Quy hoạch Thủ đô: Đã cấy được “gen” thông minh trong mọi quy hoạch

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết, mọi lĩnh vực phải thể hiện được sự chuyển đổi số và thẩm thấu văn hóa con người của Hà Nội.
Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn trong xây dựng, thực hiện quy hoạch Thủ đô Văn hóa và con người là nền tảng, nguồn lực phát triển Thủ đô

Cơ hội song hành thách thức

Phát biểu tại hội nghị thành phố thông minh Việt Nam - châu Á 2023 ngày 29/11, ông Nguyễn Việt Hùng - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cho biết: Xây dựng thành phố thông minh, Hà Nội có vị thế, cơ hội và cũng nhiều thách thức: Hà Nội có dân số chiếm gần 8,4% dân số cả nước; tổng sản phẩm nội địa trên địa bàn thành phố (GRDP) năm 2022 tăng 8,89%; tổng thu ngân sách 9 tháng/2023: 305.300 tỷ đồng, tăng 24,6% so với cùng kỳ năm 2022. Hà Nội có nhiều thách thức như: Dân số đông; giao thông ùn tắc, ô nhiễm, năng lực cạnh tranh…

Công cuộc xây dựng thành phố thông minh cho Hà Nội bước đầu đã có những cơ chế, chính sách cụ thể làm nền tảng: Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 2/9/2019 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/1/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Quy hoạch Thủ đô: Đã cấy được “gen” thông minh trong mọi quy hoạch
Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội Nguyễn Việt Hùng phát biểu tại hội nghị.

Từ vị thế, cơ hội, thách thức, Thành ủy, UBND thành phố đã có chủ trương về chuyển đổi số, xây dựng TP. Hà Nội thông minh, trong đó có Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 30/12/2022 của Thành ủy Hà Nội về chuyển đổi số, xây dựng TP. Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Nghị quyết số 18 với quan điểm chỉ đạo thống nhất nhận thức, đổi mới tư duy và hành động về thực hiện chuyển đổi số, xây dựng thành phố Hà Nội thông minh; phát huy tối đa các nguồn lực, tiềm năng, lợi thế của Thủ đô; nắm bắt kịp thời, tận dụng hiệu quả các cơ hội; ưu tiên chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh đối với các ngành, lĩnh vực phục vụ trực tiếp cho người dân, doanh nghiệp.

Nghị quyết đặt ra mục tiêu tổng quát đến năm 2025 thực hiện chuyển đổi số phát triển Thủ đô theo hướng thông minh, hiện đại, tạo điều kiện kinh tế tăng trưởng nhanh, hiệu quả và bền vững. Hà Nội phấn đấu thuộc nhóm các địa phương dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số.

Đến năm 2030, Thủ đô Hà Nội cơ bản trở thành thành phố thông minh, hiện đại. Hà Nội duy trì và phấn đấu vị trí cao trong nhóm các địa phương dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số; hình thành nền tảng dữ liệu cho các ngành kinh tế trọng điểm dựa trên dữ liệu của các cơ quan nhà nước, phát triển các dịch vụ sáng tạo, dựa trên dữ liệu phục vụ người dân, doanh nghiệp, khai thác dữ liệu như một nguồn tài nguyên mới để phát triển kinh tế - xã hội.

Nghị quyết số 18 đặt ra mục tiêu đến năm 2025, về chính quyền số: Xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, hạ tầng số hiện đại, 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định được cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình; hoạt động chỉ đạo, điều hành, quản trị nội bộ, xử lý hồ sơ công việc được thực hiện trên môi trường mạnh ở cả 3 cấp.

Về kinh tế số: Tỷ trọng kinh tế số trong GRPD khoảng 30%; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%; năng suất lao động tăng từ 7 - 7,5%/năm.

Về xã hội số: 80% dân số trưởng thành có điện thoại thông minh; 50% dân số trưởng thành có chữ ký số; phủ mạng Internet băng rộng cáp quang tới 90% hộ gia đình; 70% người dân trong độ tuổi lao động được đào tạo kỹ năng số cơ bản; 90% người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử.

Quy hoạch Thủ đô: Đã cấy được “gen” thông minh trong mọi quy hoạch
Đến năm 2030, Thủ đô Hà Nội cơ bản trở thành thành phố thông minh, hiện đại.

Cùng đó UBND TP. Hà Nội ban hành các kế hoạch về chuyển đổi số, trong đó có Kế hoạch 239/KH-UBND ngày 27/9/2023 của UBND thành phố về chuyển đổi số, xây dựng TP. Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Kế hoạch gồm 55 chỉ tiêu, 201 nhiệm vụ được phân theo nhóm các trụ cột: Chính quyền số, xây dựng thành phố thông minh; kinh tế số, xã hội số.

