Quy hoạch thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050: GRDP bình quân từ 45.000-46.000 USD/người

Định hướng quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 45.000-46.000 USD người.
Phê duyệt quy hoạch tỉnh Phú Yên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 Quy hoạch tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Yên Bái: Ngành Công Thương quan tâm công tác quy hoạch và hỗ trợ doanh nghiệp

Sáng 9/1, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và UBND TP. Hà Nội tổ chức hội thảo tham vấn ý kiến đối với quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ông Nguyễn Chí Dũng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và ông Trần Sỹ Thanh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chủ trì hội thảo.

Quy hoạch thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050: GRDP bình quân từ 45.000-46.000 USD/người
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại hội thảo

Quy hoạch đã nêu ra thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2010-2022, đồng thời chỉ ra 5 điểm nghẽn mà Thủ đô đang phải đối mặt, bao gồm: Thiếu thể chế vượt trội, Hà Nội có Luật Thủ đô nhưng vẫn phải xin cơ chế đặc thù bằng Nghị quyết 115; Hạ tầng thiếu đồng bộ, hạ tầng giao thông công cộng, đặc biệt là đường sắt đô thị chưa phát triển; Ô nhiễm môi trường và các quy định về quản lý, khai thác các dòng sông chưa phù hợp đang làm mất lợi thế tự nhiên của Hà Nội; Quy hoạch đô thị chậm đổi mới, các quy chuẩn quy hoạch chưa theo kịp xu hướng hiện đại; Năng lực quản lý còn hạn chế, chưa có động lực để nâng cao tinh thần trách nhiệm, dám nghĩ, dám làm, chưa tạo được những đột phá trong quản lý để mở đường cho phát triển.

Về định hướng quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Thủ đô Hà Nội đưa ra 5 quan điểm phát triển, bao gồm:

Thứ nhất, phát triển nhanh, bền vững, sáng tạo, bao trùm, trở thành cực tăng trưởng có vai trò lan toả và dẫn dắt, thúc đẩy phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng động lực phía Bắc, là hình mẫu lan toả cho phát triển cả nước.

Thứ hai, phát huy nhân tố con người, lấy con người làm trung tâm, chủ thể, nguồn lực, động lực và mục tiêu của phát triển dựa vào khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; khai thác tiềm năng nguồn lực văn hoá di sản thành động lực phát triển bền vững, Thủ đô văn hiến, thanh lịch.

Thứ ba, phát triển Thủ đô phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch ngành và quy hoạch vùng; tôn trọng, kế thừa có chọn lọc các quy hoạch và thực tế phát triển của mỗi giai đoạn lịch sử; đổi mới để theo kịp các xu thế phát triển tiên tiến, văn minh, hiện đại và hiệu quả.

Thứ tư, phát triển kinh tế, xã hội gắn với bảo vệ môi trường, kết hợp khai thác hợp lý, có hiệu quả những lợi thế đặc thù của thiên nhiên thành các nguồn lực phát triển bền vững trên nguyên tắc thuận thiên và tuân thủ các quy luật thị trường.

Thứ năm, gắn các hoạt động phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội với công tác đảm bảo quốc phòng, an ninh, an toàn tuyệt đối của Thủ đô; mở rộng các hoạt động đối ngoại, tạo lập hình ảnh Thủ đô thanh bình và thân thiện, Thành phố toàn cầu.

Quy hoạch thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050: GRDP bình quân từ 45.000-46.000 USD/người
Nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh góp ý định hướng quy hoạch

Về tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội đặt mục tiêu trở thành đại diện cho hình ảnh vị thế nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng có trình độ phát triển hàng đầu trong khu vực, ngang tầm Thủ đô các nước tiên tiến châu Á; Là thành phố toàn cầu, Xanh - Thông minh - Thanh bình - Thịnh vượng; là nơi đáng đến và lưu lại, đáng sống và cống hiến; GRDP bình quân từ 45.000-46.000 USD/người; tỷ lệ đô thị hóa từ 80-85%.

