Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 sắp được thông qua

Dự kiến tại Kỳ họp thứ 15 của HĐND TP. Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 cuối tháng 3/2024, Quy hoạch Thủ đô Hà Nội sắp được thông qua.
Quy hoạch thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050: GRDP bình quân từ 45.000-46.000 USD/người Quy hoạch Thủ đô: Cần chú trọng phát triển ngành công nghiệp

Dự kiến kỳ họp sẽ diễn ra 1 ngày cuối tháng 3/2024 (trong tuần từ ngày 25/3/2024 đến ngày 29/3/2024). Tại Kỳ họp này, HĐND thành phố dự kiến xem xét, thông qua 17 nội dung gồm: Điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công năm 2024 và cập nhật, điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 cấp thành phố. Phê duyệt, phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư các dự án sử dụng vốn đầu tư công.

Xem xét việc điều chỉnh, bổ sung danh mục các công trình, dự án thu hồi đất năm 2024; danh mục các dự án chuyển mục đích đất trồng lúa năm 2024 trên địa bàn TP. Hà Nội; ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công lĩnh vực khoa học và công nghệ TP. Hà Nội.

HĐND thành phố cũng xem xét, để thông qua Nghị quyết bãi bỏ các Nghị quyết liên quan đến nội dung, mức chi đặc thù cho phòng, chống, hỗ trợ người bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 sắp được thông qua
Dự kiến Quy hoạch Thủ đô Hà Nội sẽ được thông qua tại kỳ họp thứ 15 của HĐND TP Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra cuối tháng 3/2024.

Quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập trên địa bàn TP.Hà Nội từ năm học 2023-2024 thay thế Nghị quyết số 03/2023/NQ-HĐND ngày 04/7/2023 của HĐND TP.

Quy định danh mục các khoản thu và mức thu, cơ chế quản lý thu chi đối với các dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập của TP.Hà Nội.

Tại Kỳ họp HĐND Thành phố cũng xem xét ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước lĩnh vực giáo dục và đào tạo của TP.Hà Nội.

Quy định một số nội dung chi, mức chi hỗ trợ nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa thể thao cơ sở phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2023-2025.

Sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 02/NQ/HĐND ngày 7/7/2020 của HĐND Thành phố quy định nội dung chi, mức chi đặc thù đối với các tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, cơ sở tín ngưỡng, chức sắc, chức việc tôn giáo, người đại diện cơ sở tín ngưỡng trên địa bàn TP.Hà Nội.

Ban hành danh mục kỹ thuật chi tiết dịch vụ vận chuyển cấp cứu ngoài bệnh viện thuộc dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước lĩnh vực y tế TP Hà Nội.

Quy định một số chế độ bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Thành phố; Quy định mức giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế mà không phải là dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước thuộc TP.Hà Nội.

Thông qua Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn Thành phố.

Quy định mức kinh phí bảo đảm cho công tác xây dựng và hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND các cấp trên địa bàn TP.Hà Nội; quy định mức chi bảo đảm cho công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn TP.Hà Nội. Công tác cán bộ thuộc thẩm quyền của HĐND Thành phố.

HĐND Thành phố đề nghị UBND Thành phố báo cáo xin ý kiến Thành ủy về các nội dung trình tại Kỳ họp theo quy chế. Đối với các nghị quyết quy phạm pháp luật, HĐND Thành phố đề nghị UBND Thành phố tuân thủ chặt chẽ các quy trình theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 63/2020/QH14.

Đồng thời, phân công và chỉ đạo cơ quan chuyên môn thuộc UBND Thành phố chuẩn bị đầy đủ tài liệu, tờ trình, dự thảo nghị quyết và người trình bày tại Kỳ họp chuyên đề (Kỳ họp thứ 15) của HĐND Thành phố theo quy định; Chỉ đạo chuẩn bị hồ sơ, tài liệu để Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hà Nội tổ chức phản biện xã hội bảm đảm đúng quy định.

Để bảo đảm thời gian thẩm tra của các Ban của HĐND Thành phố và đúng quy định của Luật, Thường trực HĐND Thành phố thống nhất cho phép đưa ra khỏi nội dung Kỳ họp đối với những tài liệu gửi chậm và không đủ hồ sơ so với quy định.

Ngọc Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

TP. Hải Phòng sẽ có cơ chế đột phá thu hút các doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế, đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh.
Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Tỉnh Quảng Ninh với nguồn lực đầu tư được tạo ra từ phương thức huy động và các biện pháp quản lý mới, hiệu quả, nhờ đó thu được nhiều kết quả tích cực.
Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Thu ngân sách năm 2024 của tỉnh Thanh Hóa ước đạt 54.341 tỷ đồng, đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ, trong nhóm 10 địa phương có số thu cao nhất cả nước.
Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Tối 21/11, tại Hà Nội, Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội năm 2024 đã khai mạc.
Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Quảng Ninh, tận dụng lợi thế về vị trí, cảng biển và hạ tầng hiện đại, đang phát triển mạnh mẽ trở thành trung tâm logistics quan trọng của khu vực.