Để tạo nền móng chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh cần phát triển hạ tầng số, nền tảng số, dữ liệu số, bảo đảm an toàn thông tin; phát triển nhân lực số; tăng cường hợp tác trong và ngoài nước, nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo trong môi trường số.

Hà Nội đang cần giải quyết rất nhiều bài toán liên quan đến dữ liệu số: Dữ liệu thì vừa thiếu, vừa thừa; khai thác dữ liệu khó khăn, chưa có chuẩn kết nối, độ chính xác chưa cao, mô hình thông tin, chiến lược dữ liệu cũng cần được chú trọng đầu tư bài bản hơn. Đây chính là nhiệm vụ cấp thiết trong thời gian tới, trước khi triển khai các giải pháp về phân tích, hỗ trợ quản lý điều hành và xa hơn là khai thác dữ liệu để tạo ra những giá trị kinh tế, xã hội mới.

Theo đó, để Hà Nội chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh đạt hiệu quả, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cho rằng, cần nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự vào cuộc của người dân; cần có mô hình thông tin; chiến lược dữ liệu..

Hà Nội đặt yếu tố thông minh trong mọi quy hoạch

Đề cập đến các giải pháp chuyển đổi số, thúc đẩy nhanh tiến trình đưa Hà Nội trở thành thành phố thông minh, trong khuôn khổ hội nghị, tại Tọa đàm “Khai thác dữ liệu – xây dựng thành phố thông minh, phát triển bền vững”, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Hà Minh Hải thông tin, Hà Nội đang triển khai các phần việc rất quan trọng theo Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị bao gồm điều chỉnh Quy hoạch Thủ đô, sửa đổi Luật Thủ đô, trong đó, nội dung xuyên suốt, xác định sứ mệnh của Hà Nội được nhắc lại nhiều lần.

Quy hoạch Thủ đô: Đã cấy được “gen” thông minh trong mọi quy hoạch
Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Hà Minh Hải

Theo đó, nội dung xây dựng Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại, xanh, phát triển bền vững, bao trùm. Mục tiêu đến năm 2045 Thủ đô là thành phố kết nối toàn cầu, ngang tầm với thủ đô các nước trên thế giới. Với nhiệm vụ quan trọng đó, Hà Nội xác định chuyển đổi số là đột phá, thông minh, hiệu quả.

Phó Chủ tịch UBND thành phố cũng lưu ý, dữ liệu số là gốc rễ của mọi vấn đề. Đây là nguồn tài nguyên mới mang tính quyết định mọi khía cạnh của chuyển đổi số.

“Thành phố thông minh, phát triển bền vững phải có mục tiêu xuyên suốt là lấy người dân làm trung tâm phục vụ. Cuộc sống người dân phải được nâng cao cả về vật chất và tinh thần. Sản phẩm mà người dân thấy được, được thụ hưởng phải là thành phố thông minh" - Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội nhấn mạnh.

Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cho biết thêm, TP. Hà Nội nhận thức rất rõ về chuyển đổi số, cảm nhận để từ đó thay đổi, phát triển bền vững. Thành phố cũng ban hành kế hoạch tích hợp 239 trên cơ sở dữ liệu giữ vai trò quan trọng để từ đó ban hành các danh mục, xây dựng các dữ liệu lớn, nguồn tài nguyên trong tương lai.

"Tuy nhiên, cơ chế thu thập dữ liệu hiện có một số bất cập. Ngay chuyện rà soát dữ liệu để số hóa cũng phải tính toán để làm sao nhanh nhất, cấu trúc chuẩn, mà không lãng phí. Bên cạnh đó, cơ chế chia sẻ dữ liệu cần rà soát quy định, cách thức chia sẻ thế nào để hiệu quả nhất" - Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội chia sẻ.

Quy hoạch Thủ đô: Đã cấy được “gen” thông minh trong mọi quy hoạch
Các đại biểu tham dự toạ đàm

Với việc xây dựng thành phố thông minh, UBND TP. Hà Nội đã giao Sở Thông tin và Truyền thông nghiên cứu xây dựng, lựa chọn mô hình thông minh, hiệu quả nhất.

Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cho biết, trong điều chỉnh Quy hoạch Thủ đô đã cấy được “gen” thông minh trong mọi quy hoạch. Mọi lĩnh vực phải thể hiện được sự chuyển đổi số và thẩm thấu văn hóa con người của Hà Nội.

Bàn thêm về các giải pháp tối ưu hóa tiềm năng của dữ liệu số trong xây dựng đô thị thông minh, ông Nguyễn Nhật Quang, thành viên Hội đồng sáng lập VINASA, Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ VINASA cho biết, dữ liệu là một trong hai yếu tố cốt lõi của không gian số. Tuy nhiên việc khai thác dữ liệu vẫn còn bất cập.

