Quy mô kinh tế số Việt Nam dự báo đạt 50 tỷ USD vào năm 2050

Quy mô kinh tế số Việt Nam có thể đạt 50 tỷ USD vào năm 2050, trong đó thương mại điện tử sẽ là lĩnh vực đóng góp quan trọng nhất.
Khởi nghiệp và kinh tế số thu hút nhà đầu tư Canada Dự báo Việt Nam sẽ tăng trưởng kinh tế số mạnh trong khu vực Đông Nam Á Mở rộng hợp tác kinh tế xanh, kinh tế số giữa Việt Nam và Singapore

Tăng trưởng nhanh nhưng đối mặt với nhiều thách thức

Chiều ngày 10/2, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương - CIEM (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) phối hợp cùng với Lazada Việt Nam tổ chức hội thảo: “Kinh tế số và phát triển bền vững: Cơ hội và thách thức trong bối cảnh mới”.

Quy mô kinh tế số dự báo đạt 50 tỷ USD vào năm 2050
Quy mô kinh tế số Việt Nam có thể đạt 50 tỷ USD vào năm 2050, trong đó thương mại điện tử sẽ là lĩnh vực đóng góp quan trọng nhất

Theo báo cáo của E-conomy SEA năm 2022 của Google, Temasek và Bain Company, quy mô kinh tế số Việt Nam có thể đạt 50 tỷ USD vào năm 2050, trong đó, thương mại điện tử sẽ là lĩnh vực có đóng góp quan trọng nhất. Cũng theo báo cáo này, quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ tại Việt Nam tăng trưởng 28%, đạt 23 tỷ USD trong năm 2022. Nếu được tối ưu hoá, lượng khí phát thải từ hoạt động thương mại điện tử sẽ giảm đáng kể từ 30-40% so với hoạt động thương mại thông thường, từ đó đóng góp cho phát triển bền vững chung của nền kinh tế.

Bên cạnh quy mô dân số gần 100 triệu người, lượng người dùng Internet chiếm tỷ lệ cao, ông Nguyễn Anh Dương - Trưởng ban Ban Nghiên cứu tổng hợp (CIEM) cho rằng: Thời gian qua, Chính phủ Việt Nam cũng đưa ra nhiều chính sách phát triển kinh tế số. Cụ thể, Quyết định số 645/QĐ-TTg năm 2020 phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 749/QĐ-TTg năm 2020 phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 1968/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Đề án "Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại giai đoạn 2021-2030”; Quyết định số 411/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030...

Mặc dù có tốc độ phát triển nhanh, nhưng theo nhận định của các chuyên gia tại hội thảo, Việt Nam đang đối mặt với nhiều rào cản trong quá trình phát triển kinh tế số như: Hạ tầng cho kinh tế số chưa đồng bộ, năng lực kết nối số còn thấp, hệ thống thể chế chưa thực sự thuận lợi cho phát triển kinh tế số, nguồn nhân lực chất lượng cao cho kinh tế số còn thiếu và yếu, thiếu quy định về bảo vệ người tiêu dùng. Ngoài ra, năng lực đổi mới sáng tạo của khu vực tư nhân được đánh giá là một trong những hạn chế lớn đối với sự phát triển của kinh tế số Việt Nam.

Quy mô kinh tế số dự báo đạt 50 tỷ USD vào năm 2050
Kinh tế số tại Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh

Hướng đến phát triển kinh tế số bền vững

Chia sẻ tại hội thảo, bà Lại Việt Anh - Phó Cục trưởng phụ trách, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) - cho biết: Phát triển bền vững nền kinh tế số, trong đó có thương mại điện tử đang là một thách thức không nhỏ. Vì bên cạnh phát thải từ thương mại điện tử thì vấn đề hàng giả, hàng nhái trên môi trường mạng cũng rất phức tạp.

Đặc biệt, theo bà Vũ Thị Minh Tú - Giám đốc đối ngoại Lazada Việt Nam, chất lượng nguồn nhân lực cho kinh tế số tại Việt Nam còn hạn chế. Trong khi, đây cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững đối với kinh tế số.

