Quy tắc xuất xứ trong EVFTA: Những điều lưu ý
Hiệp định EVFTA Thứ tư, 08/07/2020 - 14:00 Theo dõi Congthuong.vn trên
Ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) - cho biết, để chuẩn bị cho thời điểm EVFTA có hiệu lực vào ngày 1/8 tới đây, Bộ Công Thương nhanh chóng ban hành Thông tư số 11/2020/TT-BCT ngày 15/6/2020 quy định xuất xứ hàng hóa trong EVFTA, tích cực phổ biến thông tư đến DN. Theo đó, EVFTA cho phép áp dụng cơ chế cấp Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) (C/O mẫu EUR.1) và cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Tại Việt Nam, thời điểm áp dụng tự chứng nhận xuất xứ do nội luật quy định. Trước khi áp dụng cơ chế này, Việt Nam sẽ thông báo tới EU và ban hành hướng dẫn trong nước.
![]() |
Ảnh minh họa |
Cơ chế xác minh xuất xứ trong Hiệp định EVFTA là cơ chế xác minh giữa cơ quan chính phủ và cơ quan chính phủ (G to G), thời gian hai bên phối hợp thực hiện xác minh xuất xứ hồ sơ giấy là 10 tháng.
Trong trường hợp nước nhập khẩu liên tục phát hiện gian lận xuất xứ hàng hóa hoặc nước xuất khẩu thiếu hợp tác, không cho nước nhập khẩu kiểm tra xác minh xuất xứ tại cơ sở sản xuất, hai bên cùng bàn biện pháp khắc phục. Sau 30 ngày không đạt được đồng thuận, vụ việc được đưa lên Ủy ban thực thi Hiệp định và sau 60 ngày không đạt được biện pháp giải quyết, bên nhập khẩu áp dụng biện pháp tạm dừng ưu đãi. Thời gian áp dụng tạm dừng ưu đãi là 3 tháng và có thể gia hạn thêm 3 tháng.
Hiện nay, EU vẫn dành cho Việt Nam cơ chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP). Theo nguyên tắc, khi một quốc gia ký FTA với EU và hiệp định đó có hiệu lực thì GSP sẽ kết thúc. Tuy nhiên, trong thời gian đầu EVFTA có hiệu lực, do các bước cắt giảm thuế trong biểu cam kết thuế quan của EU nên thuế quan ưu đãi của EU tại thời điểm EVFTA có hiệu lực có thể cao hơn so với mức thuế mà Việt Nam đang được hưởng trong GSP. Chính vì vậy, EU cho phép Việt Nam chuyển đổi từ GSP sang EVFTA với lộ trình 7 năm.
Bộ Công Thương đang áp dụng trên toàn quốc hệ thống khai báo C/O điện tử và cấp C/O qua internet. Nhờ đó, thời gian cấp C/O tại các Phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực trực thuộc Cục Xuất nhập khẩu chỉ trong vòng 2 - 4 giờ làm việc, đặc biệt, có phòng giải quyết thủ tục trong khoảng 1 giờ làm việc đối với những lô hàng xuất khẩu bằng đường hàng không. |
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU: Lưu ý cơ chế CBAM

Hiệp định EVFTA và Hiệp định UKVFTA: Điểm “ngọt” tương đồng

Toạ đàm: Tận dụng EVFTA để xây dựng thương hiệu ngành hàng

9h, ngày 8/8, Báo Công Thương tổ chức tọa đàm Tận dụng EVFTA để xây dựng thương hiệu ngành hàng

Hai năm thực thi Hiệp định EVFTA: Thị trường EU đang chuyển dịch rất mạnh mẽ
Tin cùng chuyên mục

Hiệu quả sau 2 năm thực thi Hiệp định EVFTA

Thực thi Hiệp định EVFTA: Các lợi ích đang thể hiện rõ nét

Hiệp định EVFTA mở rộng xuất khẩu hàng Việt vào thị trường Đan Mạch

Thỏa thuận Xanh châu Âu - Bài 1: Rào cản cho doanh nghiệp xuất khẩu tận dụng EVFTA?

Xuất khẩu hạt điều sang Pháp: Tận dụng lợi thế sẵn có

Nắm bắt cơ hội từ hiệp định EVFTA, xuất khẩu gốm sứ vào EU tăng mạnh

Kết nối doanh nghiệp nông sản Việt Nam - EU

Nâng chất để gia tăng xuất khẩu nông sản tại thị trường EU

Doanh nghiệp làm gì để tận dụng lợi thế từ hiệp định UKVFTA

Hiệp định EVFTA: Cơ hội cho thuỷ sản Việt Nam "bám rễ" tại thị trường Bắc Âu

Hiệp định EVFTA: “Chìa khóa” để hàng Việt vào Liên minh châu Âu

Xuất khẩu nông sản, thực phẩm sang thị trường EU: Doanh nghiệp cần lưu ý gì?

Việt Nam - Hy Lạp cần tận dụng các tiềm năng và sức mạnh của EVFTA

Việt Nam - Italy: Khai thác hiệu quả EVFTA

Cơ hội tiếp cận thị trường Bỉ

Tham gia các FTA: Cần tuân thủ “luật chơi” theo tiêu chuẩn cao

Đơn hàng xuất khẩu gỗ sang EU "kín lịch" hết quý III

Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu sắn

Bổ sung thêm thành viên Nhóm tư vấn trong nước Việt Nam trong EVFTA
