Quy định về tiền điện tử chính thức có hiệu lực từ 1/7

Việc hoàn thiện quy định pháp lý cho tiền điện tử góp phần ngăn ngừa, loại trừ các phương tiện thanh toán không hợp pháp do tổ chức không được phép phát hành.
Lừa đảo tiền điện tử tăng 40% trong một năm Giới chuyên gia hé lộ về giá Bitcoin năm 2024 Tiền ảo tăng chóng mặt, cấp thiết hoàn thiện khung pháp lý

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 52/2024/NĐ-CP (Nghị định số 52) quy định về thanh toán không dùng tiền mặt, thay thế Nghị định số 101/2012/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung). Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/7/2024.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, Nghị định số 52 là văn bản pháp lý quan trọng về lĩnh vực thanh toán không dùng tiền mặt, có ảnh hưởng rộng đến nhiều lĩnh vực, đối tượng, tổ chức, cá nhân liên quan; góp phần tạo lập khuôn khổ pháp lý cơ bản, vững chắc cho hoạt thanh toán không dùng tiền mặt, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, tạo thuận lợi cho chuyển đổi số ngành ngân hàng và phát triển các sản phẩm, dịch vụ thanh toán mới, tiện ích, an toàn với chi phí hợp lý.

Nghị định được bố cục theo Chương, Điều, khoản, điểm, bao gồm 7 Chương và 38 Điều trên cơ sở nguyên tắc phù hợp với Hiến pháp và pháp luật; phù hợp với các cam kết, thỏa thuận, điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia; bảo đảm tính khả thi, gắn với thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin để phát triển các sản phẩm, dịch vụ thanh toán an toàn, hiện đại; và kế thừa những nội dung còn phù hợp, phát huy hiệu lực, hiệu quả, khắc phục một số tồn tại, hạn chế tại Nghị định 101/2012/NĐ-CP. Trong đó, một số nội dung chính sách lớn đã được thể chế hoá bằng quy định cụ thể tại Nghị định số 52:

Thứ nhất, bổ sung quy định về tiền điện tử (e-money). Nghị định số 52 đã bổ sung một số quy định về tiền điện tử; trong đó, định nghĩa, làm rõ bản chất của tiền điện tử; quy định cụ thể các hình thức thể hiện của tiền điện tử được sử dụng trong hoạt động thanh toán bao gồm ví điện tử, thẻ trả trước; đối tượng cung ứng tiền điện tử bao gồm: Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung ứng dịch vụ ví điện tử và thẻ trả trước và tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cung ứng dịch vụ ví điện tử liên kết với tài khoản thanh toán của khách hàng mở tại ngân hàng.

Bitcoin
Nghị định số 52 đã bổ sung một số quy định về tiền điện tử

Theo Ngân hàng Nhà nước, việc hoàn thiện quy định pháp lý cho tiền điện tử tại Nghị định số 52 sẽ góp phần ngăn ngừa, loại trừ các phương tiện thanh toán không hợp pháp do các tổ chức không được phép phát hành, hỗ trợ các cơ quan có thẩm quyền trong việc ngăn ngừa, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền điện tử theo Đề án hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kèm theo Quyết định số 1255/QĐ-TTg ngày 21/8/2017.

Thứ hai, bổ sung quy định về thanh toán quốc tế. Nghị định số 52 đã bổ sung quy định để làm rõ khái niệm thanh toán quốc tế, hệ thống thanh toán quốc tế; vai trò quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước đối với thanh toán quốc tế; quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ từ nước ngoài vào Việt Nam và từ Việt Nam ra nước ngoài, thực hiện dịch vụ chuyển mạch tài chính quốc tế; quy định việc chấp thuận tham gia các hệ thống thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và điều kiện để được chấp thuận; quy định về việc các bên liên quan có trách nhiệm cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời và đáp ứng các yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật Việt Nam nhằm quản lý các luồng giao dịch xuyên biên giới.

“Quy định về thanh toán quốc tế tại Nghị định số 52 nhằm nâng cao vai trò quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước trong hoạt động thanh toán quốc tế và đẩy mạnh các mô hình hợp tác cung ứng dịch vụ thanh toán xuyên biên giới trong bối cảnh phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo cũng như hỗ trợ thanh toán đối với thương mại điện tử ngày càng gia tăng”, Ngân hàng Nhà nước khẳng định.

