Phụ cấp thu hút, phụ cấp ưu đãi giáo viên vùng khó khăn

Rà soát để hạn chế những nghịch lý

Hai xã cạnh nhau, có điều kiện kinh tế - xã hội gần giống nhau, nhưng do một xã nằm trong danh sách xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) nên giáo viên tại đây có mức lương gấp đôi. Chính vì vậy, có không ít trường hợp, giáo viên thuộc diện “ưu tiên” mới được phân công về dạy ở xã ĐBKK.

Từ chính sách nhân văn

Nghị định 116/2011/NĐCP và Nghị định 19/2013/NĐCP của Chính phủ quy định: Cán bộ quản lý, nhà giáo công tác ở vùng kinh tế ĐBKK sẽ được hưởng phụ cấp ưu đãi bằng 70%, phụ cấp thu hút bằng 70% lương.

ra soat de han che nhung nghich ly
P hụ cấp thu hút, ưu đãi là động lực để các thầy, cô giáo kiên trì bám trụ ở những vùng đất khó

Với chính sách nhân văn này, từ năm 2011 đến nay, nhiều giáo viên đã có thêm điều kiện để bám bản, bám lớp dạy học cho các em học sinh, đặc biệt là trẻ em DTTS. Thay vì mức lương 2,5 – 3 triệu đồng/tháng, nhiều thầy cô giáo trẻ đã có mức lương 6 – 7 triệu đồng/tháng, tạm đủ để trang trải sinh hoạt. Thậm chí, tại nhiều điểm trường mà học sinh đa số là con hộ nghèo, số tiền lương này còn được các thầy cô bớt ra để mua sách vở, đồ dùng giúp đỡ các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Cô giáo Hảng Thị Háng, dạy học ở điểm trường Kể Cả (xã Chế Tạo, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái) chia sẻ: Ở điểm trường xa, cái gì cũng thiếu thốn, nhưng với mức lương có thêm phụ cấp thu hút và phụ cấp ưu đãi, mỗi tháng cô cũng tiết kiệm được một vài triệu đồng gửi về nuôi con nhỏ. Giống với cô Háng, thầy Trần Xuân Hiệu, Phụ trách mảng bán trú, Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Du Tiến (xã Du Tiến, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang) thật thà bộc bạch: Dạy học xa nhà cả hơn trăm cây số, học sinh thích thì đi học, không thích thì nghỉ học lên nương… giữ được học sinh, thầy cô cực khổ trăm bề. Nếu không có thêm phụ cấp ưu đãi, phụ cấp thu hút chắc không nhiều thầy cô bám trụ được với nghề.

Rất nhiều lần ngược núi lên với các điểm trường ở Mù Cang Chải (Yên Bái), Nậm Pồ (Điện Biên), Mường Tè (Lai Châu)…, tôi luôn ngưỡng mộ những thầy cô giáo đang cắm bản trong điều kiện muôn vàn khó khăn. Chứng kiến các thầy cô khắc phục vất vả, kiên trì gieo chữ nơi vùng đất khó, mới thấy hết ý nghĩa nhân văn, thiết thực mà Nghị định 116/2011/NĐCP mang lại. Bên cạnh lòng yêu nghề, chính sách này chính là động lực để các thầy cô giáo thêm yên tâm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục.

… Đến những bất cập cần tháo gỡ

Cũng liên quan đến chính sách phụ cấp ưu đãi và phụ cấp thu hút cho giáo viên công tác tại vùng ĐBKK, mới đây, tôi đã nghe được câu chuyện: Một cô giáo thay vì nhận phân công làm hiệu trưởng ở trường mầm non xã A, đã làm đơn xin được làm hiệu phó của trường mầm non xã B, chỉ vì xã B là… xã biên giới, xã 135. Công tác ở xã B đương nhiên sẽ có mức lương cao gấp đôi ở xã A, trong khi 2 xã giáp nhau, đường sá khá thuận tiện.

Đây là thực tế không hiếm ở một số địa phương hiện nay. Khi mà, cơ sở hạ tầng của nhiều xã vùng ĐBKK, vùng bãi ngang ven biển đã được đầu tư khá đầy đủ. Nhiều điểm trường được xây dựng khang trang, ô tô, xe máy có thể đi đến tận sân trường. Với điều kiện như vậy, nhưng chỉ vì có tên trong danh sách xã ĐBKK mà mức lương của nhiều thầy cô dạy tại đây đã tăng gấp đôi. Điều này đã tạo nên những thắc mắc, so sánh của giáo viên ở các xã kề bên nhưng không được hưởng phụ cấp ưu đãi, thu hút.

Bên cạnh đó, phụ cấp ưu đãi, thu hút theo quy định là 70% lương, nhưng với giáo viên mới vào nghề, lương còn thấp - mức phụ cấp này chỉ là 2 - 3 triệu đồng/tháng; trong khi giáo viên lâu năm, phụ cấp có thể lên tới - 10 triệu đồng/tháng. Thực tế, chi phụ cấp kiểu “cào bằng” này đang khiến những giáo viên cùng dạy ở một điểm trường, nhưng lại có mức thu hút, ưu đãi chênh nhau đến 6 - 8 triệu đồng. Chưa kể không ít trường hợp, các thầy cô có hộ khẩu ở vùng ĐBKK, gia cảnh neo đơn nhưng dạy học ở địa bàn không phải xã ĐBKK nên không được hưởng ưu đãi, khiến thầy cô vẫn phải xoay đủ nghề để sống.