Để phát triển bền vững nền kinh tế nói chung và kinh tế số nói riêng, theo đại diện CIEM, những năm qua, phát triển bền vững đã được Chính phủ đặt trọng tâm ưu tiên, được thể hiện trong một số văn bản điều hành như: Quyết định số 622/QĐ-TTg về việc ban hành Kế hoạch hành động Quốc gia thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 về phát triển bền vững; Quyết định số 681/QĐ-TTg về việc thực hiện lộ trình thực hiện mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2030; Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030… các văn bản trên đã nêu bật quan điểm phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển đất nước, kết hợp hài hoà giữa các yếu tố kinh tế, xã hội, bảo vệ tài nguyên môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Trong đó, khoa học công nghệ, đặc biệt là cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số quốc gia sẽ là nền tảng và động lực cho phát triển bền vững.

Trên thực tế, để phát triển bền vững kinh tế số, bên cạnh nỗ lực của cơ quan chức năng, thời gian qua cộng đồng doanh nghiệp cũng đã có những hành động cụ thể. Điển hình như Lazada Việt Nam, với mong muốn góp phần hạn chế rác thải từ bao bì trong thương mại điện tử, Lazada Việt Nam đã phát hành cuốn cẩm nang “Đóng gói hàng hoá hiệu quả, thân thiện với môi trường” dành cho nhà bán hàng trên sàn thương mại điện tử, nhằm khuyến khích các thông lệ tốt, thân thiện với môi trường.

Theo đại diện Lazada Việt Nam, cuốn cẩm nang đưa ra những lời khuyên hữu ích để các nhà bán hàng thuộc mọi quy mô có thể đóng gói hàng hoá đúng quy chuẩn và hiệu quả, nhằm tiết kiệm nguyên liệu đóng gói, giảm thiểu các rủi ro sai sót, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, đồng thời giảm thiểu rác thải ra môi trường.

Bên cạnh đó, Lazada đã thực hiện rất nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi kinh doanh trong và sau đại dịch cùng hàng loạt các sáng kiến hướng tới phát triển bền vững, tập trung vào các lĩnh vực như: Hoạt động quản trị vì mục tiêu phát triển bền vững; bảo vệ môi trường; hoạt động cộng đồng; bồi dưỡng nguồn nhân lực và công tác nghiên cứu báo cáo.

Chuyển đổi số trong doanh nghiệp Việt Nam hiện nay được xem là chìa khoá thúc đẩy phát triển kinh tế số. Theo đó, cần hoàn thiện chính sách, tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp tham gia chuyển đổi số.
Nguyễn Hoà
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Indonesia nhập khẩu 2 triệu tấn gạo, Cục Xuất nhập khẩu khuyến cáo gì?

Indonesia nhập khẩu 2 triệu tấn gạo, Cục Xuất nhập khẩu khuyến cáo gì?

Cục Xuất nhập khẩu đề nghị các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo chủ động theo dõi sát tình hình thị trường để xây dựng phương án giao dịch phù hợp.
Ngành giấy đẩy mạnh xúc tiến thương mại để vượt khó

Ngành giấy đẩy mạnh xúc tiến thương mại để vượt khó

Trước sự sụt giảm đơn hàng xuất khẩu, doanh nghiệp ngành giấy đang đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại để tìm kiếm khách hàng và mở rộng thị trường.
Sắp diễn ra Hội nghị kết nối hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam - Trung Quốc (Quảng Tây)

Sắp diễn ra Hội nghị kết nối hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam - Trung Quốc (Quảng Tây)

Hội nghị kết nối hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam - Trung Quốc (Quảng Tây) trong thời kỳ mới dự kiến diễn ra ngày 31/3/2023, tại Hà Nội.
Indonesia nhập khẩu 2 triệu tấn gạo dự trữ năm 2023, cơ hội nào cho gạo Việt Nam?