Thứ ba, sửa đổi, bổ sung quy định về mở và sử dụng tài khoản thanh toán. Trong quá trình theo dõi việc thực thi các quy định pháp luật về tài khoản thanh toán, Nghị định số 52 đã sửa đổi, bổ sung một số nội dung liên quan để phù hợp hơn với thực tiễn, như quy định về mở và sử dụng tài khoản thanh toán; ủy quyền sử dụng tài khoản thanh toán; phong tỏa tài khoản thanh toán; xử lý sau khi chấm dứt phong tỏa; các trường hợp đóng tài khoản thanh toán; xử lý số dư khi đóng tài khoản thanh toán...

VIB là ngân hàng đầu tiên áp dụng mở thẻ tín dụng từ ứng dụng VNeID
Nghị định số 52 cũng sửa đổi, bổ sung quy định về mở và sử dụng tài khoản thanh toán

Thứ tư, bổ sung quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng đối với doanh nghiệp cung ứng dịch vụ công ích. Cụ thể, Nghị định số 52 đã bổ sung quy định về dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng để phù hợp với quy định tại Luật các tổ chức tín dụng năm 2024 và Luật Đầu tư năm 2020; trong đó, quy định cụ thể phạm vi các chủ thể được cung ứng gồm ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô và doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích; quy định điều kiện và hồ sơ, quy trình, thủ tục để được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận, thu hồi văn bản về hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích.

Thứ năm, sửa đổi, bổ sung quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. Nghị định số 52 đã sửa đổi, bổ sung một số quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán để phù hợp nhu cầu thực tiễn cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức cung ứng dịch vụ, nâng cao hiệu quả vai trò quản lý nhà nước trong hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

Cụ thể, cắt giảm các dịch vụ trung gian thanh toán cấp phép (loại bỏ 1 dịch vụ là dịch vụ hỗ trợ chuyển tiền điện tử không thuộc phạm vi dịch vụ trung gian thanh toán); đồng thời cắt giảm thủ tục hành chính, rà soát các điều kiện kinh doanh; sửa đổi, bổ sung chi tiết và làm rõ các nội dung, quy trình, thủ tục, hồ sơ cấp, thu hồi, cấp lại Giấy phép làm căn cứ để quản lý và tổ chức triển khai; bổ sung các nguyên tắc làm cơ sở để Ngân hàng Nhà nước thực hiện giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép.

Thứ sáu, một số quy định khác: Nghị định số 52 đã bổ sung một số quy định về tổ chức, quản lý, vận hành và giám sát hệ thống thanh toán quốc gia và quy định về giám sát các hệ thống thanh toán quan trọng trong nền kinh tế; bổ sung rõ hơn chức năng giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và dịch vụ thanh toán; bổ sung một số quy định chuyển tiếp hướng dẫn chi tiết đối với các trường hợp ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính đã tham gia các hệ thống thanh toán quốc tế; các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được cấp phép dịch vụ hỗ trợ chuyển tiền điện tử trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành và việc doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng.

“Trước sự phát triển nhanh, mạnh mẽ của công nghệ thông tin, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ Tư, xu hướng hội nhập quốc tế và nhu cầu thực tiễn tại Việt Nam, việc Chính phủ ban hành Nghị định số 52 về thanh toán không dùng tiền mặt đảm bảo minh bạch, chặt chẽ, đúng pháp luật, giải quyết được những vướng mắc trong thực tiễn, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số và thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế; đồng thời đồng bộ, thống nhất với thời hạn có hiệu lực của Luật các tổ chức tín dụng năm 2024 đã được Quốc hội thông qua từ ngày 1/7/2024”, Ngân hàng Nhà nước khẳng định.

Ngân Thương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

MB bầu Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát nhiệm kỳ mới

MB bầu Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát nhiệm kỳ mới

Tại Đại hội đồng cổ đông nhiệm kỳ 2024 - 2029 được MB tổ chức vào sáng ngày 15/6, các thành viên HĐQT & Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2024 - 2029 của MB đã được bầu ra
Chứng khoán Rồng Việt huy động thành công 800 tỷ đồng từ trái  phiếu “ba không”

Chứng khoán Rồng Việt huy động thành công 800 tỷ đồng từ trái phiếu “ba không”

Theo Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, Công ty CP Chứng khoán Rồng Việt vừa chào bán thàn công lô trái phiếu VDSH2425002 với giá trị 800 tỷ đồng.
Chỉ còn 12% người tiêu dùng xem thanh toán không tiền mặt là trở ngại nhỏ