Tin cùng chuyên mục

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sau hơn ba năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719, tỉnh Sơn La đã hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế xã hội.
Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Những người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn đã, đang và sẽ phát huy vai trò là những “cánh chim đầu đàn” trong cộng đồng dân tộc.
Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Nhờ Chương trình 1719, diện mạo đô thị, nông thôn mới của huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) giờ đây đã có nhiều khởi sắc, đời sống người dân được cải thiện.
25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La vừa tổ chức tôn vinh và trao chứng nhận sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024 cho 25 sản phẩm.
Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

Ước tính, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp năm 2024 của tỉnh Sơn La tăng 28,3%, qua đó đã phát huy vai trò “đầu tàu” trong tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Năm 2024, dù đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt là hậu quả của bão số 3, thành phố Uông Bí vẫn đạt được những kết quả khả quan trong công tác thu ngân sách.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Việc cho phép Bà Rịa – Vũng Tàu thí điểm cơ chế 'cảng mở' tại Cái Mép – Thị Vải sẽ giúp cụm cảng này có thêm động lực phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Tỉnh Quảng Ninh luôn xác định gắn phát triển kinh tế song hành với bảo vệ môi trường, hướng tới nền kinh tế xanh bền vững.
Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La đã cấp mới 10 mã số vùng trồng, nâng tổng số mã đang duy trì của tỉnh lên 216 mã.
Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo

Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của tỉnh Quảng Ninh đã đạt được nhiều kết quả khả quan, khẳng định là một trong những trụ cột chính trong nền kinh tế.
Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Sơn La đã đẩy mạnh thu hút các nhà đầu tư tham gia thu mua, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản, góp phần từng bước phát triển nông nghiệp xanh và bền vững.
Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Tỉnh Sơn La có 2 gian hàng trưng bày, giới thiệu quảng bá các sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, nông sản chế biến chủ lực của tỉnh.
Quảng Ninh: Doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh

Quảng Ninh: Doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh

Nhờ chuyển đổi số, các doanh nghiệp Quảng Ninh đã nâng cao năng lực cạnh tranh, đạt nhiều thành tựu trong sản xuất, kinh doanh.
Quảng Ninh vươn mình cùng hệ thống cảng biển hiện đại

Quảng Ninh vươn mình cùng hệ thống cảng biển hiện đại

Từ năm 2020 đến nay, tỉnh Quảng Ninh đã thu hút gần 65.000 tỷ đồng vốn đầu tư ngoài ngân sách cho 10 dự án hạ tầng và dịch vụ cảng biển.
Tỉnh Sơn La sẽ tổ chức gian hàng trưng bày sản phẩm tại Lễ khai trương Cửa khẩu quốc tế Lóng Sập

Tỉnh Sơn La sẽ tổ chức gian hàng trưng bày sản phẩm tại Lễ khai trương Cửa khẩu quốc tế Lóng Sập

Tỉnh Sơn La sẽ tổ chức gian hàng trưng bày, quảng bá sản phẩm tại Lễ công bố khai trương cặp cửa khẩu quốc tế Lóng Sập (huyện Mộc Châu).
Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Kết nối cung - cầu là ''chìa khóa'' để các doanh nghiệp, Hợp tác xã tại Tuyên Quang tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường, giảm bớt áp lực đầu ra cho hàng hóa.
Ninh Thuận ‘bắt tay’ cùng TP Hồ Chí Minh thu hút đầu tư

Ninh Thuận ‘bắt tay’ cùng TP Hồ Chí Minh thu hút đầu tư

Chiều 15/11, tại TP. Hồ Chí Minh, UBND tỉnh Ninh Thuận phối hợp với UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị kết nối, xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch.
Ninh Thuận: Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ

Ninh Thuận: Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ

Thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Ninh Thuận năm 2024, ITTC Ninh Thuận đã chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện hiệu quả.
Cảng biển Dung Quất vẫn chưa đáp ứng đúng kì vọng

Cảng biển Dung Quất vẫn chưa đáp ứng đúng kì vọng

Được kì vọng sẽ là nơi giao thương, tập kết hàng hoá của cả khu vực, tuy nhiên đến nay cảng biển Dung Quất (Quảng Ngãi) vẫn chưa thể phát huy được lợi thế.
Thành phố Huế trực thuộc Trung ương sẽ tạo lập không gian đô thị xanh, thu hút đầu tư

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương sẽ tạo lập không gian đô thị xanh, thu hút đầu tư

Thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương là sự chuyển dịch không gian đô thị khang trang, xanh, sạch, đẹp, thu hút đầu tư... phát triển kinh tế địa phương.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động