"Đại thể như việc kiến trúc dữ liệu mỗi địa phương là khác nhau đưa ra thách thức trong quá trình xây dựng kho dữ liệu chung Quốc gia. Do đó, việc thống nhất đồng bộ dữ liệu trong các sở ban ngành là vấn đề cốt lõi trong xây dựng đô thị thông minh" - ông Quang cho hay.

Đỗ Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Ông Nguyễn Ngọc Thiện giữ chức Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên

Ông Nguyễn Ngọc Thiện giữ chức Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên

Chiều 4/11, Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Nguyên tổ chức Hội nghị công bố quyết định về công tác cán bộ.
Vĩnh Phúc: Công bố quyết định bổ nhiệm Bí thư Huyện ủy Bình Xuyên

Vĩnh Phúc: Công bố quyết định bổ nhiệm Bí thư Huyện ủy Bình Xuyên

Tỉnh Vĩnh Phúc công bố quyết định bổ nhiệm Bí thư Huyện ủy Bình Xuyên, nhiệm kỳ 2020-2025, cho ông Nguyễn Mạnh Hùng.
Thừa Thiên Huế: Diễn tập cứu nạn hàng hải trong vùng nước cảng biển

Thừa Thiên Huế: Diễn tập cứu nạn hàng hải trong vùng nước cảng biển

Cảng vụ Hàng hải Thừa Thiên Huế tổ chức Diễn tập phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải trong vùng nước cảng biển Thừa Thiên Huế năm 2024.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Dừng thí điểm cho doanh nghiệp quản lý, khai thác chợ truyền thống

Bà Rịa - Vũng Tàu: Dừng thí điểm cho doanh nghiệp quản lý, khai thác chợ truyền thống

UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho phép các doanh nghiệp đã trúng thầu thực hiện quản lý chợ theo hợp đồng đã ký, hết thời hạn thì bàn giao lại cho địa phương.
Nam Định: Vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý đạt 67,4%

Nam Định: Vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý đạt 67,4%

Vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý 10 tháng năm 2024 ước đạt 67,4% kế hoạch năm.

Tin cùng chuyên mục

Đến tháng 6/2025, Bắc Ninh sẽ có tối thiểu 30 điểm sạc xe điện

Đến tháng 6/2025, Bắc Ninh sẽ có tối thiểu 30 điểm sạc xe điện

Dự kiến đến ngày 30/6/2025, sẽ có tối thiểu 30 điểm sạc nhượng quyền thương hiệu V-GREEN được Vasia đầu tư và đưa vào hoạt động trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
10 tháng năm 2024, Bắc Ninh thu hút 350 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài

10 tháng năm 2024, Bắc Ninh thu hút 350 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài

Trong 10 tháng của năm 2024, tỉnh Bắc Ninh thu hút được 350 dự án FDI, tiếp tục nằm trong tốp đầu cả nước về thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Nam Định: Vận tải hàng hóa, hành khách tháng 10 tiếp đà tăng

Nam Định: Vận tải hàng hóa, hành khách tháng 10 tiếp đà tăng

Tháng 10/2024, hoạt động vận tải hành khách và vận tải hàng hóa trên địa bàn tỉnh Nam Định tiếp tục tăng so với tháng trước.
Nam Định: Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10/2024 tăng 0,55%

Nam Định: Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10/2024 tăng 0,55%

Trong mức tăng 0,55% của chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 10/2024 so với tháng trước của Nam Định, có 7 nhóm hàng tăng giá.
Ngành chế biến, chế tạo đẩy mạnh tăng trưởng công nghiệp 10 tháng của Nam Định

Ngành chế biến, chế tạo đẩy mạnh tăng trưởng công nghiệp 10 tháng của Nam Định

10 tháng, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp của Nam Định tăng 14,71% so với cùng kỳ năm trước, đây mức tăng cao nhất từ năm 2019 đến nay.
Thái Nguyên: Sau sáp nhập, xuất hiện hàng loạt tên xã, phường, thị trấn mới

Thái Nguyên: Sau sáp nhập, xuất hiện hàng loạt tên xã, phường, thị trấn mới

Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, 172 đơn vị hành chính cấp xã sau khi sắp xếp từ 1/12/2024.
Dấu ấn xây dựng nông thôn mới ở Quảng Ninh

Dấu ấn xây dựng nông thôn mới ở Quảng Ninh

Năm 2010, tỉnh Quảng Ninh bắt tay vào xây dựng nông thôn mới. Với cách làm riêng và sáng tạo, chương trình đã mang lại nhiều dấu ấn đậm nét.
Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt 8 tỉnh, thành phố

Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt 8 tỉnh, thành phố

Trong tuần qua (từ 28/10 - 2/11), 8 tỉnh, thành phố phía Nam đã triển khai nhiều quyết định điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt tại các sở, ban, ngành.
Thừa Thiên Huế: Công điện ứng phó đợt mưa lũ lớn và sạt lở đất

Thừa Thiên Huế: Công điện ứng phó đợt mưa lũ lớn và sạt lở đất

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành công điện về việc chủ động phòng ngừa, ứng phó với mưa lũ, sạt lở đất trên địa bàn những ngày tới.
Đề xuất cưỡng chế thu hồi khu đất Vũng Tàu Intourco và Hải Dương Intourco: Doanh nghiệp nói gì?