Để đạt được mục tiêu đó, Quy hoạch Thủ đô Hà Nội đưa ra 3 kịch bản kinh tế. Trong đó, ở kịch bản 1- kịch bản thuận lợi, tăng trưởng GRDP của Hà Nội sẽ đạt 9,5-10,0%; kịch bản 2- kịch bản nỗ lực tăng trưởng đạt 8,5-9,5%; kịch bản 3 - kịch bản cơ sở GRDP Hà Nội sẽ đạt 7,5-8,5%.

Phát biểu tại hội thảo, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, Quy hoạch Thủ đô Hà Nội được lập trong bối cảnh đã có Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng xác định rất rõ về định hướng phát triển của đất nước đến năm 2045, Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng đến 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 05/5/2022 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cùng Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ 2020 – 2025; Quốc hội thông qua Quy hoạch tổng thể quốc gia và Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 20212030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quy hoạch thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050: GRDP bình quân từ 45.000-46.000 USD/người
Hội thảo thu hút sự quan tâm của các chuyên gia, nhà khoa học

Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, mặc dù tiến độ yêu cầu gấp (thời gian thực tế triển khai khoảng 12 tháng so với quy định là 24 tháng), song Quy hoạch Thủ đô Hà Nội vẫn được triển khai công phu, bài bản, nghiêm túc, tuân thủ các quy định của pháp luật về quy hoạch. Trong quá trình triển khai lập quy hoạch, Thành phố Hà Nội đã tổ chức xin ý kiến 21 bộ, cơ quan Trung ương; 15 tỉnh, thành phố trong vùng Thủ đô và vùng Đồng bằng sông Hồng; các chuyên gia, nhà khoa học và xin ý kiến rộng rãi các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư thông qua website của cơ quan lập Quy hoạch Thủ đô.

"Nội dung quy hoạch Thủ đô Hà Nội đã thể hiện tư duy, tầm nhìn mới, phù hợp với định hướng phát triển của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước giai đoạn 2021- 2030; phát huy vai trò là cực tăng trưởng, động lực phát triển cho các địa phương trong vùng Thủ đô, vùng đồng bằng sông Hồng" - Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng bày tỏ.

Nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh, Tổ trưởng Tổ chuyên gia tư vấn của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho biết, báo cáo quy hoạch của Hà Nội được tham vấn đông đảo và tập hợp được rất nhiều ý kiến. Tuy nhiên, Hà Nội là một trung tâm kinh tế lớn của cả nước và Đồng bằng sông Hồng, chiếm 13% GDP cả nước và hơn 40% GDP của khu vực Đồng bằng sông Hồng, nên yếu tố quan trọng là Hà Nội cần xác định được vị trí của mình đang ở đâu?

Liên quan đến những điểm nghẽn mà báo cáo quy hoạch nêu, TS Cao Viết Sinh cũng cho rằng, các điểm nghẽn này là đúng với tất cả các địa phương, nhưng chưa hẳn đúng với Thủ đô Hà Nội, theo đó cần phải chi tiết hơn. Điển hình như điểm nghẽn về hạ tầng, thì cần chỉ rõ nghẽn cái gì?.

Góp ý cho quy hoạch Thủ đô, ông Christopher Lewis Malone - Giám đốc Điều hành Dalberg khu vực Đông Nam Á cho rằng: Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đưa ra nhiều phân ngành, nhưng cần làm rõ đâu sẽ làm phân ngành Hà Nội thực sự cần quan tâm nhất? Liên quan đến sản xuất công nghiệp, ông Christopher Lewis Malone nêu quan điểm, các tỉnh quanh Hà Nội làm rất tốt điều này, vậy Hà Nội cần làm gì để tăng trưởng mạnh mẽ hơn?.

“Hiện Hà Nội có nguồn lực cả về không gian, con người để phát triển công nghiệp, tuy nhiên những ưu thế này chưa được tận dụng tốt, nếu được tận dụng sẽ mang lại ưu thế rất lớn cho Hà Nội” – ông Christopher Lewis Malone khẳng định.