Indonesia nhập khẩu 2 triệu tấn gạo dự trữ năm 2023, cơ hội nào cho gạo Việt Nam?

Theo Thương vụ Việt Nam tại Indonesia, nước này sẽ nhập khẩu 02 triệu tấn gạo dự trữ quốc gia trong năm 2023, mở ra cơ hội xuất khẩu cho gạo Việt Nam.
Kinh tế biển và sự phát triển của thương mại Việt Nam

Kinh tế biển và sự phát triển của thương mại Việt Nam

Nước ta có một bờ biển dài 3.260km với hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ ở Biển Đông, là một điều kiện trời cho mà không có nhiều nước thế giới có được.

Tin cùng chuyên mục

Hải Phòng: Tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 6,59 tỷ USD trong quý I/2023

Hải Phòng: Tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 6,59 tỷ USD trong quý I/2023

Trong quý I/2023, tình hình kinh tế - xã hội của TP. Hải Phòng tiếp tục ổn định và phát triển, một số chỉ tiêu kinh tế tiếp tục tăng trưởng khá so với cùng kỳ.
Đưa ngành logistics phát triển xứng tầm

Đưa ngành logistics phát triển xứng tầm

Cơ sở hạ tầng logistics đồng bằng sông Hồng đã có sự phát triển vượt bậc trong với hệ thống các trung tâm logistics, kho, dịch vụ hậu cần phát triển nhanh chóng
Triển vọng thị trường và cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang Israel

Triển vọng thị trường và cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang Israel

Xuất khẩu nhóm hàng hoá, sản phẩm chế biến thành phẩm có giá trị gia tăng cao của Việt Nam vào thị trường Israel đang có nhiều lợi thế.
Tiếp nhận hồ sơ đề nghị miễn trừ biện pháp phòng vệ thương mại tháng 3 đối với thép nhập khẩu

Tiếp nhận hồ sơ đề nghị miễn trừ biện pháp phòng vệ thương mại tháng 3 đối với thép nhập khẩu

Bộ Công Thương thông báo tiếp nhận hồ sơ đề nghị miễn trừ biện pháp phòng vệ thương mại tháng 3 năm 2023 đối với một số sản phẩm thép nhập khẩu.
Tìm giải pháp để EU loại bỏ yêu cầu chứng thư an toàn thực phẩm với mì ăn liền Việt Nam

Tìm giải pháp để EU loại bỏ yêu cầu chứng thư an toàn thực phẩm với mì ăn liền Việt Nam

Chiều 24/3 tại Hà Nội, Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương) đã tổ chức cuộc họp với doanh nghiệp xuất khẩu mì ăn liền sang thị trường các nước châu Âu (EU)
Kết nối nông sản các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ với doanh nghiệp phân phối

Kết nối nông sản các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ với doanh nghiệp phân phối

Đã có 37 biên bản ghi nhớ được ký kết giữa các doanh nghiệp phân phối của TP. Hồ Chí Minh với các doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc 9 tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ
Hoa Kỳ gia hạn ban hành kết luận cuối cùng điều tra lẩn tránh phòng vệ thương mại gỗ dán

Hoa Kỳ gia hạn ban hành kết luận cuối cùng điều tra lẩn tránh phòng vệ thương mại gỗ dán

Hoa Kỳ gia hạn ban hành kết luận cuối cùng điều tra lẩn tránh phòng vệ thương mại đối với gỗ dán sử dụng nguyên liệu gỗ cứng nhập khẩu từ Việt Nam.
Xuất khẩu tôm tìm cách gỡ khó

Xuất khẩu tôm tìm cách gỡ khó

Trong bối cảnh thị trường còn nhiều khó khăn, xuất khẩu tôm 2 tháng đầu năm chỉ đạt 350 triệu USD, nhiều doanh nghiệp tìm cách xoay xở, giữ chân khách hàng.
Thương mại và phân phối trong hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0

Thương mại và phân phối trong hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0

