Quý I/2023: 48 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng
Công nghiệp 29/03/2023 10:57 Theo dõi Congthuong.vn trên
'Điểm sáng' sản xuất công nghiệp Nghệ An: Sản xuất công nghiệp tháng 3 tăng 7,09% |
Thiếu đơn hàng, sản xuất công nghiệp giảm
Số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố sáng nay (29/3) cho thấy, sản xuất một số ngành công nghiệp chủ lực suy giảm đã khiến cho giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp quý I năm 2023 giảm 0,82% so với cùng kỳ năm trước.
![]() |
Một số địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp đạt mức tăng khá cao do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao |
Tính chung quý I/2023, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tính giảm 2,2% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2022 tăng 6,8%) do kinh tế thế giới tiếp tục gặp nhiều khó khăn, biến động khó lường, lạm phát các nước mặc dù hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao, đơn hàng giảm, kim ngạch xuất khẩu giảm.
Chỉ số sản xuất quý I/2023 của một số ngành trọng điểm thuộc ngành công nghiệp cấp II giảm so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế giảm 13,5%; sản xuất phương tiện vận tải khác giảm 11,9%; sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy giảm 10,3%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác giảm 8,7%; sản xuất xe có động cơ giảm 8,2%; sản xuất trang phục giảm 7,7%; sản xuất thiết bị điện giảm 6,9%.
Bên cạnh đó, chỉ số sản xuất công nghiệp của một số ngành tăng: Sản xuất đồ uống tăng 27,3%; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế tăng 19,4%; khai thác quặng kim loại tăng 14%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 11,6%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 7,2%.
Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực quý I/2023 cũng giảm so với cùng kỳ năm trước: Ô tô giảm 17,8%; thép thanh, thép góc giảm 15,8%; xe máy giảm 13,8%; linh kiện điện thoại giảm 13,4%; vải dệt từ sợi tự nhiên và điện thoại di động cùng giảm 13,1%; quần áo mặc thường giảm 10,2%; xi măng giảm 9,9%; phân Urê giảm 6,3%; khí đốt thiên nhiên dạng khí giảm 6,1%.
Đáng chú ý, ở chiều ngược lại, một số sản phẩm tăng so với cùng kỳ năm trước: Bia tăng 27,8%; xăng, dầu tăng 20,6%; vải dệt từ sợi nhân tạo tăng 10,8%; sắt, thép thô tăng 9,2%; đường kính tăng 6,6%.
Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 3/2023 tăng 20,9% so với tháng trước và tăng 2,5% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý I năm 2023, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 2,9% so với cùng kỳ năm 2022 (cùng kỳ năm 2022 tăng 6,6%).
Chỉ số sản xuất công nghiệp quý I/2023 so với cùng kỳ năm trước tăng ở 48 địa phương và giảm ở 15 địa phương trên cả nước. Một số địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp đạt mức tăng khá cao do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao.
Ở chiều ngược lại, một số địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng thấp hoặc giảm do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; ngành khai khoáng và ngành sản xuất, phân phối điện tăng thấp hoặc giảm.
Nhiều lao động quay lại làm việc trong lĩnh vực công nghiệp
Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/3/2023 tăng 0,8% so với cùng thời điểm tháng trước và giảm 2,2% so với cùng thời điểm năm trước.
Trong đó, lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng 0,1% và giảm 1,7%; doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 0,3% và giảm 1,5%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 1% và giảm 2,6%.
Theo ngành hoạt động, số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp ngành khai khoáng tăng 0,1% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 0,6% so với cùng thời điểm năm trước; ngành chế biến, chế tạo tăng 0,8% và giảm 2,4%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tương đương cùng thời điểm tháng trước và giảm 1,7% so với cùng thời điểm năm trước; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 0,3% và giảm 0,5%.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Nhà sản xuất chip thế giới chọn đầu tư tại Việt Nam

Bài 3: Cần cơ chế "trợ lực" để hiện thực hóa mục tiêu tự chủ, tự cường

Bài 2: Từng bước xây dựng nền tảng để những “sếu đầu đàn” tự tin sải cánh

Bài 1: Những quyết sách chiến lược mở lối cho phát triển công nghiệp

Phát triển công nghiệp hỗ trợ Đà Nẵng vẫn “dậm chân tại chỗ”, vì sao?
Tin cùng chuyên mục

TP. Hồ Chí Minh: Khu công nghệ cao hợp tác phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam

5 tháng: Sản phẩm công nghiệp chủ lực tăng cao so với cùng kỳ

Việt Nam có thể đặt mình vào vị trí trung tâm sản xuất điện tử của khu vực châu Á

Xây dựng kế hoạch khuyến công quốc gia năm 2024

Đại tướng Phan Văn Giang nói gì về lập Quỹ phòng thủ dân sự?

Thaco Industries đẩy mạnh cung ứng linh kiện OEM cho các doanh nghiệp FDI và xuất khẩu

Xanh hóa ngành công nghiệp giấy: Bài 2 - Đổi mới công nghệ sản xuất, tăng xúc tiến tìm khách hàng

Xanh hóa ngành công nghiệp giấy: Bài 1 - Ngành giấy trước khủng hoảng “kép”

Đưa Viện Máy và Dụng cụ công nghiệp dẫn đầu Việt Nam về cơ điện tử

Bộ Công Thương: Nâng cao năng lực chế tạo và làm chủ công nghệ khuôn mẫu

Lâm Đồng tăng giá trị cho sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Gỡ khó cho sản xuất công nghiệp Đắk Nông

Kết nối doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc

Diễn đàn doanh nghiệp ngành nhôm Việt Nam năm 2023

Khai mạc hội chợ sản phẩm công nghiệp, máy móc thiết bị và tự động hóa Hà Nội 2023

“Enjoyneering” igus® giúp nâng cao kỹ thuật với 190 sản phẩm cải tiến

Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp VSIP Lạng Sơn

Tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu: Cần nhiều hỗ trợ hơn cho doanh nghiệp nội

Lấy lại đà tăng trưởng sản xuất công nghiệp Đông Nam Bộ