Nguyễn Hoà
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: quản lý quy hoạch

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thái Nguyên: Chuyển đổi số tạo động lực để hợp tác xã vươn xa

Thái Nguyên: Chuyển đổi số tạo động lực để hợp tác xã vươn xa

Nhiều hợp tác xã ở Thái Nguyên đã tiếp cận mô hình kiểu mới, linh hoạt, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, thích ứng với nhu cầu thị trường.
Bất chấp nắng nóng, phố cổ Hội An vẫn chật kín người trong dịp lễ 30/4 và 1/5

Bất chấp nắng nóng, phố cổ Hội An vẫn chật kín người trong dịp lễ 30/4 và 1/5

Bất chấp thời tiết nắng nóng, phố cổ Hội An (tỉnh Quảng Nam) vẫn chật kín người trong dịp lễ 30/4 và 1/5. Càng về chiều tối, lượng khách kéo đến ngày càng đông.
Thừa Thiên Huế mong muốn hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, công nghiệp công nghệ cao

Thừa Thiên Huế mong muốn hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, công nghiệp công nghệ cao

Trong Chương trình quảng bá địa phương Việt Nam tại Hoa Kỳ, tỉnh Thừa Thiên Huế mong muốn hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, công nghiệp công nghệ cao.
Ngắm “Con tàu tập kết” khổng lồ chuẩn bị hoàn thiện tại Sầm Sơn

Ngắm “Con tàu tập kết” khổng lồ chuẩn bị hoàn thiện tại Sầm Sơn

Tượng đài "Con tàu tập kết" được xây dựng nhằm hướng tới kỷ niệm 70 năm đón tiếp đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc (1954-2024).
Chiến thắng Thượng Đức đập tan "cánh cửa thép"

Chiến thắng Thượng Đức đập tan "cánh cửa thép"

Chiến thắng Thượng Đức đã đi vào lịch sử của vùng đất Quảng Nam-Đà Nẵng trung dũng kiên cường đi đầu diệt Mỹ và của cả nước với vị trí là trận thắng bước ngoặt.

Tin cùng chuyên mục

Thương mại TP. Hồ Chí Minh ngày càng văn minh, hiện đại

Thương mại TP. Hồ Chí Minh ngày càng văn minh, hiện đại

49 năm sau ngày thống nhất đất nước với hơn 30 năm đổi mới và phát triển, ngành thương mại TP. Hồ Chí Minh đã “lột xác” theo hướng văn minh, hiện đại.
Thanh Hóa: Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng, ổn định thị trường vàng

Thanh Hóa: Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng, ổn định thị trường vàng

Thời gian qua, thị trường vàng thế giới và trong nước có nhiều biến động, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa đã tăng quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
Sơn La: Lượng khách lưu trú tăng cao

Sơn La: Lượng khách lưu trú tăng cao

Gần đến ngày Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) số lượng du khách lên Điện Biên lưu trú tại Sơn La tăng mạnh.
Yên Bái: Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 11,25%

Yên Bái: Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 11,25%

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 4/2024 của Yên Bái ước đạt 1.986,5 tỷ đồng tăng 11,25% so cùng kỳ năm trước.
Bà Rịa – Vũng Tàu đón hơn 200.000 lượt khách trong 2 ngày đầu kỳ nghỉ lễ

Bà Rịa – Vũng Tàu đón hơn 200.000 lượt khách trong 2 ngày đầu kỳ nghỉ lễ

Trong 2 ngày 27 và 28/4, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đón hơn 200.000 lượt khách tham quan du lịch, giải trí, lưu trú. Riêng TP. Vũng Tàu đón khoảng 114.000 lượt.
Yên Bái: Giải ngân vốn đầu tư công tháng 4 tăng gần 8,6%

Yên Bái: Giải ngân vốn đầu tư công tháng 4 tăng gần 8,6%

Các cấp chính quyền tỉnh Yên Bái thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ kịp thời khó khăn cho doanh nghiệp nhằm đẩy nhanh vốn đầu tư trên địa bàn.
Khách du lịch tiếp tục đổ về TP. Vũng Tàu trong ngày nghỉ lễ thứ 2

Khách du lịch tiếp tục đổ về TP. Vũng Tàu trong ngày nghỉ lễ thứ 2

Giao thông thuận lợi, kỳ nghỉ kéo dài, hàng nghìn khách du lịch tiếp tục đổ về TP. Vũng Tàu để vui chơi, tắm biển.
Phố phường Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào lễ 30/4 và 1/5