Cách mạng công nghiệp 4.0, Covid – 19 thay đổi xu hướng tiêu dùng của người dân, từ đó làm thay đổi cách thức vận hành hệ thống thương mại và phân phối.
Nhiều cơ hội xuất khẩu nông sản, thực phẩm vào Mexico

Nhiều cơ hội xuất khẩu nông sản, thực phẩm vào Mexico

Nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam như thủy sản, cà phê, cao su... đã được xuất khẩu vào thị trường Mexico và đạt mức tăng trưởng khá cao từ 27-65%.
Giá gạo xuất khẩu Việt Nam tăng vọt, vượt Thái Lan và Ấn Độ

Giá gạo xuất khẩu Việt Nam tăng vọt, vượt Thái Lan và Ấn Độ

Trong 2 tháng đầu năm 2023, nhiều thời điểm trong các tháng, giá gạo xuất khẩu 5% tấm đứng đầu thế giới, cao hơn giá gạo cùng chủng loại của Thái Lan và Ấn Độ
Xuất khẩu cà phê sang thị trường Hà Lan tăng trưởng 3 con số

Xuất khẩu cà phê sang thị trường Hà Lan tăng trưởng 3 con số

2 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu cà phê sang Hà Lan tăng 105,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Việt Nam là nguồn cung ngoại khối lớn thứ 2 cho Hà Lan.
Thanh Hà lên phương án xúc tiến tiêu thụ vải thiều sớm

Thanh Hà lên phương án xúc tiến tiêu thụ vải thiều sớm

Chuẩn bị cho mùa vải thiều năm nay, huyện Thanh Hà - Hải Dương đã lên phương án tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến tiêu thụ vải thiều ngay từ thời điểm hiện tại.
Cuộc đua đầu tư logistics cho thương mại điện tử tiếp tục nóng

Cuộc đua đầu tư logistics cho thương mại điện tử tiếp tục nóng

Doanh thu bán hàng trực tuyến tăng cao đã tạo áp lực lên hệ thống hậu cần (logistics), từ đó kích hoạt cuộc đua đầu tư logistics thương mại điện tử Việt Nam.
Tổng cục Hải quan tăng cường giám sát hàng quá cảnh, tạm nhập tái xuất

Tổng cục Hải quan tăng cường giám sát hàng quá cảnh, tạm nhập tái xuất

Tổng cục Hải quan chỉ đạo tăng cường kiểm tra, giám sát hàng quá cảnh, tạm nhập tái xuất,gửi kho ngoại quan nhằm ngăn ngừa nguy cơ buôn lậu,gian lận thương mại.
Gỗ Việt tìm cách chinh phục thị trường nội

Gỗ Việt tìm cách chinh phục thị trường nội

Thị trường gỗ nội thất Việt Nam có quy mô 5-6 tỷ USD và để chinh phục các doanh nghiệp đang đưa ra nhiều chiến lược khác nhau.
Nhiều loại sợi, vải tự nhiên của Việt Nam xuất hiện tại triển lãm quốc tế

Nhiều loại sợi, vải tự nhiên của Việt Nam xuất hiện tại triển lãm quốc tế

Nhiều loại vải có chất liệu tự nhiên như sợi cây gai xanh, sợi dứa, tơ sen… được các doanh nghiệp Việt Nam giới thiệu tại triển lãm quốc tế.
Giám sát, kiểm tra doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Giám sát, kiểm tra doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có công văn gửi các đơn vị chức năng yêu cầu giám sát, kiểm tra doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc.
Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ lớn nhất của sản phẩm sắn Việt Nam

Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ lớn nhất của sản phẩm sắn Việt Nam

Chiếm 93,8% tổng lượng xuất khẩu, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ sắn và các sản phẩm từ sắn lớn nhất của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2023.
Từ 1/4, áp dụng C/O mẫu D cần lưu ý gì?

Từ 1/4, áp dụng C/O mẫu D cần lưu ý gì?

Tổng cục Hải quan vừa hướng dẫn Cục Hải quan các tỉnh, thành phố liên quan đến áp dụng C/O mẫu D.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động