí Minh lại khá ảm đạm.
Thị trường hàng hóa hôm nay 11/12: Giá cà phê Arabica chạm mức cao nhất khi tiến sát mốc 7.400 USD/tấn

Thị trường hàng hóa hôm nay 11/12: Giá cà phê Arabica chạm mức cao nhất khi tiến sát mốc 7.400 USD/tấn

Giá cà phê Arabica tăng 1,23%, tiếp tục neo tại mức cao nhất trong 47 năm và đã có thời điểm trong phiên chạm mức cao nhất lịch sử khi sát mốc 7.400 USD/tấn.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động