Chỉ còn 12% người tiêu dùng xem thanh toán không tiền mặt là trở ngại nhỏ

Chỉ còn 12% người tiêu dùng xem thanh toán không tiền mặt là trở ngại nhỏ, chứng tỏ hạ tầng thanh toán không tiền mặt luôn sẵn sàng, thuận tiện với người dùng.
Nhà đầu tư xả hàng, VN-Index mất hơn 21 điểm phiên cuối tuần

Nhà đầu tư xả hàng, VN-Index mất hơn 21 điểm phiên cuối tuần

Với sự rung lắc dữ dội của thị trường chứng khoán khiến VN-Index mất hơn 21 điểm và tiếp tục về dưới mốc 1.300 điểm sau hai phiên xác lập mốc điểm này.
Bảo mật vẫn là trở ngại chính trong thanh toán không tiền mặt

Bảo mật vẫn là trở ngại chính trong thanh toán không tiền mặt

Thanh toán không tiền mặt mang lại nhiều lợi ích song bảo mật, an toàn cho người dùng là một trở ngại khiến người dân chưa mạnh dạn sử dụng.

Tin cùng chuyên mục

Không để vàng ảnh hưởng đến chính sách kinh tế và tác động tâm lý xã hội

Không để vàng ảnh hưởng đến chính sách kinh tế và tác động tâm lý xã hội

Không chỉ giảm chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới, việc không để “vàng hóa” nền kinh tế cũng là nhiệm vụ trọng tâm Việt Nam cần thực hiện.
Thêm tiềm lực vốn lãi suất thấp, tín dụng kỳ vọng khởi sắc

Thêm tiềm lực vốn lãi suất thấp, tín dụng kỳ vọng khởi sắc

Bức tranh tăng trưởng tín dụng đã có nhiều gam màu sáng, dự báo có thể đạt mục tiêu tăng trưởng của năm nay.
Fintech tại Việt Nam phát triển chưa xứng với tiềm năng

Fintech tại Việt Nam phát triển chưa xứng với tiềm năng

Một trong những nguyên nhân khiến Fintech tại Việt Nam chưa phát triển xứng với tiềm năng là khung pháp lý về các công nghệ tài chính của Việt Nam vẫn sơ khai.
Cổ phiếu ngân hàng khởi sắc, VN-Index tăng 1,32 điểm

Cổ phiếu ngân hàng khởi sắc, VN-Index tăng 1,32 điểm

Nhóm cổ phiếu ngân hàng tăng mạnh cuối phiên hôm nay giúp VN-Index giữ được sắc xanh tăng 1,32 điểm (+0,10%) lên 1.301,51 điểm.
Techcombank dành nhiều ưu đãi cho khách hàng giao dịch mua bán ngoại tệ

Techcombank dành nhiều ưu đãi cho khách hàng giao dịch mua bán ngoại tệ

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) vừa triển khai các chương trình ưu đãi hấp dẫn dành cho tất cả các khách hàng giao dịch ngoại tệ tại Techcombank
Hoàn thiện pháp lý về thanh toán, chuyển tiền song phương Việt Nam - Lào

Hoàn thiện pháp lý về thanh toán, chuyển tiền song phương Việt Nam - Lào

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Thông tư số 04/2024/TT-NHNN hướng dẫn hoạt động thanh toán, chuyển tiền song phương Việt Nam - Lào.
Có thể “nghẽn mạng” khi thực hiện sinh trắc học trong thanh toán

Có thể “nghẽn mạng” khi thực hiện sinh trắc học trong thanh toán

Đây là một trong những lo ngại của các ngân hàng thương mại trong thời gian đầu thực hiện quy định mới xác thực sinh trắc học khi giao dịch chuyển tiền online
Tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2024 được dự đoán bao nhiêu?

Tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2024 được dự đoán bao nhiêu?

5,5 đến 6% là mức tăng trưởng GDP mà nhiều tổ chức kinh tế trong và ngoài dự báo Việt Nam Việt Nam sẽ đạt được trong năm 2024.
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu báo cáo về các giao dịch vàng lớn, đáng ngờ

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu báo cáo về các giao dịch vàng lớn, đáng ngờ

Thanh tra Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các đơn vị được phép kinh doanh vàng miếng báo cáo các giao dịch vàng lớn và đáng ngờ liên quan đến phòng, chống rửa tiền.
Fed giữ nguyên lãi suất tác động như thế nào đến nền kinh tế Việt Nam và khu vực Đông Nam Á?