Phố phường Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào lễ 30/4 và 1/5

Những ngày này, trên đường phố Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào mừng kỷ niệm 47 năm ngày Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế lao động 1/5.
Tuyên Quang: Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế

Tuyên Quang: Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế

Hướng tới phát triển kinh tế bền vững, Tuyên Quang đặc biệt chú trọng công tác bảo vệ môi trường, kiên quyết không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế.
Thái Nguyên: Công đoàn ngành Công Thương tuyên dương 60 cá nhân tiêu biểu

Thái Nguyên: Công đoàn ngành Công Thương tuyên dương 60 cá nhân tiêu biểu

Trong Tháng Công nhân 2024, Công đoàn ngành Công Thương Thái Nguyên sẽ triển khai các hoạt động chăm lo đời sống đoàn viên, người lao động hiệu quả, thiết thực.
Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh tuyên truyền, kiểm tra an toàn thực phẩm

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh tuyên truyền, kiểm tra an toàn thực phẩm

Sở Công Thương Thừa Thiên Huế phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, kiểm tra an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực ngành Công Thương.
Quảng Nam: Khai trương Khu du lịch sinh thái Cổng trời Đông Giang sau gần 7 năm thi công

Quảng Nam: Khai trương Khu du lịch sinh thái Cổng trời Đông Giang sau gần 7 năm thi công

Khu du lịch sinh thái Cổng trời Đông Giang chính thức khai trương sau gần 7 năm triển khai thi công, trong đó có 2 năm đưa vào khai thác vận hành chạy thử.
Công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận

Công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận

UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Vùng đất anh hùng “khoác áo mới”

Vùng đất anh hùng “khoác áo mới”

Huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh - vùng đất anh hùng, kiên cường trong chiến tranh, giờ đây rực rỡ sức sống mới, đổi mới và phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ mới.
Thanh Hóa: Khai mạc Lễ hội du lịch biển 2024 “Sầm Sơn – Rực rỡ sắc màu”

Thanh Hóa: Khai mạc Lễ hội du lịch biển 2024 “Sầm Sơn – Rực rỡ sắc màu”

Hàng trăm ngàn người đã đến với Quảng trường biển Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa để xem khai mạc Lễ hội du lịch biển 2024 với chủ đề “Sầm Sơn – Rực rỡ sắc màu”.
Ninh Thuận muốn hiện thực hoá các dự án Hydrogen

Ninh Thuận muốn hiện thực hoá các dự án Hydrogen

Ninh Thuận kỳ vọng các dự án Hydrogen không còn là câu chuyện trên giấy mà đi vào thực tế qua sự chung tay giữa cơ quan quản lý và cộng đồng doanh nghiệp.
Số người tử vong do tai nạn tăng, Tuyên Quang đẩy mạnh tuyên truyền văn hóa giao thông

Số người tử vong do tai nạn tăng, Tuyên Quang đẩy mạnh tuyên truyền văn hóa giao thông

Ban ATGT Tuyên Quang đang tập trung tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông, trọng tâm tuyên truyền trên sóng phát thanh, truyền hình.
200 đại biểu dự hội thảo năng lượng xanh tại Ninh Thuận

200 đại biểu dự hội thảo năng lượng xanh tại Ninh Thuận

Chiều 27/4, tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội thảo “Năng lượng xanh, Hydro xanh và Khu công nghiệp trung hòa carbon”.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh thăm hỏi, động viên gia đình các nạn nhân vụ lật thuyền

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh thăm hỏi, động viên gia đình các nạn nhân vụ lật thuyền

Ngay sau khi kết thúc công tác tìm kiếm cứu nạn, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đã tới thăm hỏi, động viên gia đình các nạn nhân trong vụ lật thuyền trên sông Chanh.
Bài 3: Nỗ lực của chính quyền địa phương khắc phục ô nhiễm môi trường tại các cơ sở chế tác đá

Bài 3: Nỗ lực của chính quyền địa phương khắc phục ô nhiễm môi trường tại các cơ sở chế tác đá

Giải quyết thực trạng ô nhiễm môi trường tại các cơ sở chế tác đá là vấn đề nan giải nhưng các cấp chính quyền ở Thanh Hóa đang có nhiều nỗ lực khắc phục.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động