Rõ ràng, không thể phủ nhận ý nghĩa, giá trị của Nghị định 116/2011/NĐCP đối với đội ngũ giáo viên. Tuy nhiên, đã đến lúc cần có sự rà soát, bổ sung, sửa đổi để hạn chế những nghịch lý, bất công khi triển khai chính sách này. Làm sao để các khoản phụ cấp đến được đúng tay giáo viên cần hỗ trợ, là động lực để động viên, khuyến khích các thầy cô gắn bó với nghề. Đồng thời, cắt giảm chế độ này tại những địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội đang dần tốt lên, từng bước tiết kiệm ngân sách nhà nước, tạo công bằng trong giáo dục.

Phương Tú
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Thời gian qua, việc bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống đã giúp Sơn La thu hút lượng lớn du khách.
Huyện Bắc Yên - Sơn La  dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Năm 2024, huyện Bắc Yên (tỉnh Sơn La) được phân bổ hơn 84,8 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Dự án “Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số thông qua phát triển chuỗi măng sạch” được tỉnh Sơn La triển khai trên địa bàn 19 xã của 5 huyện.
Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Những năm gần đây, Tuyên Quang huy động nhiều nguồn lực, đầu tư, hỗ trợ đến các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khiến bộ mặt thôn, bản có nhiều đổi thay.
Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Lạng Sơn đang là một trong những điểm đến hấp dẫn của du khách, với nhiều lợi thế phát triển du lịch theo hướng khai thác tiềm năng văn hóa truyền thống.

Tin cùng chuyên mục

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Tại huyện Mộc Châu, Lễ hội Púng Hiéng được các dòng họ luân phiên tổ chức định kỳ 3-4 năm/lần, trong thời gian 4-6 ngày vào dịp Tết Nguyên đán.
Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Giai đoạn năm 2022-2025, huyện Mường La - tỉnh Sơn La có 1.542 hộ được phê duyệt đầu tư cấp điện với tổng mức đầu tư hơn 33,2 tỷ đồng.
Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Năm 2024, huyện Mộc Châu được phân bổ trên 66,4 tỷ đồng từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Nghề đan lát là nét đẹp truyền thống của người Hà Lăng ở Kon Tum, từ nguyên liệu vô cùng đơn giản, qua bàn tay khéo léo đã biến thành những sản phẩm để đời.
Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lạng Sơn đã và đang mang lại nhiều kết quả tích cực
Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống là dịp tôn vinh những bàn tay tài hoa của các nghệ nhân Bahnar ở Gia Lai còn lưu giữ những nét đẹp văn hóa dân tộc.
Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Sau 2 ngày làm việc tập trung, nghiêm túc, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn lần thứ IV - năm 2024 đã thành công tốt đẹp.
Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Là huyện miền núi nghèo của tỉnh Sơn La, Quỳnh Nhai luôn chú trọng đầu tư hệ thống chợ để đạt tiêu chí nông thôn mới, cải thiện đời sống người dân.
Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Nghệ nhân A Sứp luôn miệt mài gìn giữ các giá trị văn hóa Tây Nguyên, với ông, được truyền dạy giúp thế hệ trẻ hiểu về cồng chiêng là một niềm hạnh phúc.
Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Tỉnh Lai Châu đề ra nhiều giải pháp để tháo gỡ khó khăn trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc...
Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Việc liên kết giữa sản xuất, tiêu thụ cà phê đã và đang giúp sản phẩm cà phê của huyện Mai Sơn ngày càng được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.
Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Giai đoạn 2019-2024, huyện Phù Yên (Sơn La) được giao hơn 118 tỷ đồng Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Nhờ nguồn vốn hỗ trợ từ Chương trình Mục tiêu quốc gia 1719, tỉnh Sơn La đã và đang cải thiện tốt đời sống của bà con vùng đồng bào dân tộc.
Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Du lịch đã và đang là một trong những điểm sáng kinh tế của tỉnh Sơn La, tạo ra sinh kế cho rất nhiều hộ dân nghèo, bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Không chỉ ghi dấu ấn từ cồng chiêng, người Xơ Đăng ở Kon Tum còn được biết đến với nghề đan lát lâu đời, góp phần làm nên sự phong phú về văn hóa truyền thống.
Những nghệ nhân nhí

Những nghệ nhân nhí 'giữ hồn' cho văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Những nghệ nhân nhí ở làng Đăk Mế (xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum) đang từng ngày 'giữ hồn' cho văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên không bị mai một.
Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Cụm dân cư tự phát Suối Cạn tại xã Ia Sol (huyện Phú Thiện, Gia Lai) đã thoát cảnh sống biệt lập hơn 40 năm qua, sau khi được di dời sang nơi ở mới.
Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Nhờ tiên phong chuyển đổi cây trồng, nhiều hộ nông dân tại huyện miền núi A Lưới, Thừa Thiên Huế có thu nhập ổn định, xuất hiện nhiều mô hình sản xuất giỏi.
Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng

Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng

Dân tộc Gié - Triêng ở Kon Tum có một nền văn hóa dân gian đặc sắc, ngay cả trang phục của họ cũng thể hiện cá tính riêng, độc đáo, giàu bản sắc truyền thống.
Thể lệ Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024

Thể lệ Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024

Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024 nhằm nâng cao mức hưởng thụ văn hoá, nghệ thuật, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động