Fed giữ nguyên lãi suất tác động như thế nào đến nền kinh tế Việt Nam và khu vực Đông Nam Á?

Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) giữ nguyên lãi suất ở mức cao nhất trong 23 năm, điều này tác động như thế nào đến nền kinh tế Việt Nam và khu vực Đông Nam Á?
Cổ phiếu công nghệ tăng tốc, VN-Index chính thức vượt mốc 1.300 điểm

Cổ phiếu công nghệ tăng tốc, VN-Index chính thức vượt mốc 1.300 điểm

VN-Index chính thức chinh phục mốc 1.300 điểm với sự hỗ trợ của nhóm cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán, bất động sản và nhiều nhóm ngành khác.
Chuyên gia nêu ba triển vọng tạo sức bật cho Tập đoàn PC1 trong năm nay

Chuyên gia nêu ba triển vọng tạo sức bật cho Tập đoàn PC1 trong năm nay

Nhà phân tích của ACBS có quan điểm tích cực đối với hoạt động kinh doanh của Tập đoàn PC1 năm 2024, dự báo các mảng kinh doanh chính sẽ đồng loạt tăng trưởng.
Không cần xếp hàng, người dân có thể mua vàng miếng SJC online từ hôm nay (12/6)

Không cần xếp hàng, người dân có thể mua vàng miếng SJC online từ hôm nay (12/6)

Từ hôm nay (12/6/2024), không cần phải xếp hàng, khách hàng của Vietcombank có thể đăng ký mua vàng miếng SJC trực tuyến trên website của ngân hàng này.
Tín dụng kỳ vọng tăng tốc từ cuối quý 2

Tín dụng kỳ vọng tăng tốc từ cuối quý 2

Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng,cung ứng vốn cho nền kinh tế, các ngân hàng không chỉ thiết kế gói vay với lãi suất hấp dẫn mà còn đơn giản hóa thủ tục nhanh gọn.
Khối ngoại bán ròng, VN-Index giảm 6,26 điểm

Khối ngoại bán ròng, VN-Index giảm 6,26 điểm

Trước động thái chốt lời của nhà đầu tư, sắc đỏ bao phủ hầu hết các nhóm ngành và VN-Index giảm 6,26 điểm, tương đương 0,49% xuống 1.284,41 điểm.
Ngày 11/6, giá vàng SJC cao hơn vàng nhẫn 2 triệu đồng, xử lý đối tượng thuê người xếp hàng mua vàng

Ngày 11/6, giá vàng SJC cao hơn vàng nhẫn 2 triệu đồng, xử lý đối tượng thuê người xếp hàng mua vàng

Ngày 11/6, Ngân hàng Nhà nước giữ nguyên giá bán vàng miếng SJC, đồng thời mời công an vào cuộc xử lý đối tượng thuê người xếp hàng mua vàng đầu cơ.
Hội đồng quản trị độc lập – Chìa khóa nâng hạng thị trường Việt Nam

Hội đồng quản trị độc lập – Chìa khóa nâng hạng thị trường Việt Nam

Hội đồng quản trị (HĐQT) độc lập đóng vai trò không thể thiếu trong việc nâng cao chất lượng quản trị của các công ty niêm yết.
Cổ phiếu vận tải biển khởi sắc, VN-Index tăng hơn 3 điểm

Cổ phiếu vận tải biển khởi sắc, VN-Index tăng hơn 3 điểm

Phiên giao dịch ngày 10/6, VN-Index trở lại mốc 1.290 điểm. Dòng tiền trong nước đổ mạnh vào nhóm vận tải biển trong khi khối ngoại bán ròng hơn 1.300 tỷ đồng.
Điểm danh những lợi thế của Việt Nam trong thu hút đầu tư nước ngoài

Điểm danh những lợi thế của Việt Nam trong thu hút đầu tư nước ngoài

Tăng trưởng kinh tế bền vững; chất lượng nhân lực được cải thiện; hội nhập kinh tế sâu rộng… là những lợi thế vượt trội của Việt Nam trong thu hút FDI.
Gói tín dụng 1.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi cho thành viên VBCI

Gói tín dụng 1.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi cho thành viên VBCI

Ngân hàng Eximbank cho biết, đơn vị này đã ký cam kết cung cấp gói tín dụng 1.000 tỷ đồng với lãi suất từ 5.25% cho các doanh nghiệp thành viên VBCI.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động