Đề xuất cưỡng chế thu hồi khu đất Vũng Tàu Intourco và Hải Dương Intourco: Doanh nghiệp nói gì?

UBND TP. Vũng Tàu đang xin ý kiến UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về việc cưỡng chế thu hồi khu đất do Công ty Vũng Tàu Intourco và Hải Dương Intourco đang sử dụng.
Hà Nội – Viêng Chăn: Thúc đẩy hợp tác thương mại giữa hai Thủ đô

Hà Nội – Viêng Chăn: Thúc đẩy hợp tác thương mại giữa hai Thủ đô

Chiều 2/11, Sở Công Thương Viêng Chăn đã có buổi làm việc với Sở Công Thương Hà Nội và tham quan Trung tâm thương mại AEON Mall Hà Đông (Hà Nội).
Bà Rịa - Vũng Tàu: Khám sức khỏe miễn phí cho 400 người dân xã đảo Long Sơn

Bà Rịa - Vũng Tàu: Khám sức khỏe miễn phí cho 400 người dân xã đảo Long Sơn

Hơn 400 người dân ở xã đảo Long Sơn (TP. Vũng Tàu) vừa được doanh nghiệp và chính quyền địa phương tổ chức khám sức khỏe miễn phí.
Hàng chục ô tô bán tải, SUV

Hàng chục ô tô bán tải, SUV 'hầm hố' góp mặt Lễ khai mạc giải đua Ô tô Địa hình Việt Nam

Ngày 2/11, Giải Đua xe Ô tô Địa hình Việt Nam PVOIL Cup 2024 chính thức khai mạc tại Làng Văn hoá – Du lịch các Dân tộc Việt Nam, TP. Hà Nội.
Tuyên Quang: Quyết liệt đảm bảo hành lang an toàn lưới điện

Tuyên Quang: Quyết liệt đảm bảo hành lang an toàn lưới điện

Thời gian qua, ngành Điện Tuyên Quang Quyết liệt kiểm soát đảm bảo cho hệ thống lưới điện trên địa bàn tỉnh vận hành an toàn, ổn định, liên tục.
Kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh Thái Nguyên

Kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh Thái Nguyên

Sáng 1/11, Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh Thái Nguyên tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập (2/11/1954 - 2/11/2024) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
Yên Bái: 35 hộ dân thiệt hại do bão số 3 được xây dựng nhà tái định cư

Yên Bái: 35 hộ dân thiệt hại do bão số 3 được xây dựng nhà tái định cư

35 hộ dân thôn Át Thượng (xã Minh Xuân, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái) - nơi xảy ra vụ sạt lở đất do bão số 3 sẽ được hỗ trợ xây dựng nhà tái định cư.
Đông Triều chính thức trở thành thành phố thứ 5 của Quảng Ninh

Đông Triều chính thức trở thành thành phố thứ 5 của Quảng Ninh

Ngày 1/11/2024, một dấu mốc quan trọng đã được ghi nhận trong lịch sử phát triển của tỉnh Quảng Ninh khi thị xã Đông Triều chính thức lên thành phố.
Bắc Ninh công bố không còn hộ nghèo

Bắc Ninh công bố không còn hộ nghèo

Chiều ngày 31/10 đã diễn ra Hội nghị công bố tỉnh Bắc Ninh không còn hộ nghèo; phát động phong trào “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” trên địa bàn tỉnh.
Thái Nguyên mời gọi doanh nghiệp Singapore đầu tư lĩnh vực công nghệ cao

Thái Nguyên mời gọi doanh nghiệp Singapore đầu tư lĩnh vực công nghệ cao

Thái Nguyên mời gọi các doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp chế xuất, sản xuất của Singapore đến đầu tư, khai thác.
Vĩnh Phúc: Huỷ nổ thành công 2 quả bom tại huyện Sông Lô

Vĩnh Phúc: Huỷ nổ thành công 2 quả bom tại huyện Sông Lô

Ngày 31/10, lực lượng chức năng đã hủy nổ thành công 2 quả bom được phát hiện tại xã Bạch Lưu, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động